Hà Giang là vùng đất cổ, nơi sinh sống của cộng đồng hơn 20 dân tộc ít người với nhiều phong tục, tập quán, văn hoá truyền thống và những lễ hội sinh động, hấp dẫn du khách đến tham quan, tìm hiểu.
Nơi đây có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Cổng Trời, núi đôi Quản Bạ (huyện Quản Bạ); dinh thự nhà Vương, cột cờ Quốc gia Lũng Cú (huyện Đồng Văn); đèo Mã Pì Lèng (huyện Mèo Vạc); thác Tiên - đèo Gió, bãi đá cổ Nấm Dẩn (huyện Xín Mần); suối khoáng Quảng Ngần (huyện Vị Xuyên)... rất hấp dẫn du khách đến tham quan, nghiên cứu tìm hiểu.
Đặc biệt, năm 2010, Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn chính thức được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu, trở thành công viên địa chất đầu tiên của Việt Nam và thứ hai ở Đông Nam Á, sau công viên Langkawi của Malaysia. Năm 2012, ruộng bậc thang huyện Hoàng Su Phì được công nhận là Di tích cấp Quốc gia, tiếp đến năm 2015 lại được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Có thể nói, Hà Giang đang sở hữu những tài nguyên du lịch rất có giá trị.
Đến với Hà Giang, du khách sẽ được đắm mình trong một không gian miền núi hoang sơ, hùng vĩ và thơ mộng với những dãy núi đá tai mèo lởm chởm, trập trùng, trải dài mênh mang đến hút tầm mắt; những thửa ruộng bậc thang đẹp như bức họa của thiên nhiên giữa núi rừng với sắc vàng óng ả khi vào mùa gặt và lung linh phản chiếu mây trời vào mùa đổ nước; hay những cánh đồng hoa tam giác mạch tím hồng chạy len lỏi giữa những triền núi đá nhấp nhô; và thấp thoáng đó đây là những nếp nhà sàn của đồng bào dân tộc vùng cao nằm lặng lẽ bình yên trong bóng khói lam chiều của miền sơn cước...
Vào miền đá núi
Cao nguyên đá Đồng Văn nằm ở độ cao trung bình 1.000 - 1.600m so với mực nước biển, trải dài qua địa bàn 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang với tổng diện tích hơn 2.300km². Theo các nhà nghiên cứu, đây là một trong những vùng núi đá vôi đặc biệt của cả nước, chứa đựng những dấu ấn tiêu biểu về lịch sử phát triển kéo dài hàng triệu năm của vỏ Trái Đất.
Để ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của Cao nguyên đá Đồng Văn, từ trung tâm thành phố Hà Giang, du khách đi theo Quốc lộ 4C một quãng đường dài chừng hơn 40 cây số thì tới huyện Quản Bạ, rồi từ đó lần lượt đi tiếp lên các huyện Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc. Tổng chiều dài chặng đường phải vượt qua khoảng chừng hơn 150 cây số, đường đèo núi quanh co, khúc khuỷu đầy thử thách nhưng thú vị vô cùng.
Dọc đường đi, du khách không chỉ được thả hồn mình vào cảnh núi non trùng điệp với những dãy núi đá tai mèo sắc nhọn chĩa tua tủa lên trời xanh như muốn thi gan cùng tuế nguyệt, mà còn được khám phá nhiều cảnh đẹp mê hồn khác như Cổng trời Quản Bạ cao 1.500m so với mực nước biển, đèo Cán Tỷ hiểm trở, quanh co, đèo Mã Pì Lèng một trong “tứ đại đỉnh đèo” của vùng núi phía Bắc, và cả những cánh rừng thông đại ngàn vi vu gió núi...
Cao nguyên đá Đồng Văn có địa hình hiểm trở, khí hậu mang nhiều sắc thái ôn đới và chia làm 2 mùa rõ rệt, đó là mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 24-28ºC, mùa đông nhiệt độ có khi xuống tới -5ºC, khí trời buốt giá như ở phương Tây.
