![Ảnh: Kim Sơn](https://imagevietnam.vnanet.vn/Upload/news/2005-5/18/0704la08.jpg) Chợ nổi
trên sông Gành Hào.
![Ảnh: Kim Sơn](https://imagevietnam.vnanet.vn/Upload/news/2005-5/18/0704la07.jpg) Thu hoạch
chuối.
![Ảnh: Kim Sơn](https://imagevietnam.vnanet.vn/Upload/news/2005-5/18/0704la06.jpg) Công
nhân lâm trường Sông Trẹm (huyện Thới
Bình).
![Ảnh: Minh Quốc](https://imagevietnam.vnanet.vn/Upload/news/2005-5/18/0704la03.jpg) Phơi lưới ở
Đất Mũi - Cà Mau.
![Ảnh: Minh Quốc](https://imagevietnam.vnanet.vn/Upload/news/2005-5/18/0704la02.jpg) Làm chủ biển trời.
![Ảnh: Kim Sơn](https://imagevietnam.vnanet.vn/Upload/news/2005-5/18/0704la04.jpg) Phơi
mực.
![](https://imagevietnam.vnanet.vn/Upload/news/2005-5/18/0704la01.jpg) Trẻ em Đất
Mũi đến trường bằng thuyền.
| Miền đất cực Nam Tổ
quốc mang hình mũi tàu hướng ra biển. Dòng Cửu Long theo năm tháng bồi nên
miền sinh thái ngập mặn độc đáo tương tự như miền cửa sông Amazon. Theo
đường thủy từ thành phố Cà Mau đi đến các khu rừng tràm, hay đến các dải
đất rừng đước, cảnh sắc của miền rừng biển đã trải nhiều thay đổi trong
cuộc chuyển mình trở thành vùng kinh tế ngư - nông - lâm nghiệp với nuôi
trồng thủy sản là động lực chính.
Hình ảnh
những hàng cây mắm trước, đước sau bủa những chùm rễ dày từ dưới lên, trên
xuống giăng đón phù sa cho thấy mức bồi đắp tự nhiên vẫn tiếp diễn tại mũi
đất cuối cùng trên lục địa Việt Nam. Thiên nhiên dành hai phần quí hiếm
cho Cà Mau: vùng sinh thái rừng tràm lợ U Minh Hạ phía bắc tỉnh, vùng rừng
đước ngập mặn hai bờ biển Đông Tây phía nam tỉnh. Hơn 500 km kinh rạch đan
thông nối với 254 km bờ biển dẫn ra ngư trường rộng lớn phía biển Đông và
vịnh Thái Lan.
Cuộc sống
các thế hệ cư dân Cà Mau gắn chặt với thiên nhiên, "làm chơi ăn thật" nhờ
sản vật dồi dào của miền biển rừng. Dân gian còn truyền tụng những câu
chuyện trào lộng của bác Ba Phi về cuộc sống chung với thú rừng, chim
nước, rắn, rùa, tôm, cua, cá, ong vô vàn thủa mở đất, hay trong tiểu
thuyết "Đất rừng Phương Nam" của Đoàn Giỏi kể về cuộc sống nơi đây. Thiên
nhiên Cà Mau còn là căn cứ địa bất khả xâm phạm, nuôi dưỡng cách mạng miền
Nam suốt 30 năm chống xâm lược. Ngày nay theo địa lý kinh tế, ngoài phần
rừng tràm đã nhường đất cho ruộng lúa, rừng đước thành vuông tôm, Cà Mau
còn 105.000 ha rừng đang được quản lý bảo vệ trong đó có 25.000 ha rừng
phòng hộ và rừng đặc dụng. Những kế hoạch trồng mới, tái tạo rừng được ưu
tiên song song với các mục tiêu sản xuất hàng hóa nông thủy sản cũng như
giữ cho môi trường sinh thái thêm trù phú đang đem lại hiệu quả ổn định
cuộc sống của người dân.
Những cánh
rừng tràm, rừng đước bạt ngàn và chằng chịt sông rạch như lịch sử trăm
năm, ngàn năm trước vẫn còn đây. Vẻ mênh mang yên tĩnh trải ra tít tắp
bỗng rộn tiếng những đàn chim nước từ các ngả tụ về rừng vào buổi hoàng
hôn. Những nụ cười thân thiện và vẻ chân thành đón khách ghé xuồng thăm
ngôi nhà trên cọc sát bờ nước là niềm vui bất ngờ cho khách và gia chủ.
Rượu và cá phơi khô hay nướng trui rất nhanh được dọn mời giữa những câu
chuyện rôm rả về cuộc sống làm ăn miệt biển rừng Cà Mau.
Về miền U Minh
Hạ
Sẽ rất thú
vị khi gặp dòng nước ngọt màu nâu đỏ bao quanh những khu rừng tràm thuộc
vùng U Minh Hạ hiện còn trên 60.000 ha tập trung ở các lâm ngư trường, các
hạt kiểm lâm ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình.
