Tiềm năng địa phương

Nghề làm bánh phồng ở An Hiệp

 Những năm gần đây, sản phẩm bánh phồng ở xã An Hiệp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre không chỉ đặc sản của riêng địa phương mà còn tạo dựng được thương hiệu nức tiếng miền Tây Nam Bộ. 
Thời gian đầu, bánh phồng chỉ xuất hiện trong dịp lễ, Tết truyền thống của người vùng Ba Tri. Nhưng thức quà này kết hợp của vị ngọt của bột, vị béo của trái dừa quê hương vị thơm lừng cùng với các gia vị khác tạo thành chiếc bánh phồng đặc sản truyền thống của người dân nơi đây.

Để có được chiếc bánh phồng chất lượng thì khâu nguyên liệu rất quan trọng. Nguyên liệu chính gồm 2 loại là nếp và khoai mì (sắn). Để làm bột bánh phồng nhất thiết là loại lúa nếp và khoai mì đặc trưng của Bến Tre và sau đó dùng nước cốt dừa làm bánh. Gạo nếp ngâm vài tiếng đồng hồ để nếp mềm, vo thật sạch hấp cách thuỷ cho nếp chín, khoai mì cũng vậy. Sau đó, nếp vừa chín cho vào máy giã bột cùng với nước cốt dừa đường, được các thợ làm bánh nêm nếm sao cho vừa miệng các thực khách. Xong giai đoạn trộn đều và xay nhuyễn thì bước tiếp theo khâu cán bánh. Bánh cán xong mang đi phơi liền trên chiếc chiếu mới trải trong nắng giòn. Phơi bánh cũng đòi hỏi sự cần mẫn và chăm chỉ của dân quê.


Công đoạn đầu tiên để làm bánh phồng là trộn bột nếp và khoan mì nhuyễn và đều, mịn mới cho gia vị.


Đường tinh luyện được cho vào trong quá trình giã bột.


Cùi dừa nạo được cho vào trong quá trình giã bột.


Bột được giã đều đưa vào máy cán.


Và tạo hình tròn cho bánh phồng.


Người thợ sẽ bóc những phần bột thừa trong quá trình tạo hình tròn cho bánh phồng.


Bánh được tạo hình tròn và đều có màu vàng đặc trưng.


Thông thường, bánh phồng phơi một nắng là có thể thưởng thức.


Bánh phồng làm từ bột nếp rất được khách hàng ưa chuộng.


Bà con xã An Hiệu đóng gói bánh phồng đưa đi tiêu thụ.

Bánh phồng An Hiệp được xem là đặc sản Bến Tre nức tiếng có mùi vị riêng, béo, ngậy có thể ăn sống hoặc nướng lên.

Một túi bánh phồng 50 cái phân phối cho các cơ sở, tiệm đầu mối với 250 nghìn đồng. Tính theo giá trị của chiếc bánh thì một chiếc bánh có giá dao động từ  5.000 – 10.000 nghìn đồng. Theo chị Bùi Thị Diễm Kiều – Phó chủ tịch xã An Hiệp chia sẻ: “ Hiện xã An Hiệp có hơn 10 hộ kinh doanh làm bánh phồng, mỗi cơ sở sản xuất thu hút vài chục nhân công lao động, tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân trong vùng với thu nhập động dao động từ 5 – 6 triệu đồng/người/tháng ”.

Chị Diễm cho biết thêm: “Thời gian tới xã An Hiệp sẽ thành lập tổ liên kết hợp tác các cơ sở bánh phồng lại với nhau, tìm đầu ra ổn định cho các cơ sở ở đây ”.

Như vậy, việc kết hợp giữa làng nghề bánh phồng An Hiệp, cũng như nhiều làng nghề khác, quảng bá đối với du khách trong hoạt động du lịch sẽ giúp góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và thu nhập của người dân xã An Hiệp nói riêng và tỉnh Bến Tre nói chung./.

 
Thực hiện: Thông Hải


Top