Khám phá

Nhà tù Côn Đảo

Nhà tù Côn Đảo (huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được ví như là “Trường học Cộng sản” - là nơi rèn luyện phẩm chất, ý chí của các chiến sĩ cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, và hôm nay là nơi giáo dục truyền thống đấu tranh anh dũng, lòng yêu nước, tinh thần bất khuất của các bậc tiền bối cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
Ngày 1/2/1862, Thống đốc Bonard ở Nam Kỳ ký quyết định thành lập Nhà tù Côn Đảo. Chính quyền Pháp thuộc lựa chọn Côn Đảo làm nơi xây dựng ngục tù bởi lẽ nơi đây cách xa đất liền, không có phương tiện lưu thông và quan trọng là người tù không thể trốn thoát.

Trong hơn 100 năm, khoảng 20.000 chiến sĩ yêu nước thuộc nhiều thế hệ người Việt Nam bị giam cầm, tra tấn và hi sinh tại “đại ngục trần gian”, nơi cả thế giới bàng hoàng khi sự thật được phơi bày.
Trong lịch sử, chính quyền thực dân Pháp và Việt Nam Cộng hòa đã cho xây dựng 127 phòng giam, 42 xà lim và 504 phòng giam biệt lập (hay còn gọi là chuồng cọp) tại Côn Đảo. Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất (1975), chức năng của hệ thống nhà tù ở Côn Đảo bị giải thể. Năm 1979, Khu di tích lịch sử Côn Đảo đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích quốc gia, với 17 di tích thành phần.

Hệ thống nhà tù Côn Đảo thời Pháp bao gồm các trại giam như Bagne I (Trại Phú Hải), Bagne II (Trại Phú Sơn), Bagne III (Trại Phú Thọ - Biệt lập chuồng gà), Bagne III phụ (Trại Phú Cường, Biệt Lập Chuồng Bò, Chuồng Cọp) rộng hơn 12.000m2 gồm 10 khám lớn (phòng giam lớn), 20 hầm đá biệt giam, 1 khám đặc biệt, hầm xay lúa và khu đạp đá.



Du khách thăm quan Trại Phú Thọ  trong hệ thống Di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo.


Nơi đây từ năm 1862 - 1975,  thực dân Pháp, chế độ Việt Nam Cộng hòa  đã giam giữ những nhà cách mạng tham gia các phong trào chống lại chính phủ thuộc địa.



Giai đoạn 1954 - 1975, chế độ Việt Nam Cộng hòa sử dụng để giam cầm tù binh trong cuộc chiến chống Mỹ cứu nước.


Tái hiện lại phòng giam cầm các chiến sĩ yêu nước.


Chuồng cọp kiểu Pháp có tổng diện tích 5475m2, diện tích phòng giam 1408m2, phòng tắm nắng 1873 m2, khoảng trống là 2194m2. Khu chuồng giam được thiết kế gồm 2 khu, mỗi khu 2 dãy, mỗi dãy gồm 20 chuồng và bên trên các phòng giam đều có giàn song sắt, hành lang để bọn gác ngục hành hạ người tù. Chuồng cọp  là nơi diễn ra các đợt tra tấn, đánh đập dã man.  


Tiểu cảnh tái hiện lại sự lao động vất vả, tàn khốc của các tù nhân. S
uốt 113 năm tồn tại nơi đây từng giam giữ hàng chục vạn người, 22.000 chiến sĩ yêu nước
đã hi sinh trong hệ thống nhà tù khắc nghiệt của thực dân đế quốc trong các thời kỳ lịch sử. 



Chuồng cọp là tên gọi khu trại giam do thực dân Pháp, chế độ Việt Nam Cộng hòa xây dựng để giam giữ những nhân vật cộng sản
và những người ái quốc chống lại chính phủ thuộc địa
 trong những năm chiến tranh.


Các khu trong trại giam được phân chia lối đi khác nhau.



Du khách tham quan Trạm xá tại hệ thống Nhà tù Côn Đảo.



Du khách tham quan Trại Phú Hải trong hệ thống Di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo.



Hàng năm Nhà tù Côn Đảo thu hút hàng ngàn lượt khách tham quan.

Chuồng cọp thời Pháp thuộc – nơi người tù “sống không bằng chết” đây là nơi giam giữ cực kỳ man rợ trong chốn ngục tù Côn Đảo này. Bên trên chuồng cọp là những song sắt để cai ngục có thể dễ dàng theo dõi tù nhân. Những ai có ý định phản kháng, cai ngục sẽ dùng gậy từ phía trên và rắc vôi xuống để tra tấn.

Không chỉ thế, chuồng cọp còn có hệ thống nhà giam không có mái che. Nơi mà được được gọi là “phòng tắm nắng”. Cách thức tra tấn là tù nhân sẽ lột bỏ hết quần áo và nằm phơi mình ra giữa trời nắng gắt, mưa rào.


Nhiều sĩ phu yêu nước như Huỳnh Thúc Kháng, Phan Chu Trinh... cho đến những nhà cách mạng nổi tiếng như Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng... từng bị giam giữ nơi đây.
Vượt lên trên những nỗi đau về thể xác và tinh thần, các cuộc đấu tranh của các chiến sỹ cách mạng trong nhà tù diễn ra vô cùng quyết liệt, bằng nhiều hình thức, như tuyệt thực, viết kiến nghị... đòi giảm mức khổ sai, bãi bỏ đánh đập, đòi cải thiện đời sống, sinh hoạt, được nhận thư từ, sách báo... Tuy nhiên, các cuộc đấu tranh của tù nhân đều bị đàn áp dã man.

Bên cạnh đó, các phong trào đấu tranh chống ly khai Đảng Cộng sản, chống chào cờ ngụy... diễn ra liên tục với sự tham gia của hàng ngàn người. Với chủ trương biến nhà tù thành trường học cách mạng, khi thoát cảnh ngục tù, nhiều đồng chí đã trở thành cán bộ cao cấp của Ðảng, của Nhà nước.

Nhà tù Côn Đảo đã đi vào lòng người Việt Nam với nỗi đau khôn nguôi, day dứt tận cõi lòng, nơi đây cũng là niềm tự hào của dân tộc bởi không gì có thể khuất phục được lòng yêu nước, niềm tin yêu vào Đảng, Bác Hồ và niềm tin tất thắng của Cách mạng Việt Nam trong mỗi người chiến sĩ cộng sản./.

 
Thực hiện: Thông Hải

Sài Gòn năng động

Sài Gòn năng động

Sài Gòn - Tp. Hồ Chí Minh với những tòa nhà trọc trời, những ngôi chợ, bến cảng, các công trình văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh…..  tất cả nói lên vẻ đẹp năng động của trung tâm kinh tế - văn hóa phía Nam của Tổ quốc. 

Top