Khám phá

Đám cưới người Gia Rai

Có dân số đông nhất ở Tây Nguyên và tập trung sinh sống chủ yếu ở tỉnh Gia Lai, người Gia Rai là dân tộc theo truyền thống mẫu hệ. Người con gái dân tộc Gia Rai chủ động trong hôn nhân từ lựa chọn người mình yêu cho đến việc nhà gái là địa điểm thực hiện nghi thức hôn lễ.
Người con gái Gia Rai khi đến tuổi trưởng thành thường nhắm cho mình một chàng trai để yêu thương. Qua ông mối, cô gái sẽ gửi một chiếc vòng tay để trao lời tỏ tình. Nếu không ưng, chàng trai chỉ xem vòng một lúc rồi trả lại cho ông mối. Khi cô gái vẫn tiếp tục đeo đuổi, cô lại nhờ ông mối đến gặp để trao vòng cho chàng trai hai, ba lần đến khi không còn hy vọng nữa mới thôi. Nếu ưng thuận, người con trai sẽ nhận vòng. Lúc ấy ông mối sẽ là người chứng giám và cũng là người dặn dò đôi bạn trẻ những công việc phải làm trong lễ cưới.

Để chuẩn bị cho đám cưới, nhà gái phải sắm đầy đủ rượu cần, đồ lễ, đồ ăn theo phong tục truyền thống. Vào ngày tốt lành, nhà trai qua nhà gái làm lễ thành hôn. Cô dâu sẽ thay mặt nhà gái tặng một món đồ vật là quần áo cho nhà trai thể hiện sự biết ơn với công sinh thành. 



Theo truyền thống mẫu hệ, người con gái Gia Rai chủ động từ lựa chọn người mình yêu, chủ động trong hôn nhân.


Nhà trai chuẩn bị sang nhà gái làm lễ cưới.


Nhà trai dẫn đầu là ông mối sẽ qua nhà gái làm lễ cưới trong ngày thành hôn.


Ché rượu cần là lễ vật chuẩn bị không thể thiếu trong đám cưới của người Gia Rai.


Lễ cưới được tổ chức tại nhà gái, mọi nghi lễ truyền thống trong ngày cưới đều quanh ché rượu cần.


Nghi thức rửa tay trong lễ cưới người Gia Rai nhằm rửa sạch bụi trần để cô dâu bước sang một trang mới trong cuộc đời.


Cô dâu bên gùi lễ vật được nhà gái chuẩn bị trước để tặng cho nhà trai nhằm cảm ơn công sinh thành, nuôi dưỡng chú rể.


Cô dâu Gia Rai trao vòng tay bằng đồng biểu tượng của sự thủy chung cho chú rể.


Đôi vợ chồng trẻ đứng cạnh nhau và mời rượu những người đã đến chung vui hạnh phúc với hai họ.


Mọi người cùng hòa chung điệu múa trong tiếng chiêng trống rộn rã mừng hạnh phúc.

Khi tất cả quây quần bên ché rượu, mọi người sẽ lắng nghe Già làng làm lễ khấn Giàng. Thông thường trong lời khấn bắt đầu là báo tin đôi trai gái lấy nhau và cầu mong các vị thần về chứng giám, phù hộ. Hai họ cùng khấn cầu chúc cho đôi bạn trẻ sẽ có cuộc sống gắn bó thật hạnh phúc. Tiếp đến, các nghi thức trang trọng trong lễ thành hôn sẽ được tiến hành. Trong thời khắc ấy, ông mối cho đôi trai gái vít cần trong ché rượu để cùng uống. Tiếp đến, đôi bạn trẻ sẽ trao cho nhau đôi vòng tay bằng đồng thể hiện sự cam kết thủy chung. Trong ánh mắt trìu mến của hai họ, Già làng sẽ làm lễ rửa tay rửa sạch những bụi trần gian cho cô dâu và chú dể. Tiếp đến ông trao cơm cho đôi vợ chồng ăn để mọi người cùng chứng kiến bữa cơm chung đầu tiên của họ. Từ lúc này đôi bạn trẻ chính thức là vợ chồng.

Những nghi lễ trang nghiêm của hôn lễ người Gia Rai đã xong giờ là lúc hai họ cùng chung vui trong ngày trọng đại. Tất cả mọi người cùng đứng lên tham gia nhảy múa ca, hát ca. Đôi vợ chồng trẻ sẽ đứng lên cùng hòa mình vào đám đông. Họ đứng cạnh nhau, cùng mời rượu, thịt cho mọi người trong buôn làng trong tiếng chiêng trống rộn rã mừng hạnh phúc./.

Thực hiện : Việt Cường – Khánh Long

Nam Xuân Lạc, vẻ đẹp của lịch sử, tài nguyên và thiên nhiên

Nam Xuân Lạc, vẻ đẹp của lịch sử, tài nguyên và thiên nhiên

Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc rộng hơn 4.100 ha, nằm ở vị trí cao hơn 800 mét so với mực nước biển, trải dài trên địa bàn các xã Đồng Lạc, Xuân Lạc, Bản Thi, Yên Thịnh thuộc huyện Chợ Đồn, có khí hậu quanh năm mát mẻ, thiên nhiên hùng vĩ cùng những dấu ấn lịch sử, văn hoá đặc sắc đang là tiền đề để tỉnh Bắc Kạn phát triển du lịch.

Top