Theo
các nhà địa chất dầu khí,nbsp;tại khu vực bồn trũngnbsp;Cửu Long rộng
60.000km2 nằm trên thềm lụcnbsp;địa phía
Nam Việt Namnbsp;có trữ lượng dầu được
dự báo lên tới 700 - 800 triệu m3. Hiện nay,nbsp;ngoài 7 mỏ
chính đang khai thác lànbsp;Bạch Hổ, Rồng, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Sư Tử
Đen, Sư Tử Vàng, Cá Ngừ Vàng còn có 16 dự án dầu khí cùng với hàng loạt mỏ
mới được phát hiện đã biến nơi đây trở thành khu vực thăm dò, khai thác
trọng yếu của Tập Đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam và các đơn
vị thành viên), trong đó có Công ty Điều hành chung Thăng Long (gọi tắt là
Thăng Long JOC).
Sau độ nửa giờ bay, chúng tôi
đến mỏ Hải Sư Đen nằm cách Vũng Tàu khoảng 80km về hướng đông thuộc khu
vực bồn trũng Cửu Long do Công ty Điều hành chung Thăng Long trực tiếp đảm
nhiệm mọi hoạt động thăm dò và khai thác.
Bản đồ vị trí mỏ Hải Sư
Đen.
|
Các công nhân kỹ sư được vận
chuyển ra giàn khoan bằng máy bay Super puma.
|
Thử vỉa khoan thăm dò ở mở Hải Sư
Đen.
|
Kỹ sư trẻ Trương Thạnh và các kỹ
sư - kỹ thuật viên Mỹ trao đổi quá trình vận hành khoan.
|
Thiết bị khoan
biển.
|
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân – Phó
Tổng giám đốc Thăng Long JOC trao đổi công việc với kỹ sư Đốc
công khoan Trần Thanh Long.
|
Một buổi học an toàn lao động của
các thành viên giàn khoan ở mỏ Hải Sư Đen.
|
Các kỹ sư trong buồng điều khiển
áp suất dầu trên giàn khoan.
|
Từ trên cao nhìn xuống, giàn
khoan di động Offshore Resolute (của Mỹ) sừng sững như một tòa nhà thép
với chân đế cao vút giữa mặt biển xanh. Mọi hoạt động trong giai đoạn thăm
dò tại mỏ Hải Sư Đen hầu hết được tiến hành trên giàn khoannbsp;di động
này. Đây là giàn khoan hiện đại trị giá 200 triệu USD được đóng mới tại
Texas (Mỹ).
Trên giàn khoan này, mỗi ngày
có khoảng 100 người thuộc nhiều quốc tịch khác nhau như Việt Nam, Mỹ,
Myanma, Scoland, Malaysia, Ấn độ, Indonesia, Autralia cùng làm việc. Trong
đó có 10 nhà thầu phụ của Việt
Nam
hoạt động trong một số lĩnh
vực như dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC), khoan và dịch vụ khoan dầu khí
(PV DRILING)… Bình quân, mỗi ngàynbsp;có khoảng 30 kỹ sư và công nhân
người Việt làm việc theo 2 ca từ 6h - 18h và 12h - 24h. Họ cùng phối hợp
với các nhà thầu phụ khác vận hành khoan, đồng mở giếng khoan, theo dõi áp
suất, lấy mẫu thử vỉa từ giếng khoan ở độ sâu 4.000m – 5.000m dưới đáy
biển...
Trong câu chuyện với chúng tôi,
ông Freddie Daw, giàn trưởng và ông John Scott, Đại diện Thăng Long JOC,
cho biết: “Offshore Resolute có công nghệ tiên tiến nên có thể khoan sâu
hơn 5.000m trong điều kiện khắc nghiệt, hệ thống phunnbsp; trào hơn
15.000 PSI, áp suất hệ thống máy bơm 7.500 PSI, hệ thống bloc phòng làm
việc và nhà ở hiện đạt 4 tầng. Từ 8/2008 - 11/2009 đã khoan 4 giếng với
20.000m, trong đó có những giếng cho lưu lượng dầu khí cao. Từng tham gia
thăm dò khai thác dầu khí hàng chục năm ở châu Á, chúng tôi đánh giá cao
trình độ của đội ngũ kỹ sư công nhân Việt
Nam
trong công việc và đảm bảo sự an toàn qua mọi hoạt
động”.
