Chân dung

PGS.TS Nguyễn Thiên Tạo - chuyên gia nghiên cứu về rắn độc ở Việt Nam

Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thiên Tạo, Trưởng phòng Bảo tồn thiên nhiên, Bảo tàng Thiên Nhiên Việt Nam là người có hơn 15 năm nghiên cứu về các loài rắn với nhiều công trình công bố về các loài rắn độc hỗ trợ ngành y tế Việt Nam phát triển sản xuất huyết thanh kháng nọc rắn nhằm hạn chế rủi ro rắn độc cắn. Anh cũng là nhà khoa học trẻ của Việt Nam được chọn là thành viên trẻ của Viện Hàn lâm Khoa học thế giới nhiệm kỳ 2018-2022 tại Hội nghị toàn thể lần thứ 28, Đại hội đồng lần thứ 14 của Viện Hàn lâm Khoa học thế giới 2018 tại Italia.
Với hàng nghìn mẫu vật cũng như mẫu bệnh phẩm các loài rắn được xếp gọn gàng trong các tủ, các lọ, các chai và các hộp, phòng thí nghiệm của Phó giáo sư, Tiến sĩ (PGS.TS) Nguyễn Thiên Tạo tại Bảo tàng Thiên nhiên được ví như một Bảo tàng vật phẩm mẫu đa dạng đối với nghiên cứu rắn tại Việt Nam. Mẫu vật của khoảng gần 150 loài rắn và nọc độc của 20 loài rắn độc ở đây là kết quả thu thập về các loài rắn, nọc độc rắn ở đây là kết quả của hàng trăm chuyến đi thực địa khắp các cánh rừng ở Việt Nam trong hơn 15 năm làm nghề của anh Tạo.

Sinh năm 1982, anh Tạo là người yêu thích khám phá các loài bò sát như rắn, ếch, nhái... tại vườn nhà và trên những cánh đồng quê hương từ lúc bé. Yêu thiên nhiên và ham mê tìm hiểu loài rắn lại tiếp nối khi anh học theo học chuyên ngành Động vật xương sống, khoa Sinh học (Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội) cũng như nghiên cứu chuyên sâu về các loài rắn độc sau này.


Hiện nhóm nghiên cứu của PGS.TS. Nguyễn Thiên Tạo ở phòng Bảo tồn thiên nhiên (Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam)
đã kết hợp với Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, Viện Vắc xin và sinh phẩm y tê Nha Trang
xúc tiến các công việc liên quan tới nghiên cứu phát triển sản xuất huyết thanh kháng nọc rắn. Ảnh: Việt Cường

PGS. 
TS. Nguyễn Thiên Tạo đã công bố 100 bài báo quốc tế có giá trị trên các tạp chí quốc tế, trong đó có khoảng 20-30 bài nghiên cứu về rắn. Ảnh: Tư liệu


PGS. TS. Nguyễn Thiên Tạo cùng các đồng nghiệp Nhật Bản tại ĐH Kyoto trao đổi kinh nghiệm trong công việc nghiên cứu thông tin về dịch tễ các loài rắn độc. Ảnh: Tư liệu

Mẫu vật và mẫu bệnh phẩm nọc rắn đầy ắp các tủ, các lọ, các chai và các hộp, phòng thí nghiệm của PGS. TS. Nguyễn Thiên Tạo tại Bảo tàng Thiên nhiên. Ảnh: Việt Cường
 

Ở Việt Nam, nhiều loài rắn, trong đó có các loại rắn độc như hổ mang, cạp nong, cạp nia, rắn lục xanh… nên nếu ai đó không may bị tai nạn rắn độc cắn có thể gây tử vong hoặc để lại những di chứng, tàn phế. Mỗi năm, theo ghi nhận có khoảng 300 ngàn trường hợp bị rắn cắn và công tác điều trị rất tốn kém ở các bệnh viện. Vì vậy, việc nghiên cứu các công trình về rắn độc đặc biệt phát triển sản xuất huyết thanh kháng nọc rắn được xếp vào Danh mục các nhóm thuốc thiết yếu phải có của Tổ chức Y tế thế giới, trong đó có Việt Nam.

PGS.TS. Nguyễn Thiên Tạo hiện đã công bố hơn 100 bài báo quốc tế với 30 bài nghiên cứu chuyên sâu về rắn. Các công trình nghiên cứu khác về rắn của anh cũng đã được trình bày giới thiệu tại nhiều hội thảo quốc tế ở Nhật, Mỹ và được giới chuyên môn đánh giá cao. Anh là Phó Giáo sư thỉnh giảng Đại học Kyoto, Nhật Bản.
Với hơn 200 loài rắn, trong đó khoảng 25% là rắn độc, Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới chế tạo ra huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu và người Việt Nam cũng là người đầu tiên trên thế giới được sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn. Việt Nam đã điều chế thành công các loại huyết thanh kháng nọc rắn hổ đất, lục tre, hổ chúa và chàm quạp nhưng một số loại huyết thanh khác vẫn phải nhập khẩu. Sản xuất được huyết thanh để tự chủ trong công tác điều trị rắn cắn tại Việt Nam là chiến lược lâu dài mà Bộ y tế chủ trương thực hiện nhiều năm qua.

