Đề thờ hồn ngựa, người Mông lập bàn thờ giữa bản gồm có vàng mã, tù và và cắt giấy những hình chú ngựa dán lên. Ảnh: Hải Yến
![](https://imagevietnam.vnanet.vn/Upload/2020/2/11/11022020100149606-2_resize.jpg)
Theo phong tục, thầy cúng thực hiện nghi lễ cúng hồn ngựa phải dùng giấy che mặt. Người Mông quan niệm, ngựa cũng như người, cũng biết yêu thương và thù ghét.
Trong quá trình thầy cúng gọi hồn ngựa về để ngựa không nhận diện được, hồn ngựa không theo thầy cúng để quấy phá. Ảnh: Hải Yến
![](https://imagevietnam.vnanet.vn/Upload/2020/2/11/11022020100149949-3_resize.jpg)
Thầy cúng dùng chiêng để gọi linh hồn những chú ngựa đã chết trong năm qua. Ảnh: Hải Yến
![](https://imagevietnam.vnanet.vn/Upload/2020/2/11/11022020100150246-4_resize.jpg)
Người tham gia phục vụ lễ cúng phải là nam giới và phải đeo dải tua giấy lên người. Dải tua giấy tượng trưng cho vật trừ tà trong đời sống tâm linh của người Mông.
Ảnh: Hải Yến
![](https://imagevietnam.vnanet.vn/Upload/2020/2/11/11022020100150543-5_resize.jpg)
Thầy cúng nói lời cảm ơn hồn ngựa trước ban thờ. Ảnh: Hải Yến
![](https://imagevietnam.vnanet.vn/Upload/2020/2/11/11022020100150857-6_resize.jpg)
Xung quan ban thờ hồn ngựa, người Mông treo những thanh gươm bằng gỗ. Người tham gia phục vụ lễ cúng đi quanh những thanh gươm gỗ
hò hét để hồn ngựa không đi theo người về nhà và quấy phá cuộc sống của họ. Ảnh: Hải Yến
![](https://imagevietnam.vnanet.vn/Upload/2020/2/11/11022020100151185-7_resize.jpg)
Kết thúc buổi lễ, thầy cúng thông báo rằng, hồn ngựa đã nghe lời thỉnh cầu của dân bản,
hồn ngựa sẽ không về quấy phá cuộc sống của người dân và luôn phù hộ cho gia chủ năm tới mùa màng tốt tươi, chăn nuôi thuận lợi. Ảnh: Hải Yến
Tục thờ Ngựa hay tín ngưỡng thờ Ngựa của người Mông là việc thực hành hoạt động thờ phượng, cúng bái hình tượng con ngựa bằng các phương thức khác nhau, xuất phát từ việc tồn sùng loài ngựa. Ảnh: Hải Yến
Trong tâm thức của người Mông, với bản tính tốt đẹp mà con người đã gán cho nó, thần thánh hóa nó, huyền thoại nó do đó, con ngựa đã trở thành hình tượng nghệ thuật, trở thành con vật linh thiêng, hoá thân vào đời sống văn hoá tâm. Ảnh: Hải Yến
![](https://imagevietnam.vnanet.vn/Upload/2020/2/11/11022020100152200-HUAN0401_resize.jpg)
Chính vì thế, tục cúng hồn ngựa được cộng đồng người Mông rất chú trọng và được tổ chức thường niên vào dịp mùa Xuân. Ảnh: Hải Yến
![](https://imagevietnam.vnanet.vn/Upload/2020/2/11/11022020100152513-HUAN0434_resize.jpg)
Thầy cúng thông báo cho gia chủ biết, hồn ngựa đã chấp nhận lời khẩn cầu và sẽ phù hộ cho dân bản. Ảnh: Hải Yến
![](https://imagevietnam.vnanet.vn/Upload/2020/2/11/11022020100152779-HUAN0436_resize.jpg)
Gia chủ thụ hưởng lễ vật trong Lễ cúng hồn ngựa. Ảnh: Hải Yến
Trong quan niệm cổ xưa của người Mông, ngựa là con vật có bản tính mau lẹ, hăng hái, sung mãn. Đặc tính này rất phù hợp với tính cách của người Mông nên tập tục cúng hồn ngựa là một nét sinh hoạt văn hóa tâm linh quan trọng trong đời sống của người Mông. Ảnh: Hải Yến
|