Cao nguyên đá Đồng Văn mùa nào cũng đẹp, nhưng đẹp nhất là vào mùa hoa tam giác mạch, mùa hoa cải vàng và mùa hoa đào nhuộm thắm núi rừng. Theo kinh nghiệm của những người từng đi khám phá Hà Giang thì mùa hoa tam giác mạch đẹp nhất là vào độ tháng 10 và tháng 11. Lúc đó, những cánh đồng ở Phố Là, Sủng Là, Lũng Táo, Ma Lé... ngợp một sắc tím hồng của loài hoa dân dã nhưng có sức hút đến mê hồn người. Mùa xuân sang, khi những cánh đồng hoa cải nở vàng ven triền núi và những gốc đào rừng bung nụ đỏ hồng e ấp trên các mái ngói rêu phong, phố núi Đồng Văn lại mang trên mình một vẻ đẹp mê hoặc đến lạ kì.
Đến với Cao nguyên đá Đồng Văn, du khách còn được chiêm ngưỡng dinh thự nhà Vương cổ kính được bảo tồn nguyên vẹn sau bao thăng trầm của lịch sử; được lướt đi trên con đường Hạnh Phúc, một kì tích sáng tạo thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và cả máu của tuổi trẻ vùng cao ngày trước; được ngập chìm trong cảm giác tự hào trước Cột cờ Lũng Cú uy nghi với lá cờ Tổ quốc tung bay nơi địa đầu đất nước; và đặc biệt là được khám phá những phong tục tập quán và đời sống văn hóa vô cùng độc đáo của đồng bào các dân tộc vùng cao.
Cuộc sống nơi cực Bắc của Tổ quốc
Cùng với vẻ đẹp kì vĩ của Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang còn có di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì. Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì có lịch sử hình thành từ 3 - 4 thế kỉ trước, nằm trên địa bàn các xã Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Bản Phùng, Hồ Thầu, Nậm Ty, Thông Nguyên. Đây là một cảnh đẹp nổi tiếng của Việt Nam, đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hàng năm, vào khoảng cuối tháng 9 đến đầu tháng 10, những thửa ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì bắt đầu chín vàng rực. Men theo các triền núi, những thửa ruộng bậc thang nhấp nhô lượn sóng vàng ươm như những tấm thảm vàng khổng lồ vắt ngang lưng chừng núi. Thấp thoáng xa xa giữa mùa vàng là bóng đồng bào Mông lom khom gặt lúa làm cho khung cảnh của miền sơn cước vốn yên bình càng thêm phần thơ mộng. Khác với mùa lúa chín, vào độ tháng 5, tháng 6, những khu ruộng bậc thang vào mùa nước đổ lại trở nên lóng lánh như những chiếc gương khổng lồ soi bóng mây bay. Cảnh sắc trời nước vùng cao lúc này trông vô cùng ảo diệu, khiến cho lòng người chẳng muốn rời xa.
Với những lợi thế trên, từ nhiều năm nay, Hà Giang đã chú trọng phát triển nhiều loại hình du lịch để thu hút du khách, trong có có việc thành lập các Làng văn hóa du lịch cộng đồng, đẩy mạnh phát triển loài hình du lịch homestay. Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh Hà Giang đã có 46 Làng văn hóa du lịch cộng đồng, trong đó có 29 làng đã chính thức đi vào hoạt động, 17 làng đang được đầu tư xây dựng. Đa số các làng đã đi và hoạt động là các làng của đồng bào dân tộc Mông, Dao, Tày, Pà Thẻn... và một số làng của các dân tộc ít người khác.
Theo ông Trần Đức Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, Hà Giang đặt mục tiêu đến năm 2020 du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng, thu hút được 1,5 triệu lượt khách trở lên để tạo tiền đề đến năm 2030 du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Theo đó, Hà Giang ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng du lịch tại vùng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn và Di tích Quốc gia ruộng bậc thang Hoàng Su Phì; phát triển đa dạng hoá các loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử, địa chất, tâm linh, nghỉ dưỡng...; tăng cường quảng bá, kết nối các tua - tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh, kể cả với nước ngoài, nhất là với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.
Với những tiềm năng, thế mạnh sẵn có như trên, tin tưởng rằng du lịch Hà Giang sẽ cất cánh trong tương lai gần, đưa Hà Giang trở thành một trong những địa bàn trọng điểm về du lịch và là điểm đến hấp dẫn nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc./.
