Nghề Việt

Làng nghề giày da Phú Yên vượt khó xuất khẩu

Giữa bối cảnh các làng nghề truyền thống đang lao đao vì dịch Covid-19 khiến thị trường đóng băng, thì làng nghề giày da Phú Yên (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) lại có hướng đi đột phát, thay đổi tư duy, cách làm, đầu tư công nghệ, đa dạng kênh phân phối và tìm ngách thị trường xuất khẩu.
Khi dịch Covid đang bùng phát, chúng tôi về Phú Yên để mục sở thị cơ sở kinh doanh của gia đình chị Nguyễn Thị Nhạn, một trong những cơ sở chuyên sản xuất dép xăng đan nổi tiếng tại xã. Chúng tôi nhận thấy đã có sự thay đổi trong tư duy, cách làm. Tại xưởng sản xuất, phần lớn các công đoạn làm thủ công trước đây được thay thế bằng hệ thống dây chuyền máy móc hiện đại. Công xuất hiện nay đạt 1700 – 1800 đôi/ngày. Cơ sở sản xuất có 25 lao động cố định, còn lại là các lao động thời vụ tùy theo các đơn hàng lớn.
 
Theo lời chia sẻ của chị Nhạn, sự thay đổi đột phá này đến từ những lời tư vấn của các đối tác cung cấp nguyên vật liệu sản xuất giày da từ nước ngoài. “Họ nói nếu mình muốn sản phẩm đi được xa hơn thì chắc chắn phải đổi mới công nghệ”, chị Nhạn nhớ lại sự tư vấn của các đối tác. Hiện nay, chị Nhạn cùng các cổ đông đang đầu tư dây chuyền chuyên sản xuất dày thể thao. Dự kiến đến quý 3 năm nay chính thức đi vào hoạt động và thuê chuyên gia người nước ngoài trực tiếp đứng máy. 

Theo thống kê của chính quyền xã Phú Yên, toàn xã có 4 thôn, thì 3 thôn tham gia sản xuất giày dép. Các hộ kinh doanh nguyên vật liệu cho làng nghề có 35 hộ. Tổng hộ sản xuất kinh doanh cá thể toàn xã có trên 300 hộ. Số người tham gia sản xuất trực tiếp nghề giày da có trên 2000 người.

Chúng tôi khá bất ngờ khi nghe thông tin chia sẻ về thu nhập đầu người từ ông Nguyễn Đại Hoan, Bí thư xã Phú Yên. Theo ông Hoan, lương bình quân người trực tiếp tham gia làm nghề là từ 7 – 10/triệu/người/tháng. Đặc biệt hơn, ông Hoan cho biết rằng trong quy trình sản xuất, các hộ làm nghề đều tuân thủ tuyệt đối quy định phòng chống dịch của Chính phủ, do đó đến nay trên địa bàn xã chưa xảy ra trường hợp nào mắc Covid-19.



Nhờ có sự tiếp sức tích cực từ phía địa phương và Hiệp hội Da Giày Việt Nam, nhiều hộ gia đình ở Phú Yên đã mạnh dạn chuyển hướng làm ăn lớn.


Một mẫu giày da ở Phú Yên đang trong quá trình hoàn thành.



Tại cở sở sản xuất của chị Nguyễn Thị Nhạn các công đoạn thủ công ngày xưa nay được thay thế bằng dây chuyền máy móc tự động.


Đế dép xăng đan được may bằng máy công nghiệp.

Làng nghề thu hút được rất nhiều lao động với mức lương ổn định, đảm bảo đời sống. 

Nghề làm giày da truyền thống xã Phú Yên được nhiều người biết đến từ thời Pháp thuộc. Theo người dân trong xã kể lại. Vốn là chủ một cơ sở làm hài ở Hải Phòng, trước nhu cầu tăng cao của xã hội lúc đó, cụ Nguyễn Lương Mạc đã học hỏi và chuyển từ làm hài sang làm giày. Sau đó Cụ đã mở các lớp truyền nghề cho con cháu và phát triển cho đến tận bây giờ. 

Năm 1960 Phú Yên mới thành lập được HTX sản xuất và xuất khẩu các loại giày dép da đi các nước Đông Âu. Sau năm 1986, làng nghề giày dép da Phú Yên bắt đầu có bước phát triển mới cùng với công cuộc đổi mới của đất nước. Từ năm 1996 trở lại đây, làng nghề giày dép da Phú Yên mới thực sự phát triển mạnh. Sản lượng làm ra rất là lớn, đạt khoảng 5-6 triệu đôi/năm. Hiện nay, giày dép Phú Yên đã có mặt ở khắp 3 miền trên cả nước, thậm chí còn xuất khẩu sang các thị trường đang phát triển như Lào, Campuchia, châu Phi,…

Đặc biệt, sự phát triển của làng nghề giày dép da Phú Yên có dấu ấn của một bộ máy chính quyền năng động, cởi mở. Theo chia sẻ của ông Nguyễn Đại Hoan, xã đã có những phương án, chỉ đạo hiệu quả để người dân tuân thủ tuyệt đối công tác phòng dịch đảm bảo mục tiêu kép của Chính phủ "vừa chống dịch vừa sản xuất". Năm 2020, toàn xã đã có 4 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 4 sao. Dự kiến, trong năm 2021, xã sẽ đăng ký 5 sản phẩm OCOP.









Mặt hàng giày da Phú Yên ngày nay đa dạng về mẫu mã, chất lượng tốt thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.


Mặt hàng xăng đan da được làm tại Phú Yên.



Các mặt hàng của Phú Yên phục vụ cho cả khách hàng nam và nữ với nhiều mẫu mã và chủng loại khác nhau.



Khách hàng chọn lựa sản phẩm giày tại cơ sở Diên Vui ( Phú Xuyên – Hà Nội).

Hiện nay, toàn xã mới có trên 100 cơ sở đăng ký nhãn hiệu độc quyền với Cục Sở hữu trí tuệ. Cũng theo ông Hoan, ngoài các thị trường đã xuất khẩu, làng nghề còn nhắm đến các thị trường mới như: Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc,…Với tham vọng,  thời gian tới, giày da Phú Yên được tiêu thụ rộng rãi ở các nước trong khu vực Đông Nam Á và một số thị trường khác./.
 
Bài: Thảo Vy - Ảnh: Trần Thanh Giang

Maypaperflower thương hiệu hoa giấy mang đậm chất Cố Đô

Maypaperflower thương hiệu hoa giấy mang đậm chất Cố Đô

Ra đời từ tình yêu với hoa giấy và mong muốn gìn giữ nét đẹp truyền thống, Maypaperflower đã trở thành một thương hiệu được nhiều người biết đến và góp phần đưa những bông hoa giấy của Huế đến gần hơn với khách du lịch trong và ngoài nước.

Top