Từ những chuyến “field” cùng nông dân
Giờ thì nhãn hiệu “Rau an toàn Mộc Châu” đã có mặt ở một số hệ thống các siêu thị lớn tại Hà Nội. Tiềm năng của vùng trồng nông sản này đã được ACIAR nhìn thấy từ rất sớm và vùng Tây Bắc Việt Nam đã trở thành địa bàn ưu tiên phát triển của ACIAR từ năm 2008, trong đó một số dự án phát triển các vùng trồng rau an toàn tại Tây Bắc được ACIAR triển khai.
“Khí hậu thuận lợi, người nông dân chịu khó và chúng tôi đặt câu hỏi tại sao không thể phát triển nơi đây trở thành một Đà Lạt thứ hai”, chị Thanh An chia sẻ về những ngày đầu mình cùng nhóm cộng sự triển khai Dự án nghiên cứu rau trái vụ tại huyện Mộc Châu và Vân Hồ (Sơn La). Đây chỉ là một trong số gần 200 dự án mà ACIAR đã triển khai trải dài trên khắp đất nước trong 27 năm qua với các lĩnh vực khác nhau của nông nghiệp như kinh tế nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, quản lý đất và dinh dưỡng cây trồng, thủy sản, nông lâm kết hợp,…
Những chuyến đi thực tế trên cánh đồng cùng người nông dân và là người Việt Nam nên chị Thanh An hiểu rõ tâm lý, tính cách cũng như những điều kiện khó khăn, thuận lợi mà người nông dân Việt Nam phải đối mặt. “Chúng tôi được tận mắt nhìn thấy sự cần cù, chăm chỉ và cả sự thích nghi đầy khâm phục của những người nông dân tại các vùng chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Chúng tôi cần phải làm điều gì đó cho họ”, chị An chia sẻ về cảm xúc và những trăn trở những ngày cùng người nông dân nghiên cứu trên cánh đồng của họ.
ACIAR đã góp phần mang đến cho người nông dân Việt Nam thứ mà họ còn thiếu đó chính là kiến thức, thông tin, ý tưởng và cơ hội thị trường. Dự án rau an toàn Mộc Châu là một ví dụ điển hình. Khi thấy điều kiện khí hậu tại khu vực này thuận lợi, có thể trồng các loại rau trái vụ, ACIAR đã phân tích cơ hội cho người dân bản địa.
Tiếp theo, ACIAR cung cấp kỹ thuật, đào tạo để người nông dân có thể canh tác theo tiêu chuẩn thị trường yêu cầu. Đặc biệt, các cán bộ dự án còn hướng dẫn người nông dân cả về điệu kiện tiêu chuẩn của siêu thị, cách đóng gói và các chủng loại rau được ưu chuộng tại kênh phân phối này.
Giờ thì nhãn hiệu “Rau an toàn Mộc Châu” đã có mặt ở một số hệ thống các siêu thị lớn tại Hà Nội. Tiềm năng của vùng trồng nông sản này đã được ACIAR nhìn thấy từ rất sớm và vùng Tây Bắc Việt Nam đã trở thành địa bàn ưu tiên phát triển của ACIAR từ năm 2008, trong đó một số dự án phát triển các vùng trồng rau an toàn tại Tây Bắc được ACIAR triển khai.
“Khí hậu thuận lợi, người nông dân chịu khó và chúng tôi đặt câu hỏi tại sao không thể phát triển nơi đây trở thành một Đà Lạt thứ hai”, chị Thanh An chia sẻ về những ngày đầu mình cùng nhóm cộng sự triển khai Dự án nghiên cứu rau trái vụ tại huyện Mộc Châu và Vân Hồ (Sơn La). Đây chỉ là một trong số gần 200 dự án mà ACIAR đã triển khai trải dài trên khắp đất nước trong 27 năm qua với các lĩnh vực khác nhau của nông nghiệp như kinh tế nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, quản lý đất và dinh dưỡng cây trồng, thủy sản, nông lâm kết hợp,…
Những chuyến đi thực tế trên cánh đồng cùng người nông dân và là người Việt Nam nên chị Thanh An hiểu rõ tâm lý, tính cách cũng như những điều kiện khó khăn, thuận lợi mà người nông dân Việt Nam phải đối mặt. “Chúng tôi được tận mắt nhìn thấy sự cần cù, chăm chỉ và cả sự thích nghi đầy khâm phục của những người nông dân tại các vùng chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Chúng tôi cần phải làm điều gì đó cho họ”, chị An chia sẻ về cảm xúc và những trăn trở những ngày cùng người nông dân nghiên cứu trên cánh đồng của họ.
