Văn hóa

Gia Lai cất cánh

Nói tới Gia Lai là nói tới những cánh rừng cao su và cà phê bạt ngàn, là nói tới những công trình thủy điện như Ialy, Se San, An Khê, Ka Năk... Đây cũng chính là những chiếc cánh nâng miền đất Tây Nguyên này bay lên trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.


Mùa cà phê ra hoa ở xã
Biển Hồ -nbsp;T.P Pleiku.


Cây cao su - một nguồn
lợi lớn.


Hồ tiêu, loại cây trồng
có giá trị kinh tế cao.


Phân xưởng thức ăn cho
tôm ở Xí nghiệp tư doanh
dầu khí Đặng Phước,
khu CN Trà Đa.


Một loại hình du lịch
hấp dẫn.


Bốn tổ máy phát điện của nhà máy thủy điện Ialy.


Các kỹ sư người Nga -
Việt trên công trường
thủy điện Sê San 3.

Nói tới Gia Lai là nói tới những cánh rừng cao su và cà phê bạt ngàn, là nói tới những công trình thủy điện như Ialy, Sê San, An Khê, Ka Năk... Đây cũng chính là những "chiếc cánh" nâng miền đất Tây Nguyên này "bay" lên trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.

Tiềm năng và lời mời gọi
Trong xu hướng chung của cả nước, Gia Lai cũng đang "kêu gọi đầu tư", nhưng theo cách riêng của mình. Đó là quảng bá tiềm năng và những chính sách ưu đãi mà Gia Lai dành cho các nhà đầu tư.

Với vị trí địa lý nằm trên giao lộ của các tuyến quốc lộ quan trọng như: quốc lộ 19, quốc lộ 14, quốc lộ 25, cùng với sân bay Pleiku, Gia Lai có "thế mở" khá thuận lợi với các tỉnh duyên hải miền Trung, các tỉnh Đông Bắc Campuchia và hạ Lào, với các trung tâm kinh tế lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Qui Nhơn. Theo ông Nguyễn Vĩ Hà, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai thì: "Gia Lai có quỹ đất đai màu mỡ và vốn rừng còn khá lớn - 75 vạn ha rừng tự nhiên với trữ lượng gỗ khoảng 75 triệu m3 và đã hình thành trên diện tích 45 vạn ha những vùng sản xuất tập trung, có sản lượng hàng hoá lớn như: cao su, cà phê, ngô, điều, bông...". Ngoài ra, Gia Lai còn có trữ lượng khoáng sản lớn với các mỏ: đá vôi, đá granite, đá bazan đã và đang khai thác. Chỉ riêng trong sản xuất vật liệu xây dựng, với nguồn đá vôi tại chỗ, Gia Lai có thể xây dựng một nhà máy xi măng với công suất 200.000-300.000 tấn/năm để phục vụ một phần cho các tỉnh Bắc Tây Nguyên và các tỉnh Đông Bắc Campuchia. Khu công nghiệp Trà Đa với qui mô diện tích 109,30 ha ngày càng có nhiều doanh nghiệp đầu tư là bức tranh hứa hẹn nhiều tốt lành.

Nếu như cao su, cà phê là những nét đặc trưng thì điện năng là một trong những thế mạnh của Gia Lai với trữ năng về thủy điện khoảng 10,5 - 11 tỷ KWh, đứng thứ hai trong cả nước. Nói tới Gia Lai và Tây Nguyên, người dân Việt Nam nghĩ ngay tới nhà máy thủy điện Ialy. Ngày 27 tháng 4 năm 2002, toàn bộ nhà máy được hoàn thành, công suất 720MW, sản lượng điện hàng năm là 3,68 tỷ Kwh, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước, đồng thời cải thiện điều kiện kỹ thuật và nâng cao hiệu quả của lưới điện quốc gia. Ngoài các công trình thủy điện lớn trên sông Sê San, An Khê - Ka Năk, Gia Lai còn có khoảng 85 công trình thủy điện vừa và nhỏ có thể khai thác sử dụng có hiệu quả cao. Các công trình thủy điện nơi đây đã và đang làm thay đổi tích cực chất lượng cuộc sống của người dân Gia Lai. Mỗi một nhà máy mở ra là thêm những cơ sở hạ tầng như đường sá, trường học, trạm y tế... thêm cơ hội việc làm, thu nhập cho người dân địa phương.

Chúng tôi đã đến công trình thủy điện điện Sê San 3 với công suất thiết kế 273Mw đang được xây dựng. Một đồng nghiệp của chúng tôi thường trú tại Gia Lai cùng đi nói rằng, con đường đất đỏ vào công trình trước đây chật hẹp và bụi mù mịt, phải đi bộ tới cả ngày mới vào đến nơi. Vậy mà giờ đây, xe của chúng tôi đã có thể lướt êm trên con đường nhựa dài trên 30 km quanh những ngọn núi. Dòng sông huyền thoại Sê San giữa vùng núi hoang sơ chảy xiết và dữ dội giờ đã êm ả, hiền hoà bởi những mố đập của công trình. Toàn bộ hố móng công trình với hơn 2 triệu khối đất đá và các tuyến đường trong công trình đã hoàn thành. Ông Vũ Tuấn Hùng - Giám đốc điều hành dự án Sê San 3 cho biết: "Công việc chính của năm 2004 là đổ 42.000 mét khối bê tông và tiến hành lắp máy. Dự kiến cuối năm 2005, Sê San 3 sẽ phát điện tổ máy số 1, giữa năm 2006 phát điện tổ máy số 2 và ít tháng sau đó khánh thành nhà máy. Sê San 3 còn có chức năng điều tiết nguồn nước, ngăn lũ, tạo vi khí hậu, cung cấp nước cho nông nghiệp và nuôi thuỷ sản ở hồ.

Tiềm năng về du lịch của Gia Lai cũng khá đa dạng, bao gồm du lịch sinh thái gắn với địa hình miền núi còn mang đậm nét hoang sơ hùng vĩ; với nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc văn hóa của nhiều dân tộc: Giarai, Bana. Hiện du lịch vẫn chưa được khai thác tương xứng với tiềm năng. Đây cũng là lĩnh vực mà Gia Lai muốn mời gọi các nhà đầu tư đến với nhiều ưu đãi.


Gia Lai có tiềm năng lớn về du lịch.nbsp;

Tỉnh Gia Lai:
- Diện tích tự nhiên: 15.485 km2.
- Dân số: 1.047.000 người, gồm 11 dân tộc: dân tộc Kinh (56%), và các dân tộc ít người (44% - chủ yếu là Bana và Giarai).
- Vị trí địa lý: Gia Lai là tỉnh miền núi biên giới phía Bắc Tây Nguyên. Phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía Nam giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Tây giáp Campuchia, phía Đông giáp Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.
- Đơn vị hành chính: Thành phố Pleiku và 13 huyện.
- Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa Tây Nguyên với hai mùa trong năm: mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm: 22oC - 25oC.
- Tiềm năng: Khoáng sản: có nhiều khoáng sản, nổi bật nhất là vàng, nguồn vật liệu xây dựng, bô - xít và đá quý.
- Vật liệu xây dựng: đá granite, đá vôi, đá bazan, đất sét để làm gạch ngói, cát xây dựng. Năng lượng: trữ năng lý thuyết về thủy năng khoảng 10,5-11 tỷ Kw...
Đất: Quỹ đất rộng lớn để đầu tư xây dựng và trồng rừng, trồng cao su, cà phê...

Bài: Vương Mơ

Vương Mơ


Top