Phóng sự chuyên đề

Tp. Hồ Chí Minh: Đô thị hiện đại và thông minh

Sau 45 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Tp. Hồ Chí Minh từ một đô thị bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh đã chuyển mình trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu của quốc gia và khu vực ASEAN. Cùng với việc bùng nổ dân số với khoảng 13 triệu người, việc phát triển và trở thành một thành phố thông minh, hiện đại nhằm phục vụ nhu cầu tốt nhất của người dân chính là mục tiêu mà Thành phố đang quyết tâm xây dựng.
Trải qua 45 năm xây dựng và kiết thiết, Sài Gòn – Tp. Hồ Chí Minh hôm nay đã khoác lên mình một diện mạo đô thị trẻ trung, hiện đại nhưng vẫn giữ gìn hài hòa những giá trị văn hóa và lịch sử. Nhiều tòa cao ốc hiện đại sừng sững mọc lên, trước đây là tòa nhà Bitexco kỳ vỹ ngay trung tâm Quận 1 hay tòa nhà Landmark tạo hình bó tre cao 461m tại quận Bình Thạnh là biểu tượng mới về kinh tế của Thành phố hiện nay. Nhưng Sài Gòn vẫn còn đó những địa chỉ như Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Trung tâm hay Nhà hát Thành phố cổ kính trầm mặc sừng sững theo thời gian.

Cùng với những tòa cao ốc, nhiều đại lộ thênh thang như Nguyễn Văn Linh, Xa lộ Hà Nội, Võ Văn Kiệt, Phạm Văn Đồng nằm ở các cửa ngõ Thành phố cũng hình thành để kịp đáp ứng sự gia tăng của mật độ giao thông đô thị. Ngoài ra, các tuyến xe bus đường sông đã đưa vào hoạt động hay hệ thống tuyến tàu điện Metro số 1 đang gấp rút hoàn thành đáp ứng nhu cầu giao thông hiện đại của Thành phố.


Tp. Hồ Chí Minh lung linh về đêm nhìn từ sông Sài Gòn. Ảnh: Giang Sơn Đông


Dinh Độc Lập được ví như “trái tim” của Tp. Hồ Chí Minh, trực thuộc Văn phòng Chính phủ, nơi tổ chức đón khách trong nước và quốc tế tham quan; đồng thời
là nơi đón tiếp các đoàn khách cấp cao của Đảng và Nhà nước ở phía Nam Tổ quốc, nơi tổ chức các cuộc hội thảo quốc tế và trong nước. Ảnh: Giang Sơn Đông 


 Hệ thống thư viện trong khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Ảnh: Tư liệu Phú Mỹ Hưng


 Vietnam Motorshow, một trong các sự kiện uy tín thường xuyên được tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh thu hút các thương hiệu xe nổi tiếng thế giới. Ảnh: Nguyễn Luân


 Khu đô thị Phú Mỹ Hưng có hơn 2000 camera giám sát lắp đặt tại các tuyến đường chính, góp phần giữ gìn an ninh trong khu vực. Ảnh: Thông Hải   


Khu đô thị Phú Mỹ Hưng có môi trường sống trong lành, gần gũi với thiên nhiên. Ảnh: 
Tư liệu Phú Mỹ Hưng

TP.HCM là nơi thu hút nhân tài, là nơi tinh hoa hội tụ, điểm đến để học tập, đầu tư và định cư của người nước ngoài. Điều này vừa chính là cơ hội nhưng cũng là thách thức của Thành phố về mặt quy hoạch đô thị, sao cho vừa theo kịp tốc độ bùng nổ dân số vừa hướng đến một đô thị thông minh, hiện đại nhằm phục vụ tốt nhất đời sống người dân.

