Tháp đèn duyên dáng với lồng bảo vệ sơn trắng cùng hàng lan can 360 độ được đỡ vững chắc bằng hàng con sơn sắt uốn cong mềm mại theo lối cổ điển.
Ảnh: Thanh Hòa
Tháp đèn cao chừng 10m tính từ mặt đất. Ảnh: Thanh Hòa
Từ bên trong nhìn lên vòm kính của ngọn hải đăng trông như vòm đài thiên văn đang mở rộng hướng lên bầu trời. Ảnh: Thanh Hòa
Phía trước ngọn đèn chính của hải đăng là vùng biển rộng và một phần sườn núi của bán đảo Sơn Trà. Ảnh: Thanh Hòa
Ngọn đèn chính được bảo vệ bằng một vòm sắt kiên cố sơn trắng có gắn lớp kính dày. Ảnh: Thanh Hòa
Ngoài đèn chính chiếu xa, ngọn hải đăng còn được trang bị thêm một đèn phụ chiếu gần để giúp các tàu thuyền đi gần bờ. Ảnh: Thanh Hòa
Tấm biển ghi một số thông tin bằng tiếng Pháp về trạm hải đăng nay vẫn còn gắn trên vòm đèn. Ảnh: Thanh Hòa
Bộ phận động cơ điều khiển chuyển động xoay của đèn được sản xuất tại Paris, Pháp. Ảnh: Thanh Hòa
Dù đã qua hơn 100 năm nhưng nhờ được bảo dưỡng tốt nên các bánh răng bằng đồng của giàn đèn vẫn còn trông như mới. Ảnh: Thanh Hòa
Đèn chính của hải đăng có thể chiếu xa tới 23 hải lí, tức khoảng hơn 40 cây số. Ảnh: Thanh Hòa
Lối nhỏ duy nhất dùng để lên xuống trong lòng tháp đèn. Ảnh: Thanh Hòa
Kĩ sư Nguyễn Văn Lượng, Trạm phó Trạm hải đăng Tiên Sa, cẩn thận lau chùi lồng kính của vòm đèn để đảm bảo độ chiếu sáng tốt nhất khi đèn vận hành.
Ảnh: Thanh Hòa
Con đường nhỏ và hàng rào dâm bụt đỏ gợi nhớ khung cảnh làng quê chạy men theo sườn núi dẫn lối xuống trạm hải đăng cổ Tiên Sa trên bán đảo Sơn Trà.
Ảnh: Thanh Hòa |