Từ những nghiên cứu chuyên sâu …
Có sở thích đặc biệt với ngành Y từ khi còn là một cô học sinh cấp 3 của một ngôi trường làng của huyện miền núi Yên Thế (Bắc Giang) nên khi thi đại học đỗ điểm cao được chọn đi học nước ngoài, GS.TS Lê Thị Hợp đã chọn học ngành y tại Đại học Y khoa Tashkent (Liên Xô cũ). Sau 1 năm dự bị và 6 năm học y tế dự phòng, năm 1979 bà tốt nghiệp và trở về nước làm việc tại Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương.
Những năm 1980, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam rất cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy, khi Viện Dinh Dưỡng quốc gia được thành lập (năm 1980), GS.TS Lê Thị Hợp là một trong số cán bộ đầu tiên về Viện làm việc, mong muốn dùng kiến thức được đào tạo từ nước ngoài để nghiên cứu tìm ra những giải pháp hiệu quả cải thiện vấn đề dinh dưỡng cho trẻ em Việt Nam.
Năm 1981, bà được phân công phụ trách nhóm điều tra thể lực, sau này là phụ trách tổ Dinh dưỡng bà mẹ trẻ em. Nhóm điều tra có nhiệm vụ theo dõi dọc nhóm trẻ em (>300) từ sơ sinh đến 3 năm đầu đời, sau đó tiếp tục theo dõi đến năm 17 tuổi để xác định được các giai đoạn có nguy cơ bị chậm phát triển và các yếu tố liên quan. Từ nghiên cứu đó để xây dựng các can thiệp ưu tiên, hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dưỡng và chiều cao trẻ em trong điều kiện của Việt nam lúc bấy giờ.
Các hướng nghiên cứu chính của bà lúc này tập trung vào các vấn đề như: Thực trạng các giai đoạn phát triển thể lực và gia tốc tăng trưởng về cân nặng và chiều cao của trẻ em Việt Nam, đề xuất các giải pháp can thiệp kịp thời và hiệu quả cải thiện tình trạng chậm phát triển chiều cao của trẻ; Nghiên cứu về thực trạng và giải pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em và bà mẹ theo tiếp cận chu kỳ vòng đời; Tình hình thiếu vi chất dinh dưỡng và các giải pháp can thiệp phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng...
Các kết quả nghiên cứu của bà và các đồng nghiệp ở Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã được ứng dụng vào Chương trình Mục tiêu phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở Việt Nam cũng như được chia sẻ kinh nghiệm phòng chống suy dinh dưỡng, đặc biệt là SDD thấp còi với các nước trong khu vực tại các Hội thảo, Hội nghị quốc tế. Chương trình mục tiêu cải thiện tình trạng dinh dưỡng (giảm SDD thấp còi, thiếu vi chất dinh dưỡng) của trẻ em và bà mẹ của Việt Nam đã được WHO, UNICEF và các tổ chức quốc tế đánh giá cao.
Những năm 1980, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam rất cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy, khi Viện Dinh Dưỡng quốc gia được thành lập (năm 1980), GS.TS Lê Thị Hợp là một trong số cán bộ đầu tiên về Viện làm việc, mong muốn dùng kiến thức được đào tạo từ nước ngoài để nghiên cứu tìm ra những giải pháp hiệu quả cải thiện vấn đề dinh dưỡng cho trẻ em Việt Nam.