Bài: Hoàng Quang Hà, Minh Tâm
Nơi đây có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Cổng Trời, núi đôi Quản Bạ (huyện Quản Bạ); dinh thự nhà Vương, cột cờ Quốc gia Lũng Cú (huyện Đồng Văn); đèo Mã Pì Lèng (huyện Mèo Vạc); thác Tiên - đèo Gió, bãi đá cổ Nấm Dẩn (huyện Xín Mần); suối khoáng Quảng Ngần (huyện Vị Xuyên)... rất hấp dẫn du khách đến tham quan, nghiên cứu tìm hiểu.
Dốc Chín Khoanh ở Phố Cáo, Đồng Văn với những cung đường đèo núi quanh co, hiểm trở. Ảnh: Hoàng Quang Hà Du khách ngắm cảnh đèo Mã Pì Lèng, một trong “tứ đại đỉnh đèo” của vùng núi phía Bắc, nằm ở độ cao 1.600m đến 1.800m so với mực nước biển. Ảnh: Hoàng Quang Hà Những cánh đồng hoa tam giác mạch trồng xen kẽ giữa những triền núi đá tai mèo của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Ảnh: Tất Sơn Đường giao thông ở vùng cao Hà Giang đã được xây dựng hoàn thiện giúp cho du khách di chuyển thuận tiện khi đến với Cao nguyên đá Đồng Văn. Ảnh: Tất Sơn |
Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang, lượng khách du lịch đến với Hà Giang tăng nhanh, tốc độ tăng bình quân trên 20%/năm. Từ đầu năm 2016 đến nay, Hà Giang đã đón khoảng 800.000 lượt khách, tăng 5% so với cùng kì năm 2015; doanh thu từ du lịch, dịch vụ du lịch đạt khoảng 800 tỉ đồng. |
Đến với Hà Giang, du khách sẽ được đắm mình trong một không gian miền núi hoang sơ, hùng vĩ và thơ mộng với những dãy núi đá tai mèo lởm chởm, trập trùng, trải dài mênh mang đến hút tầm mắt; những thửa ruộng bậc thang đẹp như bức họa của thiên nhiên giữa núi rừng với sắc vàng óng ả khi vào mùa gặt và lung linh phản chiếu mây trời vào mùa đổ nước; hay những cánh đồng hoa tam giác mạch tím hồng chạy len lỏi giữa những triền núi đá nhấp nhô; và thấp thoáng đó đây là những nếp nhà sàn của đồng bào dân tộc vùng cao nằm lặng lẽ bình yên trong bóng khói lam chiều của miền sơn cước...
Vào miền đá núi
Cao nguyên đá Đồng Văn nằm ở độ cao trung bình 1.000 - 1.600m so với mực nước biển, trải dài qua địa bàn 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang với tổng diện tích hơn 2.300km². Theo các nhà nghiên cứu, đây là một trong những vùng núi đá vôi đặc biệt của cả nước, chứa đựng những dấu ấn tiêu biểu về lịch sử phát triển kéo dài hàng triệu năm của vỏ Trái Đất.
Để ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của Cao nguyên đá Đồng Văn, từ trung tâm thành phố Hà Giang, du khách đi theo Quốc lộ 4C một quãng đường dài chừng hơn 40 cây số thì tới huyện Quản Bạ, rồi từ đó lần lượt đi tiếp lên các huyện Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc. Tổng chiều dài chặng đường phải vượt qua khoảng chừng hơn 150 cây số, đường đèo núi quanh co, khúc khuỷu đầy thử thách nhưng thú vị vô cùng.
Dọc đường đi, du khách không chỉ được thả hồn mình vào cảnh núi non trùng điệp với những dãy núi đá tai mèo sắc nhọn chĩa tua tủa lên trời xanh như muốn thi gan cùng tuế nguyệt, mà còn được khám phá nhiều cảnh đẹp mê hồn khác như Cổng trời Quản Bạ cao 1.500m so với mực nước biển, đèo Cán Tỷ hiểm trở, quanh co, đèo Mã Pì Lèng một trong “tứ đại đỉnh đèo” của vùng núi phía Bắc, và cả những cánh rừng thông đại ngàn vi vu gió núi...