Tòa nhà Landmark hoàn thiện vào năm 2018, cao 461m với 81 tầng, là tòa nhà cao nhất Việt Nam và thuộc top 20 tòa tháp cao nhất thế giới hiện nay.
Đặc biệt, Thành phố đã có nhiều chính sách mở cửa, khuyến khích và tạo điều kiện để thu hút các nhà đầu tư chung tay phát triển mảng đô thị thông minh. Theo đó các dự án đô thị này được quy hoạch phù hợp với định hướng phát triển bền vững, góp phần đáp ứng nhu cầu đời sống chất lượng cao, an toàn, hiện đại của người dân Thành phố, tô vẽ thêm những họa tiết tinh tế góp phần làm lung linh thêm cho “Hòn ngọc Viễn Đông” vốn dĩ đã rất năng động và phát triển.

Ngược dòng lịch sử quay về 27 năm trước, khu vực Nam Sài Gòn gồm Quận 7, huyện Nhà Bè hầu như được bao phủ bởi địa hình kênh rạch chằn chịt, tình trạng ngập nước bao phủ, hiếm người sinh sống. Vậy mà một nhóm nhà đầu tư và kỹ sư trẻ lúc đó đã táo bạo vẽ lên ý tưởng xây dựng một khu đô thị hiện đại được bao bọc bởi những dòng kênh rạch tự nhiên có sẵn.

Được sự ủng hộ và tạo điều kiện của chính quyền lúc bấy giờ trong công cuộc phát triển thành phố về phía biển Đông, Khu đô thị Phú Mỹ Hưng có diện tích 443ha từng bước hoàn thiện, mang một hình hài hiện đại, thu hút gần 40.000 công dân đa quốc gia sinh sống tại đây.

Chị Hoàng Mai cùng với gia đình của mình sống trong khu Reverside Residence - được xem là khu trung tâm của khu đô thị Phú Mỹ Hưng gần 10 năm qua, cho biết, mọi sinh hoạt và làm việc ở Phú Mỹ Hưng đều rất an toàn và tiện lợi, vì các cơ sở học tập, giải trí, nơi làm việc, trung tâm thương mại, sân thể thao, hồ bơi, phòng gym được thiết kế tiện lợi cho người dân.


 
 Hệ thống hồ bơi phục vụ dân cư  sinh sống tại Phú Mỹ Hưng. Ảnh: Tư liệu Phú Mỹ Hưng


Phú Mỹ Hưng có nhiều trường học quốc tế chất lượng cao. Ảnh: 
Tư liệu Phú Mỹ Hưng


 Không gian sống nhiều mảng xanh  mang lại điểm vui chơi thoải mái cho trẻ em tại Khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Ảnh: 
Tư liệu Phú Mỹ Hưng


 Khu đô thị Phú Mỹ Hưng có sân gold  để cư dân luyện tập thể thao.  Ảnh: 
Tư liệu Phú Mỹ Hưng


 Nhiều gia đình Việt chọn Phú Mỹ Hưng làm nơi định cư bởi nơi đây có nhiều tiện ích cho cuộc sống. Ảnh: Thông Hải
     

Còn với ông Ha JiWon, một người dân Hàn Quốc đã sống ở Phú Mỹ Hưng từ năm 2007 đến nay tại khu Hưng Gia, nơi có cộng đồng người Hàn sinh sống nhiều nhất thành phố thì cảm nhận: “Tôi đã không thể phân biệt rõ ràng đâu là Việt Nam và đâu là Hàn Quốc nữa rồi, vì môi trường sống ở đây rất trong lành, an toàn. Bạn bè, hàng xóm người Việt Nam thì thân thiện và nhiệt tình, mang lại cảm giác cực kỳ thoải mái cho tôi”.