Tại lâm trường Sông Trẹm (huyện Thới Bình) rộng hơn
10.000 ha, rừng tràm được bảo vệ tốt nhờ chính sách giao khoán đất có rừng
cho dân chăm sóc, trồng tỉa, phòng chống cháy và khai thác đúng qui cách
gỗ tràm làm thương phẩm. Hơn 1.000 hộ lâm dân được bố trí sống trên đất
giao khoán. Họ giỏi nghề rừng và thông thạo cách nuôi cá, tôm, heo, gà,
trồng rau màu, cây trái để cùng rừng phát triển. Lâm trường còn dành hẳn
110 ha để lập khu du lịch sinh thái tràm. Tại đây khách
![](https://imagevietnam.vnanet.vn/Upload/news/2005-5/18/0704la05l.jpg) Những cánh rừng tràm, rừng đước bạt
ngàn ở Cà Mau. |
có dịp chèo xuồng len lỏi trong xôn xao tiếng
chim, thăm những tổ ong tràm hiền hòa bám dưới kèo gỗ tràm gác ngang hai
thân cây, cùng giăng võng nghỉ dưới bóng tràm, hít thở hương tràm, nếm vị
mật thơm và thưởng thức các món ăn dân dã, các làn điệu dân ca Nam Bộ.
Để bảo tồn
di sản thiên nhiên và dành cho mục đích nghiên cứu khoa học, Cà Mau đã qui
hoạch và bảo vệ nghiêm ngặt khu rừng tràm đặc dụng Vồ Dơi (huyện Trần Văn
Thời) rộng 400 ha, nơi còn cánh rừng tràm nguyên sinh trên lớp than bùn
dày nguyên thủy cùng hệ động thực vật quí hiếm, vùng sinh thái tràm cần
được gìn giữ bằng mọi giá.
Thăm Xóm
Mũi cực Nam
Điểm
0 cực Nam trên đất liền đã được đánh dấu vị trí tại Xóm Mũi, đoạn
nối với thành phố Cà Mau dài 60 km với nhiều cầu lớn nhỏ sẽ hoàn
thành trong năm 2005. 120 km đường thủy cách trở khiến xóm dân cư
cuối cùng trở nên vừa sâu vừa xa. Tuy nhiên đó lại là con đường rất
đẹp xuyên qua vùng ngập mặn Nam Cà Mau thuộc các huyện Trần Văn
Thời, Cái Nước, Năm Căn, Ngọc Hiển. Đến đây ta được thả tầm nhìn
theo hai hàng dừa nước, mắm, đước xanh rì, gặp cảnh trên bến dưới
ghe tấp nập và hàng đáy dài rộng trên mặt sông. Huyện Ngọc Hiển cực
Nam hiện có 20.000 ha rừng ngập mặn tập trung ở 12 lâm ngư trường
đang được giữ gìn, trồng mới, phát triển rừng phòng hộ, rừng sinh
thái.
Theo
những ngả dòng xanh ngắt màu đước, tua tủa chùm rễ xậm nâu bám chặt
xuống bờ đất dẫn tới xóm dân cư cuối cùng - Xóm Mũi, xã Đất Mũi,
huyện Ngọc Hiển. Ở vị trí hai bên biển Đông và vịnh Thái Lan, đón
dòng hải lưu qua mũi đất, nương theo mực lên xuống thủy triều, từ
lâu tại đây có nghề đánh bắt thủy sản bằng đáy biển đặc trưng - Ngư
dân đóng hàng cọc tại độ sâu vừa phải, căng lưới giăng ngang dòng
chảy đón cá tôm theo con nước hàng ngày. Sản vật biển tôm cá phơi
khô vẫn là đặc sản của Đất Mũi.
Đến
khu du lịch Đất Mũi ngay tại điểm 0 cực Nam, ghé thăm Xóm Mũi, nghe
chuyện kể về lịch sử mở đất đáng để coi là chuyến đi nhớ đời. Thiên
nhiên biển rừng Cà Mau đang được Nhà nước và các tổ chức nỗ lực tái
tạo trong dự án vườn quốc gia Mũi Cà Mau.
Tỉnh Cà Mau Diện tích: 5.210
km2
Dân
số: 1.165.000 người Vị trí địa
lý: Phía Bắc giáp Kiên Giang, Đông giáp Bạc Liêu,
Đông Nam giáp Biển Đông, Tây và Tây Nam giáp Vịnh Thái Lan.
Đơn vị hành chính: Thành phố Cà Mau và 8
huyện: U Minh, Thới Bình, Trần Văn Thời, Đầm Dơi, Cái Nước,
Phú Tân, Năm Căn và Ngọc Hiển. Khí hậu:
Hai mùa mưa và nắng. |
nbsp;Bài : Lê
Cươngnbsp;nbsp;nbsp;
| |