Di tích kiến trúc nghệ thuật Nhà Vương thuộc xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn là một dinh thự kiêm pháo đài của dòng họ Vương ở Đồng Văn, có diện tích 1.120m2. Cấu trúc ngôi nhà theo ba lớp cao dần từ bên ngoài vào trong gồm tiền dinh - trung dinh - hậu dinh. Ba lớp này được bố cục kiến trúc rất chặt chẽ, tạo thành một thể thống nhất. Ảnh: Hoàng Quang Hà Người Mông canh tác trên những dãy đá tai mèo trên Cao nguyên đá Đồng Văn. Ảnh: Tư liệu Báo ảnh Việt Nam Người phụ nữ Mông gùi đậu tương vừa thu hoạch được trên nương về nhà. Ảnh: Hoàng Quang Hà Nghệ nhân dệt lanh người dân tộc Mông Giàng Thị Có đang dệt những mảnh vải lanh bằng phương pháp cổ truyền tại xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Ảnh: Hoàng Quang Hà Người Mông ở huyện Đồng Văn sử dụng chày gỗ và các tấm ván trình tường để làm ngôi nhà của mình. Ảnh: Hoàng Quang Hà Những người phụ nữ dân tộc Mông ở Đồng Văn vận chuyển gạch lên bản xây nhà mới. Ảnh: Việt Cường Du khách đắm mình với mùa “Cao nguyên đá nở hoa” vào dịp cuối năm. Ảnh: Việt Cường |
Một số Làng văn hóa du lịch cộng đồng tiêu biểu ở Hà Giang: thôn Lũng Cẩm Trên (xã Sủng Là, huyện Đồng Văn), thôn Làng Giang (xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì), thôn Bản Lạn (xã Yên Phú, huyện Bắc Mê), thôn Nặm Đăm (xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ), thôn Tha và thôn Tiến Thắng (thành phố Hà Giang), thôn Khuổi Lác (huyện Vị Xuyên), thôn Nậm An (huyện Bắc Quang), thôn My Bắc (huyện Quang Bình). |
Cao nguyên đá Đồng Văn mùa nào cũng đẹp, nhưng đẹp nhất là vào mùa hoa tam giác mạch, mùa hoa cải vàng và mùa hoa đào nhuộm thắm núi rừng. Theo kinh nghiệm của những người từng đi khám phá Hà Giang thì mùa hoa tam giác mạch đẹp nhất là vào độ tháng 10 và tháng 11. Lúc đó, những cánh đồng ở Phố Là, Sủng Là, Lũng Táo, Ma Lé... ngợp một sắc tím hồng của loài hoa dân dã nhưng có sức hút đến mê hồn người. Mùa xuân sang, khi những cánh đồng hoa cải nở vàng ven triền núi và những gốc đào rừng bung nụ đỏ hồng e ấp trên các mái ngói rêu phong, phố núi Đồng Văn lại mang trên mình một vẻ đẹp mê hoặc đến lạ kì.
Đến với Cao nguyên đá Đồng Văn, du khách còn được chiêm ngưỡng dinh thự nhà Vương cổ kính được bảo tồn nguyên vẹn sau bao thăng trầm của lịch sử; được lướt đi trên con đường Hạnh Phúc, một kì tích sáng tạo thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và cả máu của tuổi trẻ vùng cao ngày trước; được ngập chìm trong cảm giác tự hào trước Cột cờ Lũng Cú uy nghi với lá cờ Tổ quốc tung bay nơi địa đầu đất nước; và đặc biệt là được khám phá những phong tục tập quán và đời sống văn hóa vô cùng độc đáo của đồng bào các dân tộc vùng cao.
