Tiêu điểm

Cơ hội mở rộng hợp tác Việt Nam - EU từ EVFTA và EVIPA

Hai hiệp định giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) cùng được ký kết vào ngày 30-6-2019 tại Hà Nội sẽ mang lại lại nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam trở thành một trong những trung tâm hoạt động thương mại và đầu tư của EU tại Đông Nam Á.
Cụ thể, ngay khi EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. Như vậy, có thể nói gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn.

Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho Việt Nam trong các hiệp định FTA đã được ký kết. Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi hiện nay, mới chỉ có khoảng 42% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU được hưởng mức thuế 0% theo Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), trong khi  EU liên tục là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam hiện nay.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Bộ Môi trường kinh doanh, Thương mại và doanh nghiệp Romania, Đại diện Hội đồng EU Stefan-Radu Oprea và bà Cecilia Malmetrom, Cao uỷ Thương mại EU sang Việt Nam dự Lễ ký Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam (IPA) giữa Việt Nam
và Liên minh Châu Âu. Ảnh: Thống Nhất –TTXVN


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Cao ủy Liên minh châu Âu phụ trách thương mại Cecilia Malmström, Bộ trưởng Phụ trách kinh doanh, thương mại và doanh nghiệp của Romania Stefan-Radu Oprea đến dự Lễ ký các Hiệp định. Ảnh: Lâm Khánh – TTXVN


Lễ ký Hiệp định EVFTA và EVIPA diễn ra với sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: TTXVN


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu chụp ảnh chung. Ảnh: Thống Nhất –TTXVN


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Môi trường kinh doanh, Thương mại và doanh nghiệp Romania, Đại diện Hội đồng EU Stefan-Radu Oprea và bà Cecilia Malmetrom, Cao uỷ Thương mại EU xem trưng bày ảnh của TTXVN. Ảnh: Thống Nhất - TTXVN


Họp báo quốc tế về Hiệp định EVFTA và EVIPA. Ảnh: Lâm Khánh - TTXVN

Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế (chiếm 64,5% kim ngạch nhập khẩu). Tiếp đó, sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ EU được Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu. Sau 10 năm, mức xóa bỏ thuế quan là khoảng 98,3% số dòng thuế (chiếm 99,8% kim ngạch nhập khẩu). Đối với khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của EU, ta áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu dài hơn 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan theo cam kết WTO. Những cam kết xóa bỏ thuế quan của Việt Nam cho EU sẽ giúp người tiêu dùng Việt Nam dễ dàng tiếp cận với nguồn cung sản phẩn và dịch vụ chất lượng cao từ EU như dược phẩm, chăm sóc sức khỏe, xây dựng hạ tầng và giao thông công công…

Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030, so với không có hiệp định. Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu từ EU cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn xuất khẩu, cụ thể là khoảng 15,28% vào năm 2020; 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030.

Bên cạnh đó, do EVFTA là hiệp định rất toàn diện, trải rộng từ hàng hoá, đầu tư, mua sắm chính phủ, phòng vệ thương mại, sở hữu trí tuệ… Việt Nam sẽ có điều kiện để tiếp tục hoàn thiện nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đặc biệt là có điều kiện hình thành chuỗi giá trị mới.

Ngoài những lợi ích về kinh tế, các hiệp định cũng sẽ thúc đẩy việc tăng cường tôn trọng quyền con người, quyền của người lao động và bảo vệ môi trường.


Dây chuyền chế biến sản phẩm tôm đông lạnh xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú Hậu Giang. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN


Công ty TNHH May Tiến Thuận, thành phố Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận chuyên gia công quần áo xuất khẩu sang thị trường châu Âu,
tạo việc làm cho hơn 1.800 lao động. Ảnh: Trần Việt - TTXVN


Hiệp định Thương mại Tự do EVFTA sẽ là cơ hội lớn cho cho ngành da giày của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU. Ảnh: TTXVN


Dự báo sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU tăng cao sau khi ký Hiệp định Thương mại Tự do EVFTA. Ảnh: TTXVN


Xuất khẩu cá tra của Việt Nam chủ yếu là các thị trường Hoa Kỳ, EU, Mexico, Brazil, Colombia và khối ASEAN. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN


Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco) liên doanh lắp ráp mẫu xe đa dụng châu Âu Peugeot Traveller tại tỉnh Quảng Nam. Ảnh: TTXVN


Chế biến sản phẩm xúc xích sử dụng công nghệ thanh trùng hiện đại của Châu Âu tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam, chi nhánh Hà Nội.
Ảnh: Danh Lam – TTXVN


Dây chuyền chế biến xoài xuất khẩu của Công ty Cổ phần Nafoods miền Nam. Ảnh: Danh Lam – TTXVN

“Một ý nghĩa rất quan trọng khác của hai hiệp định là kỳ vọng của EU về Việt Nam đã tăng lên. Việc ký hiệp định cho thấy Việt Nam cam kết thực hiện những tiêu chuẩn cao của thế giới trong hoạt động thương mại, đầu tư, sử dụng nhân lực, môi trường, và phát triển bền vững.”.
TS Chu Hoàng Long, giảng viên cao cấp tại Trường Chính sách công Crawford, Đại học quốc gia Australia (ANU).
Còn về EVIPA, hiệp định này bao gồm các quy định hiện đại về bảo hộ đầu tư cho phép việc thực thi và triển khai thông qua Hệ thống mới tòa án về đầu tư, đồng thời vẫn đảm bảo các chính phủ cả 2 phía có quyền điều tiết các lợi ích của công dân. EVIPA sẽ thay thế các hiệp định đầu tư song phương mà 21 nước thành viên EU đã ký với Việt Nam, để triển khai một khung pháp lý mới đảm bảo ngăn ngừa xung đột về lợi ích cũng như tăng cường minh bạch.

Cụ thể, EVIPA sẽ giúp bảo vệ nhà đầu tư, từ đó tăng đầu tư của EU vào Việt Nam. Những cam kết dành đối xử công bằng, bình đẳng, bảo hộ an toàn và đầy đủ cho các khoản đầu tư và nhà đầu tư của nhau trong Hiệp định EVIPA sẽ góp phần tích cực vào việc xây dựng môi trường pháp lý và đầu tư minh bạch, từ đó Việt Nam sẽ thu hút nhiều hơn nhà đầu tư đến từ EU và các nước khác. Điều này hứa hẹn đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm hoạt động thương mại và đầu tư của EU tại Đông Nam Á./.

Bài: VNP Tổng hợp - Ảnh: TTXVN

Quan hệ Việt Nam - Australia nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện

Quan hệ Việt Nam - Australia nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện

Sau hơn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Australia đã xây dựng mối quan hệ vững chắc và toàn diện trên cơ sở tin cậy chiến lược và hiểu biết lẫn nhau. Nhân chuyến thăm chính thức Australia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong tháng 3 vừa qua theo lời mời của Thủ tướng Australia Anthony Albanese, hai bên đã công bố nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược toàn diện.

Top