Nghệ thuật

Câu chuyện “Rừng hoang” của Andrew Nguyễn

“Rừng hoang” là triển lãm cá nhân của nghệ sĩ Tuấn Andrew Nguyễn gắn với một câu chuyện đương đại được xây dựng trên những đức tin - tín ngưỡng suy tàn và ham muốn thảm thương của loài người dẫn đến cách đối xử với một số loài động vật, và gây ra những hệ quả không tài nào có thể cứu vãn. Triển lãm đang diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại The Factory, quận 2, Tp. Hồ Chí Minh.
Nghệ sĩ Andrew Nguyễn chia sẻ, anh quan tâm đến niềm tin của con người với sức ảnh hưởng tới xã hội. Ở đây, “Rừng hoang” bắt nguồn từ ý tưởng khi Andrew Nguyễn suy nghĩ đến sự ảnh hưởng của người Việt đến thế giới động vật qua sự tin tưởng “phi khoa học” là sừng tê giác có thể trị ung thư, dẫn đến hành động bao nhiêu năm qua là đã tìm nhiều cách để săn bắt, tiêu diệt tê giác. Và chúng ta đã phải đối mặt với một thực tế là loài tê giác Java (tê giác một sừng) đã bị tuyệt chủng tại Việt Nam (sau tuyên bố của Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) và Tổ chức Bảo tồn Tê giác Thế giới (IRF) vào cuối năm 2011 - PV). Đó thực sự là một “hệ quả không tài nào có thể cứu vãn”!
     
Từ ý tưởng này, nghệ sĩ Andrew 
Nguyễn cho biết: “Tôi nghĩ đến niềm tin, mối quan hệ giữa con người và động vật từ cách ăn mặc đến suy nghĩ, lối sống của con người đều gắn với một số loài động vật. Ví dụ như áo có in hình động vật, thể hiện sự gần gũi, coi động vật là người bạn của mình. Đặc biệt, với người Việt vốn có truyền thống văn hóa lâu đời, các loài động vật còn theo suốt tiến trình lịch sử của dân tộc qua các truyền thuyết, các sự kiện lịch sử…”.


Khách tham quan không gian triển lãm “Rừng hoang” của nghệ sĩ Tuấn Andrew Nguyễn. Ảnh: Nguyễn Vũ Thành Đạt


“Rừng hoang” gắn với một câu chuyện đương đại được xây dựng trên những đức tin - tín ngưỡng suy tàn
và ham muốn thảm thương của loài người. Ảnh: Nguyễn Luân


Con người tiêu diệt một số loài động vật vì “đức tin” của mình, gây ra những hệ quả không tài nào có thể cứu vãn.
Ảnh: Nguyễn Luân


Triển lãm “Rừng hoang” là không gian nghệ thuật sắp đặt của nghệ sĩ 
Tuấn Andrew Nguyễn. Ảnh: Nguyễn Luân


Nghệ sĩ Tuấn Andrew Nguyễn suy nghĩ đến niềm tin, mối quan hệ giữa con người và động vật. Ảnh: Nguyễn Luân


Triển lãm “Rừng hoang” diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại The Factory, quận 2, Tp. Hồ Chí Minh. Ảnh: Nguyễn Luân
     
Bắt đầu với truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ để giải thích người Việt thuộc dòng giống Tiên Rồng. Rồng là con vật từ trí tưởng tượng của loài người, kết hợp loại đại bàng, sư tử và cá, đại diện cho 3 giống vật sống trên trời, mặt đất và dưới nước. Rồi câu chuyện Hai Bà Trưng cưỡi voi đánh giặc, quân Tây Sơn sử dụng voi để chiến đấu đánh đuổi quân Thanh trận Ngọc Hồi - Đống Đa mùa xuân Kỷ Dậu 1789… - thì voi lại trở thành người bạn chiến đấu dũng cảm, cùng nhân dân chống giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi. Hay con rùa còn được nhân dân tôn thành một vị thần khi tặng An Dương Vương chiếc móng làm nỏ thần; rồi nhiều thế kỷ sau đó còn cho vua Lê Lợi mượn kiếm đánh giặc…
     
Tất cả đều là những minh chứng sinh động cho mối quan hệ đặc biệt giữa con người và động vật. Tuy vậy, sừng tê giác, gạc hươu, vảy tê tê, mai rùa lại là một vài ví dụ của những nguyên liệu được coi là “thần dược”’ trong thực hành đông y. Bất chấp việc khoa học đã chứng minh rằng các bộ phận trên chỉ là giả dược (không có công dụng trị liệu), những kẻ săn bắt trái phép vẫn tiếp tục truy lùng, giết hại dẫn đến hệ quả đau lòng như đã kể trên.
     
Những kẻ trục lợi từ “đức tin” của những người thâm căn cố đế đặt cả mạng sống của mình vào khả năng chữa bệnh của “thần dược” từ những con vật đáng thương kia. Trở lại với không gian “Rừng hoang”, với đa dạng chất liệu - từ phim, điêu khắc, tới nhiếp ảnh - khu rừng của Tuấn Andrew 
Nguyễn là một quang cảnh siêu nhiên, được cấu thành từ những sinh thể bị nhào nặn biến hoá, vô tri vô giác, nửa sống nửa chết, gợi cho ta liên tưởng tới tượng đài hay tô-tem biểu trưng cho những loài vật (sắp sửa) bị băm vằm mổ xẻ.
     
Chị Minh Hằng ở quận Phú Nhuận chia sẻ: “Tôi cảm nhận một sự tàn phá khốc liệt mà con người đã gây ra cho thế giới động vật. Thật đáng thương cho số phận những con vật bị tuyệt chủng qua góc nhìn sáng tạo của nghệ sĩ... Thế giới cần lên án những kẻ phá hoại và chung tay bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ động vật hoang dã"./.


Một số tác phẩm trong triển lãm “Rừng hoang”:


Tác phẩm “Chim không cần chuồng”. Ảnh: Nguyễn Luân


Tác phẩm “Giả nai”. Ảnh: Nguyễn Luân


Tác phẩm “Quái vật phong thủy”. Ảnh: Nguyễn Luân


Tác phẩm “Lời cầu nguyện của vết nứt”. Ảnh: Nguyễn Luân


Tác phẩm “Luật rừng”. Ảnh: Nguyễn Luân


Tác phẩm “Chuỗi bình yên cho xương và da tê tê”. Ảnh: Nguyễn Luân



Một cảnh trong phim "Rừng hoang" được chiếu tại Triển lãm.


Những loài động vật xuất hiện trong phim "Rừng hoang".


Tác phẩm “Cái sống đang chết 4”. Ảnh: Nguyễn Luân


Tác phẩm “Linh hồn cụ Rùa”. Ảnh: Nguyễn Luân


Tác phẩm “Linh hồn tê giác”. Ảnh: Nguyễn Luân


Tác phẩm “Sừng tê giác”. Ảnh: Nguyễn Luân

Bài: Nguyễn Vũ Thành Đạt - Ảnh: Nguyễn Luân
 

Những trang sử bằng hình sắc – Hòa quyện nghệ thuật và ký ức lịch sử

“Những trang sử bằng hình sắc” – Hòa quyện nghệ thuật và ký ức lịch sử

Sáng 19/12/2024 tại Trung tâm Thông tin Văn hóa Hồ Gươm (số 2 Lê Thái Tổ, Hà Nội), triển lãm nghệ thuật “Những trang sử bằng hình sắc” chính thức khai mạc thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng yêu nghệ thuật và những người muốn tìm lại ký ức lịch sử hào hùng.

Top