Phóng sự chuyên đề

Đồng Nai - Điểm sáng Nông thôn mới của Việt Nam

Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010-2020, Đồng Nai đã hoàn thành nhiệm vụ trước hạn vào năm 2019 với 100% số xã và huyện đạt các tiêu chuẩn NTM, và được xem là điểm sáng trong phong trào xây dựng NTM Việt Nam. Xây dựng Đồng Nai phát triển toàn diện là mục tiêu của Đảng bộ tỉnh xuyên suốt những nhiệm kỳ qua và cũng là định hướng chính cho giai đoạn tới. Do đó, tuy là tỉnh công nghiệp, cơ cấu ngành nông nghiệp chỉ chiếm tỉ trọng chưa tới 6% nhưng Đồng Nai luôn đặt nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở vị trí chiến lược trong phát triển.
Trên những vùng chuyên canh nông nghiệp chất lượng cao

Chúng tôi đến thăm một số vùng nông thôn thuộc các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa của Đồng Nai sau khi tỉnh này vừa được được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2019. Xe chúng tôi chạy bon
Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Đồng Nai đã có 133/133 xã (100%) đạt chuẩn nông thôn mới, về trước 2 năm so với mục tiêu ban đầu tỉnh xác định.
bon trên các tuyến đường nông thôn rộng rãi, được trải nhựa bằng phẳng lì. Hai bên đường vào các xã Tân Bình, Tân Triều của huyện Vĩnh Cửu là dọc dài hai hàng hoa hoàng yến đang trổ bông vàng ruộm như tô điểm cho bức tranh đầy sức sống của vùng nông thôn mới.

Đi qua nhiều vùng cây ăn trái chuyên canh, theo quy mô lớn đã trở thành thương hiệu nổi tiếng đặc trưng của địa phương như: Bưởi Tân Triều, quýt, xoài Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, sầu riêng Cẩm Mỹ, Long Khánh, Tân Phú... mới thấy được nền nông nghiệp của Đồng Nai đã phát triển hướng bền vững.







Tỉnh Đồng Nai có lợi thế về thổ nhưỡng và khí hậu để quy hoạch những vùng trái cây chất lượng cao như: ca cao, quýt, chôm chôm. Ảnh: Nguyễn Luân, Thông Hải


Công nhân thu hoạch thanh long tại HTX Thanh Long Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc.
Đây địa phương có diện tích thanh long sản xuất tập trung lớn nhất tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Nguyễn Luân


Năm 2019, xoài Đồng Nai đã có lô đầu tiên xuất khẩu thành công vào thị trường Hoa Kỳ. Ảnh: Nguyễn Luân


Bưởi của HTX  Tân Triều được trồng theo phương pháp hữu cơ, an toàn, đã tạo nên thương hiệu nổi tiếng xa gần. Ảnh: Nguyễn Luân


Nuôi trồng thủy sản chất lượng cao trên sông Đồng Nai. Ảnh: Thông Hải


Nuôi gà thảo mộc là mô hình chăn nuôi kiểu mới không sử dụng kháng sinh, giúp cho thịt gà có hương vị thơm ngon
đang được người dân huyện Định Quán nhân rộng mô hình. Ảnh: Thông Hải


Mô hình trồng nấm linh chi đỏ ở xã Đông Hòa (huyện Trảng Bom) hiện có quá trình sản xuất thực hiện
theo chuỗi khép kín từ phối giống đến nuôi trồng, chế biến. Ảnh: Nguyễn Luân