Cuộc sống nơi cực Bắc của Tổ quốc
Cùng với vẻ đẹp kì vĩ của Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang còn có di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì. Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì có lịch sử hình thành từ 3 - 4 thế kỉ trước, nằm trên địa bàn các xã Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Bản Phùng, Hồ Thầu, Nậm Ty, Thông Nguyên. Đây là một cảnh đẹp nổi tiếng của Việt Nam, đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hàng năm, vào khoảng cuối tháng 9 đến đầu tháng 10, những thửa ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì bắt đầu chín vàng rực. Men theo các triền núi, những thửa ruộng bậc thang nhấp nhô lượn sóng vàng ươm như những tấm thảm vàng khổng lồ vắt ngang lưng chừng núi. Thấp thoáng xa xa giữa mùa vàng là bóng đồng bào Mông lom khom gặt lúa làm cho khung cảnh của miền sơn cước vốn yên bình càng thêm phần thơ mộng. Khác với mùa lúa chín, vào độ tháng 5, tháng 6, những khu ruộng bậc thang vào mùa nước đổ lại trở nên lóng lánh như những chiếc gương khổng lồ soi bóng mây bay. Cảnh sắc trời nước vùng cao lúc này trông vô cùng ảo diệu, khiến cho lòng người chẳng muốn rời xa.
Hà Giang là địa phương có lợi thế phát triển loại hình du lịch homestay để du khách khám phá phong tục tập quán và đời sống văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Mông, Dao, Tày, Pà Thẻn... ở các bản làng. Ảnh: Trương Tuấn Giang Bà con dân tộc Mông chuẩn bị mạ non cho vụ cấy mới trên những thửa ruộng bậc thang. Ảnh: Phạm Lự Mâm cơm và lễ cúng thần lúa của bà con dân tộc Dao, huyện Hoàng Su Phì. Ảnh: Hoàng Quang Hà Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì vào mùa đổ nước. Ảnh: Phạm Lự Phố cổ Đồng Văn. Ảnh: Hoàng Quang Hà Hội chọi dê được tổ chức hàng năm tại huyện Hoàng Su Phì. Ảnh: Hoàng Quang Hà Trò chơi đu quay của trẻ em dân tộc La Chí, xã Bản Phùng, huyện Hoàng Su Phì. Ảnh: Hoàng Quang Hà Các em bé dân tộc Mông xúng xính trong các bộ trang phục truyền thống dạo chơi trên đèo Mã Pì Lèng trong dịp tết Nguyên Đán. Ảnh: Việt Cường |
Với những lợi thế trên, từ nhiều năm nay, Hà Giang đã chú trọng phát triển nhiều loại hình du lịch để thu hút du khách, trong có có việc thành lập các Làng văn hóa du lịch cộng đồng, đẩy mạnh phát triển loài hình du lịch homestay. Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh Hà Giang đã có 46 Làng văn hóa du lịch cộng đồng, trong đó có 29 làng đã chính thức đi vào hoạt động, 17 làng đang được đầu tư xây dựng. Đa số các làng đã đi và hoạt động là các làng của đồng bào dân tộc Mông, Dao, Tày, Pà Thẻn... và một số làng của các dân tộc ít người khác.
Theo ông Trần Đức Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, Hà Giang đặt mục tiêu đến năm 2020 du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng, thu hút được 1,5 triệu lượt khách trở lên để tạo tiền đề đến năm 2030 du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Theo đó, Hà Giang ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng du lịch tại vùng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn và Di tích Quốc gia ruộng bậc thang Hoàng Su Phì; phát triển đa dạng hoá các loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử, địa chất, tâm linh, nghỉ dưỡng...; tăng cường quảng bá, kết nối các tua - tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh, kể cả với nước ngoài, nhất là với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.
Với những tiềm năng, thế mạnh sẵn có như trên, tin tưởng rằng du lịch Hà Giang sẽ cất cánh trong tương lai gần, đưa Hà Giang trở thành một trong những địa bàn trọng điểm về du lịch và là điểm đến hấp dẫn nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc./.
(Nguồn: Ủy ban Dân tộc của Chính phủ) |
Bài: Hoàng Quang Hà, Minh Tâm
Ảnh: Hoàng Quang Hà, Việt Cường, Tất Sơn,
Phạm Lự, Trương Tuấn Giang và Tư liệu Báo ảnh Việt Nam
Phạm Lự, Trương Tuấn Giang và Tư liệu Báo ảnh Việt Nam