Chị Nguyễn Thị Thanh An, Trưởng đại diệnTrung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) tại Việt Nam. Chị Nguyễn Thị Thanh An và cán bộ của ACIAR trong chuyến đi thực địa tại tỉnh Lào Cai... Ảnh: Tư liệu ... từ những chuyển đi này, chị An và các đồng nghiệp tận mắt chứng kiến những khó khăn, thuận lợi của người nông dân Việt Nam. Ảnh: Tư liệu Chị Nguyễn Thị Thanh An và Tổng Giám đốc Điều hành ACIAR, Giáo sư Andrew Campbell (ngoài cùng, bên trái ảnh) cùng các đồng nghiệp trong chuyến đi thực tế tại Tây Nguyên tháng 7 năm 2019, để bắt đầu chương trình hợp tác của ACIAR với khu vực này. Ảnh: Tư liệu |
ACIAR đã góp phần mang đến cho người nông dân Việt Nam thứ mà họ còn thiếu đó chính là kiến thức, thông tin, ý tưởng và cơ hội thị trường. Dự án rau an toàn Mộc Châu là một ví dụ điển hình. Khi thấy điều kiện khí hậu tại khu vực này thuận lợi, có thể trồng các loại rau trái vụ, ACIAR đã phân tích cơ hội cho người dân bản địa.
Việt Nam đã có 27 năm hợp tác thành công với ACIAR trong hoạt động nghiên cứu nông nghiệp, phát triển nông thôn, cũng như đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. |
“Có những giai đoạn khó khăn, nông dân có người không biết chữ, lại không có thói quen ghi chép nên khó cho việc lấy chứng nhận tiêu chuẩn. Cán bộ thực địa của dự án đã phải đồng hành cùng họ trong từng chi tiết nhỏ, từ khi bắt đầu cho đến khi sản phẩm được đưa ra thị trường”, chị Thanh An cho biết.
Với nỗ lực của ACIAR và các đối tác, nông dân tham gia Dự án hiện nay đã tự tin hơn rất nhiều trong kỹ thuật sản xuất rau an toàn, chủ động kết nối với thị trường và thu nhập của họ tăng gấp từ 7 đến 10 lần so với trồng lúa/ngô trên cùng một đơn vị diện tích. Vùng Mộc Châu-Vân Hồ giờ đây đã được chính quyền địa phương, các cơ quan phát triển và các doanh nghiệp quan tâm đầu tư và phát triển vùng rau, tiếp nối những thành công từ chương trình của ACIAR.
... đến nhiệm kỳ đặc biệt tại ACIAR và tầm nhìn 10 năm cho các dự án
Chị Thanh An bắt đầu làm việc cho Chính phủ Australia từ năm 2004 với vai trò quản lý quan hệ công chúng cho Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT), Đại sứ quán Australia tại Hà Nội.
Khi làm việc cho DFAT với vai trò quan hệ công chúng, chị Thanh An nhận thấy các nhà khoa học Việt Nam và Australia trong khuôn khổ chương trình của ACIAR đã có những đóng góp hữu ích trong việc cải thiện sinh kế cho nông dân Việt Nam.