Chúng tôi ghé vào tham quan vườn bưởi 02ha của anh Ngô Văn Sơn (ấp Vĩnh Hiệp, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu) đang trong giai đoạn cho trái. Ngoài trồng bưởi da xanh, bưởi lá cam thì anh Sơn còn tạo hình vài trăm trái bưởi với các kiểu
Hiện toàn tỉnh có trên 573 hécta cây trồng sản xuất đạt chuẩn GAP; 210 hécta ca cao được chứng nhận UTZ (chương trình chứng nhận toàn cầu về canh tác bền vững), 282 hécta cà phê 4C (chứng nhận sản xuất an toàn toàn cầu). Các vùng sản xuất xoài, chôm chôm của huyện Định Quán, Xuân Lộc và TP.Long Khánh đã được cấp 8 mã vùng trồng với tổng diện tích trên 92 hécta gồm: trên 70 hécta xuất khẩu đi Úc; gần 22 hécta chôm chôm xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
(Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn
tỉnh Đồng Nai)
dáng hồ lô, thỏi vàng, khắc chữ tài lộc.. nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng. Anh Sơn cho biết: “Bưởi tạo hình độc lạ mang lại giá trị cao trong dịp Tết, giá dao động tầm 800 – 1 triệu đồng/trái. Với 1ha trồng bưởi một vụ tôi thu hoạch khoảng 750 triệu, trừ chi phí công cán tất cả vẫn còn dư hơn phân nửa”.

Anh Sơn cũng cho biết thêm, ngày xưa nơi đây là vùng đất trồng mía nhưng thu nhập không cao, từ năm 2008 anh chuyển sang trồng bưởi. Sau đó tham gia làm thành viên của HTX bưởi Tân Triều, anh được ứng dựng khoa học vào sản xuất như hệ thống tưới nước tiết kiệm, hệ thống hầm phân hữu cơ. Hiện nay HTX Tân Triều có 20 ha trồng buổi của 45 thành viên. Thương hiệu bưởi Tân Triều đã được chứng nhận VietGAP, được bán tại nhiều siêu thị trong cả nước.

Trong công cuộc xây dựng Nông thôn mới, Đông Nai chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, đặc biệt hướng sản xuất an toàn, xây dựng được thương hiệu nông sản bằng uy tín chất lượng, từ đó nâng cao đời sống nông dân. Hiện nay, có rất nhiều mô hình làm nông nghiệp sạch, bền vững thu lợi nhuận cao ở các vùng nông thôn vùng sâu vùng xa của tỉnh Đồng Nai.

Diện mạo mới cho nông thôn Đồng Nai

Ngày nay, những ai đến với Đồng Nai, đặc biệt đi qua những vùng nông thôn sẽ không khỏi ngỡ ngàng bởi bộ mặt nông thôn nơi đây đã “thay da, đổi thịt” hoàn toàn, mang một sức sống mới.

Hệ thống giao thông nông thôn đã phát triển về số lượng và nâng cấp về chất lượng, góp phần tích cực tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư về các khu vực nông thôn, đem lại diện mạo mới cho vùng nông thôn.  Tỉnh đã xây dựng nâng cấp và cải tạo hơn 4.000 km đường. 133/133 xã có đường nhựa bê tông tuyến UBND xã tới UBND huyện. Tỷ lệ đường trục xã liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa theo chuẩn cấp kỹ thuật của bộ Giao thông vận tải đạt 100%, tăng 72% so với 2011.



Nhà máy thủy điện hồ Trị An thuộc huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai góp phần rất lớn trong việc hòa lưới điện quốc gia
cùng với các nhà máy khác và còn đảm bảo nước cho sinh hoạt, nông nghiệp, đẩy mặn và điều tiết lũ. Ảnh: Nguyễn Luân


Công viên Suối Mơ (xã Trà Cổ, huyện Tân Phú) là một trong những điểm du lịch mới thu hút bạn trẻ yêu thích khám phá. Ảnh: Thông Hải


Sinh viên Trường đại học Lạc Hồng (Đồng Nai) vừa tiếp tục bảo vệ thành công ngôi vô địch
tại cuộc thi xe tiết kiệm nhiên liệu châu Á - Shell Eco Marathon Asia 2019 tổ chức tại Malaysia. Ảnh: Thông Hải


Khu công nghiệp Long Khánh ở Đồng Nai thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ảnh: VNP


