Tương truyền, nghề này có thứ thế kỷ thứ 17 do ông Nguyễn Quý Trị (người làng Kiêu Kỵ) nghĩ ra và truyền dạy cho người dân trong làng. Để tưởng nhớ công ơn của người đã chuyền dạy nghề cho mình, dân làng Kiêu Kị đã tôn ông làm Tổ nghề và lập miếu để thờ cúng.
Đi theo chỉ dẫn của người dân chúng tôi có mặt tại nhà gia đình Nghệ nhân Lê Văn Vòng đã có 9 đời làm nghề dát vàng, bạc để tìm hiểu về nghề này. Năm nay đã ngoài 60 tuổi, nghệ nhân Lê Văn Vòng vẫn tràn đầy tâm huyết với việc duy trì và phát triển nghề truyền thống dát vàng quỳ.
Xưởng dát vàng của nghệ nhân Lê Văn Vòng tại xã Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội.
Nhiều hộ gia đình già trẻ lớn bé đều chung tay sản xuất.
Công đoạn xếp đan xen từng miếng vàng với giấy quỳ phải thật cẩn thận để vàng không bị rách hay dính vào tay.
Những gói quỳ thành phẩm sau khi trải qua các công đoạn ráp miếng.
Tùy thuộc vào từng chất liệu sản phẩm các người thợ làng Kiêu Kỵ sẽ tìm từng loại keo sao cho phù hợp để tạo độ kết dính.
Công đoạn dát vàng trên sản phẩm.
Sản phẩm sau khi dát vàng sẽ chờ sau vài phút để đợi độ kết dính giữa vàng và sản phẩm. |
Những thỏi vàng, bạc được đập mỏng, gọi là đập diệp có bề ngang 1cm, được cắt thành những hình vuông nhỏ 1cm2 rồi đặt vào lá giống. Đây là loại giấy dó đem quét nhiều lần bằng mực tự chế trộn với keo da trâu, tạo nên độ bền chắc. Sau đó, diệp sẽ được xếp thành từng cọc 49 lá và đem đi đập vỡ. Trước khi đập vỡ, các sấp diệp sẽ được bọc bằng những lớp vải dày để tránh làm rách giấy lót.
Sau khi đập vỡ, miếng diệp vàng sẽ được bỏ ra và cắt nhỏ thành 16 miếng đều nhau. Đem từng miếng lồng vào những miếng quỳ giống rồi xếp thành từng quỳ và đem đập tiếp. Đây là khâu đập cuối cùng để ra những miếng quỳ hoàn chỉnh. Vì vậy, công đoạn này đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao khi vừa đập, vừa phải kết hợp xoay đều những lá quỳ để cho vàng trải đều ra các góc và tạo nên độ mỏng nhất mà không chìa ra ngoài khỏi lá dống vuông vắn.
Trại quỳ là công đoạn người thợ phải bóc tách từng miếng thành phẩm mỏng tang rồi ép vào giấy dó để vàng không dính vào nhau và không vỡ vụn. Công đoạn này đòi hỏi người thợ phải thật khéo tay và nhẹ nhàng. Thông thường, 1 chỉ vàng sẽ tạo nên được 980 lá quỳ vàng tương đương với gần 1m2.
Công đoạn cuối cùng là thiếp vàng. Những miếng quỳ sẽ được phủ đều lên sản phẩm. Công đoạn này sẽ được thực hiện trong phòng kín gió vì nếu không những lá quỳ mỏng sẽ bị gió thổi bay. Sau khi đã phủ kín bề mặt sản phẩm sẽ được người thợ dùng bút lông đánh bóng. Những vụn vàng sẽ bám chặt vào sản phẩm cần thiếp và tạo sự kết dính.