Nghệ thuật

Frontline Collection và hình ảnh phụ nữ Việt của một thời hoa lửa

Không chỉ đi vào thơ ca như những bản hùng ca bất hủ, hình ảnh những cô gái tiền phương mở đường, tải đạn, trực tiếp cầm súng còn là nguồn cảm hứng bất tận cho các danh họa Việt Nam trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc. Đây cũng là cảm hứng để họa sĩ Nguyễn Thị Ngọc Huyền bỏ ra 50 năm sưu tầm hơn 1000 bức tranh về chủ đề này.
Và để tri ân những người phụ nữ đã đi qua hai cuộc chiến, cũng như những họa sĩ đã khắc họa nên những hình bóng này, họa sĩ Nguyễn Thị Ngọc Huyền mới đây đã giới thiệu bộ sưu tập Frontline Collection với chủ đề “Chân dung phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội.

Đây là thành quả hơn nửa thế kỷ của vợ chồng họa sĩ Nguyễn Thị Ngọc Huyền và những người bạn khi họ đã bền bỉ sưu tầm tới hơn 1000 bức tranh gốc bao gồm cả những tác phẩm của các danh họa thuộc thế hệ đầu của trường mỹ thuật Đông Dương đầu thế kỷ trước.



Họa sĩ Dương Ánh đang kể cho khách tham quan về thời điểm thực hiện bức kí họa của mình.


Cô Lê Tú Cẩm người đã tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cũng đến tới dự cuộc triển lãm.


Khách tham quan chụp hình cùng các họa sĩ trong triển lãm.

Đây cũng là lần đầu tiên nhà sưu tầm Nguyễn Thị Ngọc Huyền tổ chức triển lãm bộ sưu tập tại Việt Nam với hy vọng tạo tiền đề tiến tới giới thiệu đến bạn bè quốc tế tại các quốc gia của “nghệ thuật” như Italia, Australia…

Tại triển lãm v
ới chủ đề “Chân dung phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh” này, 57 bức tranh của 27 họa sĩ tên tuổi Trần Văn Cẩn, Phan Kế An, Huỳnh Văn Thuận, Nguyễn Tư Nghiêm, Huỳnh Phương Đông… đã được chắt lọc từ để giới thiệu đến đông đảo công chúng thủ đô.

Do đa số những tác phẩm được vẽ trải dài trong giai đoạn 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, phần lớn bị cũ và phai mầu nên nhà sưu tầm Nguyễn Thị Ngọc Huyền đã mô phỏng thành những phiên bản in trên chất liệu toan với khổ lớn.

Điều đặc biệt cũng như là động lực thôi thúc nhà sưu tầm Nguyễn Thị Ngọc Huyền tổ chức triển lãm lần này chính là hình ảnh những người phụ nữ tuy mong manh nhưng cũng thật kiên cường khi họ ở ranh giới giữa sự sống và cái chết. Hơn nữa, sự khốc liệt của cuộc chiến cũng không làm mất đi vẻ rạng ngời, nhẹ nhàng và đầy nữ tính của những cô gái mặc áo lính.

“Triển lãm này là một trong những kế hoạch tôi đã đặt ra lâu, bởi tôi không chỉ muốn  dành sự tự hào về những người phụ nữ Việt Nam đã kiên cường và bất khuất, hy sinh quên mình vì hòa bình quê hương đất nước, mà còn thể hiện sự tri ân tới những họa sĩ thế hệ trước về văn hóa mỹ thuật.”, họa sĩ  Nguyễn Thị Ngọc Huyền chia sẻ.



Tác phẩm của họa sĩ Trịnh Phòng kí họa một nữ du kích tại sông Hồng năm 1953.



Tác phẩm của cố họa sĩ Huỳnh Phương Đông kí họa nữ du kích tại Bến Tre năm 1965.



Tác phẩm của cố họa sĩ Nguyễn Thanh Châu kí họa tại Sầm Sơn năm 1966.



Tác phẩm kí họa của cố họa sĩ Nguyễn Thanh Châu tại Sầm Sơn năm 1966.



Tác phẩm kí họa của họa sĩ Dương Ánh năm 1966.



Tác phẩm của họa sĩ Minh Phương kí họa chân dung một cô gái trong “Đội quân tóc dài” năm 1967.



Tác phẩm kí họa của họa sĩ Trinh Kim Vinh về người phụ nữ Việt Nam trong thời chiến những năm 1968.



Tác phẩm kí họa của cố họa sĩ Nguyễn Thanh Châu năm 1970.



Tác phẩm của họa sĩ Võ Xương kí họa những hình ảnh tập luyện của các nữ dân quân miền Nam năm 1973.



Tác phẩm của họa sĩ Võ Xương kí họa hình ảnh người phụ nữ làm nhiệm vụ công tác hậu cần trong thời chiến.


Tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Thanh Minh kí họa các nữ dân quân đang tập bắn.


Tác phẩm của họa sĩ Đinh Trọng Khang kí họa người phụ nữ Việt Nam đứng gác tại chòi quan sát.


Tác phẩm của họa sĩ Võ Xương kí họa hình ảnh người phụ nữ đang lau súng.


Tác phẩm của họa sĩ Trinh Kim Vinh kí họa hình ảnh nữ du kích gác biển.


Tác phẩm của cố họa sĩ Huy Toàn kí họa chị Trần Thị Én bên những hố bom B52 tại Vĩnh Linh.


Tác phẩm của cố họa sĩ Huỳnh Phương Đông kí họa sự anh dũng, lòng can đảm của chị Cam Lịch khi đứng trước đạn bom.


Tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Đức Dụ kí họa cảnh sinh hoạt của người phụ nữ Việt Nam trong thời chiến tranh.
 
Bài: Ngân Hà - Ảnh: Khánh Long


Top