Các em học sinh Trường mầm non ở Biên Hòa trong giờ sinh hoạt ngoại khóa. Ảnh: Thông Hải


Một tiết học nhóm tại trường Mẫu giáo Hoa Hồng, Hố Nai, Trảng Bom. Ảnh: Nguyễn Luân


Giờ học thể dục của các em học sinh trường Mẫu giáo Hoa Hồng (huyện Trảng Bom). Ảnh: Nguyễn Luân


Trường Mãu giáo Hoa Hồng (Trảng Bom) được đầu tư xây dựng hiện đại, đảm bảo dạy học cho hơn 600 học sinh trong vùng. Ảnh: Nguyễn Luân


Phòng khám đa khoa khu vực Xuân Hưng (huyện Xuân Lộc) được trang bị cơ sở vật chất khang trang, hiện đại. Ảnh: Nguyễn Luân

Chúng tôi tới thăm xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc mới thấy đời sống vật chất và tinh thần của hơn 2.200 đồng bào Chăm ở đây được nâng cao rõ rệt. Ông Abdohamit, Trưởng ban giao cả Thánh đường Hồi giáo làng Chăm cho biết, những ngôi trường dành riêng cho con em đồng bào Chăm cũng được xây dựng khang trang giữa làng tạo điều kiện thuận lợi cho con em đồng bào trong việc học tập. Ngôi thánh đường là sự góp sức của chính quyền địa phương, người dân và các mạnh thường quân khánh thành vào năm 2006 đã trở thành một trung tâm sinh hoạt tâm linh quan trọng của đồng bào Chăm.

Từ đầu năm 2020 đến nay, tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu của Đồng Nai vẫn đạt được nhiều thành tích tốt. Trong đó, tỉnh vẫn giữ vững quan điểm không chỉ chạy theo số lượng mà phải ngày càng được nâng về chất, các tiêu chí NTM nâng cao phải tiếp tục được nâng lên, công nghiệp các vùng NTM phát triển.
Tỉnh Đồng Nai cũng đẩy mạnh và phát huy vai trò của đồng bào công giáo tại địa phương trong hỗ trợ góp sức xây dựng nông thôn mới. Điển hình như trường mẫu giáo Hoa Hồng – xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom được đánh giá là trường đạt chuẩn về nhiều mặt do nhà nước và nhân dân cùng góp công của xây dựng. Theo sơ Lê Thị Mộng Tuyền, Hiểu trưởng của trường cho biết, trường có 39 giáo viên và thu hút khoảng 600 cháu theo học, và được xem là một địa chỉ giáo dục tin cậy của phụ huynh ở địa phương.

Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2019 đạt gần 52 triệu đồng/người/năm, tăng gần gấp 3 lần so với năm 2010, giá trị sản phẩm trên 01 ha đất nông lâm, thủy sản đạt gần 229 triệu đồng/ha, tăng gấp 2,3 lần so với năm 2010.

Với những kết quả đáng khích lệ mà tỉnh Đồng Nai đạt được, tỉnh tiếp tục đặt ra các mục tiêu tiến tới thực hiện nông thôn mới nâng cao. Trong đó, chú trọng đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững gắn với công nghiệp chế biến, dịch vụ, du lịch nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập người dân; song song đó là công tác bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan môi trường nông thôn xanh – sạch – đẹp, hiện đại./.

 
Bài: Sơn Nghĩa - Ảnh: Nguyễn Luân - Thông Hải

Khám phá văn hóa Mường ở Hòa Bình

Khám phá văn hóa Mường ở Hòa Bình

Cách thành phố Hà Nội chừng 70km về phía Tây Nam, tỉnh Hòa Bình được biết đến là “miền đất sử thi”, nơi sinh sống tập trung của đồng bào dân tộc Mường. Trải qua nhiều thế hệ, đồng bào Mường nơi đây đã tạo dựng nên một kho tàng văn hóa phong phú, đặc sắc, góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Top