Tạinbsp;đây chúng tôi có dịp
được gặp nhiều kỹ sư trẻ có tuổi đời mới ngoài 30 như Đinh Quốc Bảo, Trần
Đình Ngọc, Trương Thạnh... họ là những người được Công ty tín nhiệm giao
trọng trách theo dõi việc vận hành máy khoan suốt 24/24h. Hay như kỹ sư
Trần Thanh Long, Đốc công khoan, đại diện cho Thăng Long JOC hàng ngày
trực tiếp điều hành mọi hoạt động ở giàn khoan di động Offshore Resolute.
Theo ông Hoàng Ngọc Đông, Giám
đốc Địa chất - Mỏ của Công ty Thăng Long JOC tâm sự: “Trước đây lô 15 -
02/1 được đánhnbsp; giá là triển vọng thấp, đầy rủi ro và đã cónbsp; 2
nhà thầu dầu khí thất bại sau khi tiến hành khoan 5 giếng nhưng không
thành công. Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, đội ngũ cán bộ công nhân viên
Việt Nam ở Thăng Long JOC cùng đối
tác nước ngoài tiến hành thăm dò cuốn chiếu thu nổ địa chấn 3D trên hàng
chục ngàn km2. Thăng Long JOC đã được phát hiện ra 3 mỏ tạo
chứa dầu khí, trong đó có 2 mỏ lớn là mỏ Hải Sư Trắng và mỏ Hải Sư Đen”.
Với việc phát hiện ra mỏ Hải Sư
Trắng vào tháng 12/2006 với lưu lượng thử vỉa tổng cộng khoảng 15.000
thùng dầu/ngày đêm đã ghi tên Công ty Điều hành chung Thăng Long vào danh
sách những nhà thầu trẻ nhất (sau 18 tháng kể từ ngày thành lập) phát hiện
ra mỏ dầu.
Năm 2008-2009, sau khi khoan
thăm dò 5 giếng ở mỏ Hải Sư Đen, trong đó có giếng khoan HSD- IX phát hiện
vào tháng 1/2008 với lưu lượng thử vỉa tổng cộng khoảng 21.000 thùng
dầu/ngày đêm. Kết quả này cho thấy Thăng Long JOC có đội ngũ chuyên gia
Việt
Nam
có trình độ chuyên môn kỹ
thuật không thua kém nước ngoài, xếp hàng đầu trong lĩnh vực thăm dò dầu
khí trong tầng đá móng.nbsp;
Thăm dò khai thác dầu khí thuộc
lĩnh vực rủi ro cao, đầu tư lớn, công nghệ phức tạp và hiện đại. Tuy
nhiên, bằng khả năng sáng tạo của mình, Thăng Long JOC đã rút ngắn thời
gian thăm dò đưa mỏ vào khai thác sớm, từ đónbsp; tiết kiệm chi phí thăm
dò hàng chục triệu USD.
TS Nguyễn Quốc Quân, Phó tổng
Giám đốc Thăng Long JOC, người từng 15 năm gắn bó với ngành thăm dò khai
thác dầu khí, chia sẻ: “Nghề nào cũng vậy muốn thành công phải biết ước
mơ, sáng tạo, và theo đuổi tới cùng. Cuối năm 2011 tới, việc đưa hai mỏ
dầu Hải Sư Trắng và Hải Sư Đen vào khai thác với sản lượng ban đầu 50.000
thùng dầu/ngày đêm, sẽ tăng dần và vượt qua mức 100.000 thùng dầu/ngày đêm
trong các năm tiếp theo sẽ góp phần duy trì và tăng trưởng sản lượng khai
thác dầu khí, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Bên cạnh đó, dầu thô ở
mỏ Hải Sư Đen theo bước đầu phân tích có đặc tính gần giống với mỏ dầu
Bạch Hổnbsp;nên có thể là nguồn cung cấp dầu thô quan trọng cho Nhà máy
lọc dầu Dung Quất - Quảng Ngãi, góp phần giải quyết được phần nào bài toán
nguyên liệu để sản xuất của ngành dầu khí Việt Nam".
Với tiềm năng và sức trẻ, Thăng
Long JOC sẽ tiếp tục có những bước tiến dài trên con đường chinh phục đại
dương để đem nguồn vàng đen quý giá về cho Tổ quốc, xứng đáng là “Con rồng
lửa Thăng Long” trên bồn trũng Cửu Long giàu đẹp của đất nước Việt
Nam.
Công ty Điều hành chung Thăng Long được thành lập vào
ngày 26/5/2005 với sự tham gia 60% cổ phần của TALISMAN (Canađa) và
40% cổ phần của Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí
(PVEP). |
Bài: Vĩnh
Hưng - Ảnh: Hoàng Quang Hà, Vĩnh
Hưng |