Tiềm năng địa phương

Về miền Gạo thơm Bối Khê

Là một trong những mô hình đầu tiên phát triển chuỗi giá trị lúa gạo, với sản phẩm Gạo thơm Bối Khê đạt tiêu chuẩn OCOP của thành phố Hà Nội, HTX Tam Hưng (xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai) hiện đang tiếp tục phát triển chuỗi lúa gạo theo hướng bền vững, phát huy lợi thế vùng trồng lúa chất lượng cao trọng điểm của thành phố Hà Nội.
Tiên phong sản xuất lúa hàng hoá

Xã Tam Hưng nằm ở phía Bắc của huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Là xã thuần nông, nên sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 70% trong cơ cấu kinh tế.

Nhận thấy lợi thế là vùng trồng lúa trọng điểm của thành phố, xã Tam Hưng đã tiến hành dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng tập trung vào trồng cây lúa theo hướng sản xuất hàng hóa. Từ đó, giá trị kinh tế trong sản xuất nông nghiệp có những chuyển biến rõ rệt.

Theo ông Đỗ Văn Kiên, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Tam Hưng, từ năm 2012, địa phương đã được chọn tham gia Chương trình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao của thành phố Hà Nội. Vùng trồng lúa chất lượng cao của xã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) công nhận nhãn hiệu tập thể.



HTX Tam Hưng tiếp tục triển khai thực hiện mô hình trồng lúa chất lượng cao với giống lúa Bắc thơm số 7 trên diện tích 400ha.


Năm 2017, sản phẩm Gạo thơm Bối Khê được Viện sở hữu trí tuệ Quốc tế bình chọn đạt Top 100 sản phẩm thương hiệu nhãn hiệu nổi tiếng.


Việc chuyển đổi sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao đã cho năng suất gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa theo phương pháp truyền thống.


Bình quân giá trị sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao đạt từ 150 đến 180 triệu đồng/ha/năm.


Hệ thống máy móc, trang thiết bị gồm máy xay xát, lọc sạn, đánh bóng... của HTX Tam Hưng.


Gạo thơm Bối Khê được xay xát, bảo quản và đóng gói theo quy trình khép kín.


HTX Tam Hưng cũng được cấp giấy chứng nhận là cơ sở đủ điều kiện sản xuất lúa an toàn thực phẩm.

Sau khi thực hiện việc tổ chức lại bộ máy hoạt động theo luật HTX năm 2012, HTX Tam Hưng bắt đầu triển khai theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động, HTX đã xây dựng các đề án dịch vụ như: dịch vụ thủy lợi nội đồng, bảo vệ sản xuất, dịch vụ bảo vệ thực vật, giống vật tư, dịch vụ làm đất, dịch vụ thu hoạch,… Đặc biệt, HTX đã đưa ra dịch vụ mới đó là bao tiêu sản phẩm cho các thành viên HTX.

Đến năm 2018, HTX Tam Hưng tiếp tục triển khai thực hiện mô hình trồng lúa chất lượng cao với giống lúa Bắc thơm số 7 trên diện tích 400ha. Đồng thời, HTX đã mạnh dạn đưa giống lúa nếp cái hoa vàng triển khai trồng trên diện tích gần 250ha.

Theo thống kê, năng suất lúa Bắc thơm số 7 của xã đạt bình quân từ 58 - 60 tạ/ha, còn nếp cái hoa vàng đạt từ 50 - 52 tạ/ha.

Cũng theo ông Đỗ Văn Kiên, nhằm tiếp tục duy trì, phát triển bền vững chuỗi lúa gạo, năm 2020, xã Tam Hưng đã đẩy mạnh phát triển vùng trồng lúa chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP chiếm từ 30 - 50% diện tích đất nông nghiệp của xã. Hiện nay, diện tích lúa hàng hóa chất lượng cao chiếm khoảng 90% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã.

Xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ

Năm 2019, chuỗi lúa gạo của Hợp tác xã Nông nghiệp Tam Hưng được Liên minh Hợp tác xã thành phố Hà Nội lựa chọn hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh gắn với chuỗi giá trị. Cụ thể, HTX đã liên kết với Công ty CP Giống cây trồng T.Ư triển khai gieo cấy 50ha lúa Đài thơm 8 và 30ha lúa Bắc hương 9.

Tiếp đó, HTX liên kết với Công ty cổ phần Gạo Bảo Minh trong việc tiêu thụ sản phẩm. Công ty đã đặt hàng HTX gieo cấy 20ha bằng giống lúa Tám hương sen (nhóm Japonica) và 30ha lúa theo tiêu chuẩn VietGAP.

Ngoài ra, HTX đã liên kết với một số doanh nghiệp như: Công ty TNHH Đông Sơn, Công ty Thái Sơn, Công ty Trần Kim, Công ty Nicotex,…  để tiêu thụ ổn định sản phẩm lúa gạo cho các thành viên trong HTX. Theo đó, hợp tác xã được hỗ trợ về máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất và chế biến như hệ thống xay xát lúa gạo liên hoàn, lọc tạp chất, cân đóng bao bì tự động, máy hút chân không; bộ nhận diện thương hiệu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, chế biến...



Năm 2014, HTX đã xây dựng nhãn hiệu tập thể Gạo thơm Bối Khê.


Từ năm 2016, xã Tam Hưng kết hợp với Trung tâm xúc tiến Thương mại thành phố Hà Nội xây dựng mô hình sản xuất lúa theo quy trình Vietgap
đối với sản phẩm Gạo thơm Bối Khê trên diện tích 25 ha, năng suất đạt từ 11-12 tấn/ha/năm.


Sản phẩm Gạo thơm Bối Khê được trưng bày và giới thiệu tại Hợp tác xã Kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp Tam Hưng (huyện Thanh Oai).


Từ năm 2016, xã Tam Hưng kết hợp với Trung tâm xúc tiến Thương mại thành phố Hà Nội xây dựng mô hình sản xuất lúa theo quy trình Vietgap
đối với sản phẩm Gạo thơm Bối Khê trên diện tích 25 ha, năng suất đạt từ 11-12 tấn/ha/năm.

Năm 2014, HTX đã xây dựng nhãn hiệu tập thể “Gạo thơm Bối Khê”. Từ năm 2016, xã Tam Hưng kết hợp với Trung tâm xúc tiến Thương mại thành phố Hà Nội xây dựng mô hình sản xuất lúa theo quy trình Vietgap đối với sản phẩm Gạo thơm Bối Khê trên diện tích 25 ha, năng suất đạt từ 11-12 tấn/ha/năm.

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết: “Chuỗi lúa gạo của xã Tam Hưng đang phát triển đúng định hướng của ngành Nông nghiệp Hà Nội”.
Năm 2017, sản phẩm Gạo thơm Bối Khê được Viện sở hữu trí tuệ Quốc tế bình chọn đạt Top 100 sản phẩm thương hiệu nhãn hiệu nổi tiếng và được Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam chứng nhận thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam.

HTX Tam Hưng cũng được cấp giấy chứng nhận là cơ sở đủ điều kiện sản xuất lúa an toàn thực phẩm.

Theo ông Đỗ Văn Kiên, việc chuyển đổi sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao đã cho năng suất gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa theo phương pháp truyền thống. Bình quân giá trị sản xuất đạt từ 150 đến 180 triệu đồng/ha/năm.

Diện tích lúa hàng hóa được nhân rộng đã giúp tăng thu nhập bình quân đầu người đạt 39 triệu đồng/người/năm. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng này đã tạo chuyển biến mới trong sản xuất nông nghiệp, đưa diện mạo xã Tam Hưng ngày một khởi sắc./.


Bài: Thảo Vy - Ảnh: Khánh Long


Top