GS.TS Lê Thị Hợp, một trong số những cán bộ đầu tiên làm việc tại Viện Dinh dưỡng Quốc Gia từ ngày đầu thành lập năm 1980. Ảnh Việt Cường GS.TS Lê Thị Hợp đã cùng đồng nghiệp đã tạo nên mạng lưới cán bộ dinh dưỡng, thực hiện mục tiêu của Chiến lược Quốc gia dinh dưỡng 2001- 2010. Ảnh: Tư liệu Trong lĩnh vực đào tạo và hợp tác quốc tế, GS.TS Lê Thị Hợp được mời tham gia giảng dạy cho nhiều khóa học về dinh dưỡng cộng đồng. Ảnh: Tư liệu GS.TS Lê Thị Hợp cùng các nữ trí thức tại một hoạt động của Hội nữ trí thức Việt Nam. Ảnh Việt Cường GS.TS Lê Thị Hợp trong Ngày vi chất dinh dưỡng năm 2011. Ảnh: Tư liệu |
Năm 1981, bà được phân công phụ trách nhóm điều tra thể lực, sau này là phụ trách tổ Dinh dưỡng bà mẹ trẻ em. Nhóm điều tra có nhiệm vụ theo dõi dọc nhóm trẻ em (>300) từ sơ sinh đến 3 năm đầu đời, sau đó tiếp tục theo dõi đến năm 17 tuổi để xác định được các giai đoạn có nguy cơ bị chậm phát triển và các yếu tố liên quan. Từ nghiên cứu đó để xây dựng các can thiệp ưu tiên, hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dưỡng và chiều cao trẻ em trong điều kiện của Việt nam lúc bấy giờ.
Các hướng nghiên cứu chính của bà lúc này tập trung vào các vấn đề như: Thực trạng các giai đoạn phát triển thể lực và gia tốc tăng trưởng về cân nặng và chiều cao của trẻ em Việt Nam, đề xuất các giải pháp can thiệp kịp thời và hiệu quả cải thiện tình trạng chậm phát triển chiều cao của trẻ; Nghiên cứu về thực trạng và giải pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em và bà mẹ theo tiếp cận chu kỳ vòng đời; Tình hình thiếu vi chất dinh dưỡng và các giải pháp can thiệp phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng...
Các kết quả nghiên cứu của bà và các đồng nghiệp ở Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã được ứng dụng vào Chương trình Mục tiêu phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở Việt Nam cũng như được chia sẻ kinh nghiệm phòng chống suy dinh dưỡng, đặc biệt là SDD thấp còi với các nước trong khu vực tại các Hội thảo, Hội nghị quốc tế. Chương trình mục tiêu cải thiện tình trạng dinh dưỡng (giảm SDD thấp còi, thiếu vi chất dinh dưỡng) của trẻ em và bà mẹ của Việt Nam đã được WHO, UNICEF và các tổ chức quốc tế đánh giá cao.
... đến xây dựng mạng lưới cán bộ dinh dưỡng
Thực tế những năm 1980, sau khi thành lập Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cán bộ làm về lĩnh vực dinh dưỡng rất thiếu và chưa được đào tạo bài bản. Là người được học chuyên sâu về lĩnh vực này, ngay từ ngày đó bà đã được phân công làm ở Trung tâm đào tạo của Viện. Bà đã tham gia đào tạo, tập huấn cán bộ từ cấp trung ương đến cấp tỉnh, huyện để triển khai Kế hoạch hành động Quốc gia về dinh dưỡng năm 1995 - 2000 và triển khai chương trình Phòng chống SDD trẻ em và bà mẹ trên toàn quốc.
Năm 2001, với cương vị là Giám đốc Trung tâm Đào tạo Dinh dưỡng và Thực phẩm của Viện, bà cùng đồng nghiệp xây dựng được kế hoạch đào tạo ngành dinh dưỡng, tạo được mạng lưới đào tạo cán bộ dinh dưỡng thông qua trường Đại học Y Hà Nội, Thái Nguyên, Cần Thơ, Đại học Nông nghiệp 1..., mở rộng mạng lưới đào tạo cán bộ dinh dưỡng để thực hiện mục tiêu của Chiến lược Quốc gia dinh dưỡng 2001- 2010 và tiếp theo là CLQGDD giai đoạn 2011 - 2020.
Tháng 5 năm 1994, Tổ chức các Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á (SEAMEO/TROMED) đã phối hợp cùng viện Dinh dưỡng với tổ chức các khóa đào tạo Cao học dinh dưỡng cộng đồng. Khóa học đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam từ tháng 9 - 12 năm 1996 với nhiều học viên các nước tham gia. GS.TS Lê Thị Hợp được cử làm điều phối viên và giảng cho Block (Tổ chức đánh giá tình trạng dinh dưỡng và lập kế hoạch can thiệp dinh dưỡng – Nutritional Assessment and Planing ZOOP).