Hiện Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai đang nghiên cứu giai đoạn 3 phát triển sản xuất huyết thanh kháng nọc một số loài rắn độc như hổ mang, rắn cạp nia và rắn choàm quạp để đưa vào công tác điều trị rắn độc cắn. Khát vọng có những công trình Nghiên cứu sản xuất huyết thanh kháng nọc rắn là tâm huyết mà PGS.TS. Nguyễn Thiên Tạo đã kết hợp với Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai từ hàng chục năm nay. Anh đang tập hợp và huy động mọi nguồn lực để tiếp tục nghiên cứu, xác định chuẩn loại, nhân nuôi cung cấp ổn định nọc rắn độc, bước đầu phát triển sản xuất trên quy mô phòng thí nghiệm.

Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai thường xuyên chia sẻ hình ảnh các loài rắn độc và gửi các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân bị rắn cắn để 
 PGS.TS. Nguyễn Thiên Tạo giám định, hỗ trợ các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân một cách tốt nhất. Anh Tạo cũng đã nhiều lần đến bệnh viện, cùng các bác sĩ chẩn bệnh khi bệnh nhân cấp cứu nguy kịch do rắn cắn. Sau nhiều năm lăn lộn nghiên cứu từ thực địa đến mẫu vật phẩm của bệnh nhân bị rắn cắn,  PGS.TS. Nguyễn Thiên Tạo đã xây dựng được cơ sở dữ liệu ban đầu về dịch tễ rắn độc và xác định được các loài rắn độc thường gặp để có cơ sở khoa học quan trọng cho công tác nghiên cứu phát triển sản xuất huyết thanh kháng nọc độc của một số loài rắn thường gặp.


PGS. TS.Nguyễn Thiên Tạo và nhóm chuyên gia quốc tế trong một chuyến đi thực địa nghiên cứu rắn độc và các độc tố tự nhiên tại Việt Nam. Ảnh: Tư liệu


PGS.TS. Nguyễn Thiên Tạo trong một chuyến đi thực địa tại Việt Nam. Ảnh: Tư liệu


Hơn 15 năm, PGS.
TS. Nguyễn Thiên Tạo đã thực hiện nhiều chuyến đi thực địa cùng các đồng nghiệp trong và ngoài nước nhằm nghiên cứu
về các loài rắn, phục vụ công việc điều trị rắn cắn. Ảnh: Tư liệu


PGS.TS. Nguyễn Thiên Tạo lấy mẫu nọc rắn độc phục vụ công việc liên quan đến nghiên cứu sản xuất huyết thanh kháng nọc. Ảnh: Tư liệu


PGS.TS.Nguyễn Thiên Tạo đã thực hiện nhiều  chuyến đi thực địa ở Việt Nam cũng như các nước như Lào,
Trung Quốc. Ảnh: Tư liệu

Những nghiên cứu chuyên sâu của  PGS.TS. Nguyễn Thiên Tạo đã có thể sàng lọc được một số loài rắn độc phổ biến. Anh đã xây dựng dữ liệu về hình ảnh và phân bố chi tiết từng loài rắn độc ở Việt Nam. Những hình ảnh chụp về rắn cũng như quá trình lấy nọc rắn đều do anh và nhóm chuyên gia quốc tế thực hiện mà người tâm huyết hỗ trợ anh là Giáo sư Nikolai Or (Viện Hàn lâm khoa học Nga). Đây được coi là những hình ảnh về rắn độc bản quyền tại Việt Nam, với nhiều hình ảnh quý không dễ chụp được về rắn và động vật hoang dã trong thiên nhiên.

PGS.TS. Nguyễn Thiên Tạo cũng là nhà khoa học trẻ đầu tiên của Việt Nam trong lĩnh vực sinh học được chọn là thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học thế giới nhiệm kỳ 2018-2022, anh được Hội đồng chức danh nhà nước công nhận đạt chuẩn Phó giáo sư năm 2019. Tại các diễn đàn khoa học nghiên cứu về rắn và động vật hoang dã, các bài trình bày của TS. Nguyễn Thiên Tạo đã mở ra những cơ hội hợp tác mới cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Viêt Nam.

Hiện 
 PGS.TS. Nguyễn Thiên Tạo cùng nhóm các nhà khoa học quốc tế có kế hoạch thực hiện nhiều chuyến đi thực địa, nghiên cứu, thu thập nghiên cứu rắn độc tại những cánh rừng Việt Nam. Những thước phim và những hình ảnh quay và chụp trong quá trình này là những tư liệu rất quý, đã được kênh truyền hình National Geographic hỗ trợ kinh phí nghiên cứu và mời  PGS.TS. Nguyễn Thiên Tạo là nhân vật trải nghiệm trong phim./.

PGS.TS. Nguyễn Thiên Tạo nhận được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế như giải thưởng công trình nghiên cứu xuất sắc trình bày trong Hội nghị quốc tế “Đa dạng và bảo tồn các loài động vật có xương sống ở châu Á” tại Nhật Bản. Nhà khoa học trẻ tiêu biểu Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam năm 2015.

Bài: Bích Vân - Ảnh: Việt Cường và Tư liệu

Nữ sĩ quan hai lần tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình ở Châu Phi

Nữ sĩ quan hai lần tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình ở Châu Phi

Trong số khoảng 100 nữ quân nhân được Việt Nam cử tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, Thượng tá Nguyễn Thị Liên là người hai lần được cử đến Châu Phi. Không chỉ giỏi về chuyên môn, chị còn nhiệt tình, sáng tạo trong việc hỗ trợ, giúp đỡ người dân nên đã để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng các đồng nghiệp quốc tế và người dân địa phương.

Top