Nối tiếp theo Phú Mỹ Hưng, nhiều dự án khu đô thị mới quy mô từ 200ha trở lên nằm ở những vị trí đắc địa của Thành phố nối nhau hình thành, như: Diamond Island, Vinhomes Central Park, Sala, Nam Rạch Chiếc, Thủ Thiêm, Lakeview City… đều là những khu đô thị hiện đại, đẳng cấp.
Hơn thế, Phú Mỹ Hưng rất chú trọng xây dựng cảnh quan và mảng xanh đô thị. Hiện nay, Phú Mỹ Hưng là đô thị có tỷ lệ phủ xanh cao nhất tại Tp. Hồ Chí Minh với mật độ cây xanh bình quân 8,9m2 trên đầu người. Khu đô thị không tập trung nhiều vào việc xây dựng khu nhà ở khi tòa nhà cao nhất trong khu đô thị chỉ cao 29 tầng, mật đô xây dựng toàn khu chỉ chiếm 26.5% trong tổng số quỹ đất, số còn lại phục vụ cho các công trình xã hội, công viên cây xanh.

Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp quốc tế lớn đã chọn Phú Mỹ Hưng làm nơi đặt trụ sở kinh doanh như: Manulife, Starbucks, Crescent Mall… góp phần mang nhu cầu việc làm chất lượng và nguồn lợi kinh tế cho địa phương. Phú Mỹ Hưng còn là nơi tập trung nhiều trường học quốc tế danh tiếng như RMIT, SSIS, Renaissance, Đinh Thiện Lý, Đài Bắc, Hàn Quốc… đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của cộng đồng nước ngoài đang sinh sống tại Tp. Hồ Chí Minh.



 Nhịp sống về đêm ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Ảnh: Tư liệu Phú Mỹ Hưng


 Robins - khu mua sắm chất lượng cao tại Phú Mỹ Hưng.Ảnh: Thông Hải


 Đại học Fulbright có chất lượng đào tạo tốt tọa lạc tại Phú Mỹ Hưng. Ảnh Nguyễn Luân


 Khu đô thị Phú Mỹ Hưng đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của người dânnhư: mua sắm, tiêu dùng và vui chơi giải trí. Ảnh: Thông Hải

Trung tâm Hội nghị & Triển lãm SECC rộng 40.000m2 đi vào hoạt động từ năm 2008 đáp ứng tối đa nhu cầu xúc tiến thương mai, giải trí trong nước và quốc tế với quy mô lớn và liên tục. Ngoài ra, các hoạt động văn hóa truyền thống như hội Hoa xuân Phú Mỹ Hưng, Lễ hội Ánh Sáng, chương trình đi bộ từ thiên Lawrence S.Ting, chạy bộ từ thiện Terry Fox được Phú Mỹ Hưng tổ chức thường xuyên góp phần mang lại sắc màu văn hóa cộng đồng đa dạng, ý nghĩa./.

Trong năm 2019, TP.HCM đã đóng góp 23% GDP và 27% thu ngân sách cả nước; Tăng trưởng kinh tế đạt chỉ tiêu đề ra 8,32%/năm; Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt hơn 1,347 triệu tỷ đồng; đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) thu hút được 8 tỷ USD; Ngành du lịch đón trên 8,6 triệu lượt khách quốc tế, doanh thu đạt trên 140 nghìn tỷ đồng, tăng 10,15% so với năm 2018.
(Cục Thống kê TP.HCM).

Bài: Sơn Nghĩa 
Ảnh: Nguyễn Luân, Thông Hải, Giang Sơn Đông & Tư liệu Phú Mỹ Hưng

(Ảnh chụp trước ngày 1/4/2020)
 

Thủ đô Hà Nội - thành phố di sản của Việt Nam

Thủ đô Hà Nội - thành phố di sản của Việt Nam

Với lịch sử hơn 1.000 năm, Hà Nội là thủ đô văn hiến, thành phố di sản, thành phố vì hòa bình. Nơi đây có hệ thống di sản văn hóa vô cùng phong phú và đặc sắc được hình thành, bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử. Hà Nội hiện dẫn đầu cả nước về số lượng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể với hàng nghìn di tích, lễ hội, làng nghề, trong đó có nhiều di sản đã được UNESCO công nhận.

Top