“Điều này đã đã lôi cuốn tôi và tôi đã quyết định ứng tuyển để làm việc cho ACIAR”, chị Thanh An nhớ lại thời điểm quyết định chuyển sang làm việc cho ACIAR từ cuối năm 2007 và gắn bó với ACIAR kể từ đó đến nay. Năm 2015, chị An là người Việt Nam đầu tiên vinh dự đảm nhận vai trò Trưởng đại diện ACIAR tại Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu Việt Nam chụp ảnh lưu niệm ở gian hàng của ACIAR tại Australia năm 2018. Ảnh: Tư liệu Gắn bó với ACIAR từ năm 2007, chị Nguyễn Thị Thanh An hiện vẫn tiếp tục hành trình là cầu nối đưa những tri thức nông nghiệp của Australia góp phần cải thiện sinh kế cho nông dân Việt Nam. Chị Nguyễn Thị Thanh An và đồng nghiệp văn phòng ACIAR tại Việt Nam. Đại sứ Australia tại Việt Nam Robyn Mudie, chị Nguyễn Thị Thanh An trong một buổi làm việc tại Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Ảnh: Tư liệu Tháng 7 vừa qua, chị Nguyễn Thị Thanh An đã được Ngài Toàn quyền Australia trao huân chương cao quý vì những đóng góp trong quan hệ đối tác giữa hai nước trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong ảnh là Đại sứ Australia Robyn Mudie thừa ủy quyền của Ngài Toàn quyền Australia trao huân chương cao quý cho chị Nguyễn Thị Thanh An. Ảnh: Tư liệu Đại sứ Australia Robyn Mudie, chị Nguyễn Thị Thanh An và Tiến sĩ Nguyễn Văn Bộ trao đổi về lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam với chuyên môn của Australia để xây dựng tầm nhìn cho các hợp tác nghiên cứu. Ảnh: Tư liệu Chị Nguyễn Thị Thanh An và các đồng nghiệp đang làm việc cho ACIAR tại các nước. Ảnh: Tư liệu |
Nói về điểm nhấn trong sự nghiệp của mình tại ACIAR, chị Thanh An cho biết: “Kỷ niệm về ACIAR thì có nhiều, nhưng tôi nhớ nhất là thời gian cùng với các nhà khoa học và quản lý của Việt Nam và Australia xây dựng chiến lược 10 năm về hợp tác toàn diện giữa hai nước trong lĩnh vưc nghiên cứu nông nghiệp. Chiến lược này đã được phát triển thông qua quá trình tham vấn kỹ lưỡng, thể hiện được nhu cầu nghiên cứu và phát triển của các vùng và các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau”. Chị An và các đồng nghiệp tại ACIAR đã kết hợp những nhu cầu phát triển của nông nghiệp Việt Nam với thế mạnh chuyên môn của Australia để xây dựng tầm nhìn 10 năm cho hợp tác nghiên cứu giữa ACIAR và Việt Nam.
Tháng 7 vừa qua, chị Nguyễn Thị Thanh An đã được được Ngài Toàn quyền Australia trao huân chương cao quý vì những đóng góp trong quan hệ đối tác giữa hai nước trong lĩnh vực nông nghiệp. |
Cũng theo chị An, truyền thông khoa học là điều vô cùng cần thiết cho người nông dân nhưng không dễ dàng để làm điều này. Nhà khoa học luôn muốn ứng dụng kiến thức khoa học vào đời sống để giúp đỡ người nông dân cải thiện sinh kế. Người nông dân thường chỉ canh tác dựa trên kinh nghiệm và ít có cơ hội để tìm hiểu và áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật. Bởi vậy, thử thách lớn nhất của tôi và các cộng sự đó là làm sao tìm được mối quan tâm chung của cả hai bên”, chị Thanh An nhấn mạnh.
Trong bối cảnh quan hệ giữa hai quốc gia Australia và Việt Nam đã nâng lên tầm đối tác chiến lược, trong đó nông nghiệp là một trong những ưu tiên hợp tác. Đây là cơ hội và cũng là thách thức lớn đối với chị An và các đồng nghiệp.
“Mong muốn lớn nhất của tôi là làm sao ACIAR đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu phát triển bền vững của nông nghiệp Việt Nam và góp phần nâng cao đời sống của người nông dân”, chị Thanh An tâm sự./.
Bài: Thảo Vy - Ảnh: Việt Cường và Tư liệu nhân vật cung cấp