Asean

Việt Nam khẳng định vị thế trong Cộng đồng ASEAN

Việt Nam đã chính thức tiếp quản vai trò Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2020 trong buổi lễ chuyển giao được tổ chức tối 4/11 sau lễ bế mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 35 tại Thái Lan. Đây là cơ hội để Việt Nam khẳng định vai trò và vị thế của mình, đồng thời thể hiện trách nhiệm của một thành viên tích cực trong Cộng đồng ASEAN.
Đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam đảm nhiệm chức Chủ tịch ASEAN. Năm 2010, khi giữ cương vị này lần thứ nhất, Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn với những hành động và chương trình thiết thực, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ASEAN và hòa bình, ổn định, thịnh vượng chung của khu vực. Đây sẽ là cơ sở vững chắc để Việt Nam tự tin đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020.
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 và các Cấp cao liên quan, với sự tham dự của Lãnh đạo 10 nước ASEAN, các Đối tác của ASEAN (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Hoa Kỳ, Liên bang Nga) và Tổng Thư ký Liên hợp quốc .


Việt Nam đã chọn chủ đề “ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng” cho Năm Chủ tịch 2020, với trọng tâm phát huy sức mạnh nội lực của hiệp hội thông qua sự đoàn kết, liên kết với nhau, trong đó có gắn kết về kinh tế, về xây dựng cộng đồng cũng như sự gắn kết của mỗi quốc gia với cộng đồng trong sự phát triển lấy con người làm trung tâm. Thông qua vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam sẽ thể hiện được khả năng dẫn dắt và điều phối, để tất cả các nước thành viên có thể nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức, hướng tới xây dựng cộng đồng bền vững.

Với mục tiêu đó, Việt Nam đã xây dựng và đưa ra 5 định hướng ưu tiên cho Năm Chủ tịch ASEAN 2020. Một là tăng cường thực hiện vai trò và đóng góp của ASEAN vào công cuộc duy trì môi trường hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực. Hai là thúc đẩy liên kết, kết nối khu vực, nâng cao khả năng thích ứng và tận dụng các cơ hội của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư. Ba là, thúc đẩy ý thức cộng đồng và bản sắc ASEAN nhằm tạo dựng các giá trị chung của ASEAN. Bốn là đẩy mạnh quan hệ đối tác vì hòa bình và phát triển bền vững với các nước trên thế giới. Năm là nâng cao năng lực thích ứng và hiệu quả của ASEAN thể hiện qua cải cách thể chế, tăng cường hiệu quả hoạt động của bộ máy ASEAN…

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân dự chiêu đãi chào mừng Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35
và các hội nghị liên quan do Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha và Phu nhân chủ trì. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN


Trình chiếu video giới thiệu về Việt Nam tại lễ bàn giao chức Chủ tịch ASEAN năm 2020 cho Việt Nam. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 và tiếp nhận vai trò Chủ tịch ASEAN của Việt Nam năm 2020.
Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận búa Chủ tịch ASEAN từ Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Cấp cao ASEAN – Hoa Kỳ lần thứ 7. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) lần thứ 22. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ 11. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Cấp cao ASEAN – Ấn Độ lần thứ 16. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN



 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Cấp cao Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) lần thứ 3.
Ảnh: Thống Nhất – TTXVN


Thái Lan, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Cấp cao ASEAN – Nhật Bản lần thứ 22. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 14. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN

Năm Chủ tịch ASEAN 2020 được xem là sự kiện đa phương lớn nhất của Việt Nam, trong bối cảnh ASEAN đi được nửa chặng đường triển khai các kế hoạch hiện thực hóa Tầm nhìn ASEAN 2025. Năm 2020 có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tiến độ và những thành tựu giữa kỳ, qua đó quyết định những bước đi tiếp theo để thực hiện thành công mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2025.

Cũng trong năm 2020, Việt Nam sẽ đảm nhận vị trí ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Đây là những hoạt động ngoại giao quan trọng để Việt Nam thể hiện vị thế, uy tín, cũng như năng lực trên trường quốc tế.Việt Nam sẽ đóng góp không chỉ tiếng nói của mình, mà còn đại diện cho cả Cộng đồng ASEAN ở một diễn đàn quan trọng và tầm cỡ như Liên hợp quốc.Rất nhiều quốc gia trên thế giới bày tỏ tin tưởng và trông đợi Việt Nam sẽ phát huy năng lực và thể hiện trách nhiệm của mình trong hai cương vị này.



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp song phương Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp song phương Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp ông Robert Charles O'Brien, Cố vấn an ninh quốc gia, Đặc phái viên Tổng thống,
Trưởng đoàn Hoa Kỳ dự Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) và Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hoa Kỳ. Ảnh: TTXVN phát


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp song phương Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Hoàng tử Anh Andrew Albert Christian Edward. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp bà Kristalina Georgieva, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Ảnh: Thống Nhất – TTXVN


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp song phương Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ ký Bản ghi nhớ giữa ASEAN và LIên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA)
nhằm tạo khuôn khổ để FIFA tăng cường hỗ trợ phát triển nền bóng đá khu vực. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến Lễ trao Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư giữa UBND tỉnh Ninh Thuận và Tập đoàn Phát triển Năng lượng Gulf (Thái Lan)
về nghiên cứu đề xuất đầu tư Dự án Điện khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) Cà Ná. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN

 
Với thế và lực mới của đất nước sau 10 năm kể từ lần đầu tiên đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã và đang sẵn sàng để tiếp tục khẳng định vai trò và trách nhiệm của mình trong Cộng đồng ASEAN, duy trì đà tiến triển của ASEAN trong đời sống chính trị toàn cầu, đáp ứng sự trông đợi và tin tưởng của các nước thành viên và đối tác, mang lại những lợi ích thiết thực nhất cho hơn 630 triệu người dân khu vực./.
 
Bài: VNP tổng hợp - Ảnh: TTXVN

Chuyển đổi số hướng đến xây dựng Cộng đồng ASEAN bền vững

Chuyển đổi số hướng đến xây dựng Cộng đồng ASEAN bền vững

Nắm bắt thời cơ trong thời đại số sẽ giúp Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu. Chuyển đổi số cũng là chiến lược hướng đến xây dựng Cộng đồng ASEAN bền vững, gắn kết chính trị, liên kết kinh tế và chia sẻ trách nhiệm xã hội, bảo đảm duy trì vị thế trung tâm của châu Á năng động.

Top