Năm 2001, với cương vị là Giám đốc Trung tâm Đào tạo Dinh dưỡng và Thực phẩm của Viện, bà cùng đồng nghiệp xây dựng được kế hoạch đào tạo ngành dinh dưỡng, tạo được mạng lưới đào tạo cán bộ dinh dưỡng thông qua trường Đại học Y Hà Nội, Thái Nguyên, Cần Thơ, Đại học Nông nghiệp 1..., mở rộng mạng lưới đào tạo cán bộ dinh dưỡng để thực hiện mục tiêu của Chiến lược Quốc gia dinh dưỡng 2001- 2010 và tiếp theo là CLQGDD giai đoạn 2011 - 2020.
GS.TS. Lê Thị Hợp nhận danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2008. Ảnh: Tư liệu GS.TS Lê Thị Hợp là tác giả, đồng tác giả của 27 đầu sách phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và các dự án về dinh dưỡng. Ảnh: Tư liệu GS. TS Lê Thị Hợp cùng các đồng nghiệp tại một hội thảo quốc tế về dinh dưỡng. Ảnh: Tư liệu GS.TS Lê Thị Hợp cùng các đồng nghiệp tại một hội thảo quốc tế về dinh dưỡng. Ảnh: Tư liệu |
Tháng 5 năm 1994, Tổ chức các Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á (SEAMEO/TROMED) đã phối hợp cùng viện Dinh dưỡng với tổ chức các khóa đào tạo Cao học dinh dưỡng cộng đồng. Khóa học đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam từ tháng 9 - 12 năm 1996 với nhiều học viên các nước tham gia. GS.TS Lê Thị Hợp được cử làm điều phối viên và giảng cho Block (Tổ chức đánh giá tình trạng dinh dưỡng và lập kế hoạch can thiệp dinh dưỡng – Nutritional Assessment and Planing ZOOP).
Lớp học quốc tế này được đánh giá cao về mặt tổ chức và chất lượng giảng dạy. Sau thành công của khóa học này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng ý cho phép Viện Dinh dưỡng đào tạo Cao học Dinh dưỡng cộng đồng với sự phối hợp giữa Viện và trường Đại học Y Hà Nội.
GS.TS Lê Thị Hợp Bà cũng là người tham gia trực tiếp cùng Trung tâm đào tạo Dinh dưỡng và Thực phẩm của Viện Dinh dưỡng xây dựng và triển khai chương trình đào tạo Tiến sỹ Dinh dưỡng nhằm cung cấp nguồn giảng viên, cán bộ khoa học cho các trường Đại học Y và các tỉnh trên toàn quốc.
Trong lĩnh vực đào tạo với hợp tác quốc tế, bà cũng được mời tham gia giảng dạy và hướng dẫn cho học viên cao học của Trung tâm SEAMEO-TROPMED trong thời gian bà làm luận án tiến sĩ ở Indonesia. Bà còn được mời thỉnh giảng cho khóa Diploma quốc tế về dinh dưỡng cộng đồng của SEAMEO/TROPMED.
Trong suốt 33 năm công tác ở ngành Dinh dưỡng với các cương vị quản lý khác nhau, GS.TS Lê Thị Hợp luôn không ngừng cống hiến và có những nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề dinh dưỡng liên quan đến trẻ em và phụ nữ có thai một cách liên tục, có hệ thống, từ đó đưa ra các giải pháp hạ thấp suy dinh dưỡng ở trẻ em góp phần nâng cao tầm vóc người Việt Nam./.
GS.TS Lê Thị Hợp cùng tập thể nữ Khoa học của Viện Dinh dưỡng được vinh dự nhận “Giải thưởng Kovalevskaia” (năm 2009). Năm 2016, GS.TS Lê Thị Hợp được nhận Giải thưởng “Cống hiến trọn đời vì sức khỏe toàn cầu) do Hội Nhi khoa, Dinh dưỡng, Tiêu hóa, ghép tạng Thế giới trao tặng. Năm 2017, GS.TS Lê Thị Hợp nhận Giải thưởng “Đặng Văn Ngữ” của Bộ Y tế và Quà lưu niệm của Chủ Tịch nước trao cho các Viện Trưởng khối Y học dự phòng. |
Bài: Thảo Vy - Ảnh: Việt Cường & Tư liệu