Tranh Hàng Trống từ lâu đã được biết đến là một trong những dòng tranh dân gian nổi tiếng của đất kinh kỳ Thăng Long - Hà Nội. Tuy nhiên, trước nhịp sống hiện đại, dòng tranh dân gian này đang dần bị quên lãng trong không gian đô thị hóa. Với mong muốn đưa tranh Hàng Trống quay lại với nghệ thuật đương đại, thầy và trò trường đại học Mỹ thuật Việt Nam đã dự án “Từ truyền thống đến truyền thống” bằng việc làm mới dòng tranh dân gian này từ chất liệu truyền thống lụa và sơn mài của hội họa Việt Nam.
Họa sĩ Nguyễn Thế Sơn - Thành viên dự án “Từ truyền thống đến truyền thống” cho biết, trước năm 1954 phố Hàng Trống thường tấp nập vừa bán trống vừa bán tranh. Người Hà Nội đều có thú vui treo tranh Hàng Trống trang trí trong nhà. Tuy nhiên, sau năm 1954, tranh Hàng Trống dần suy thoái. Đến giờ, tranh Hàng Trống chỉ còn lại nghệ nhân Lê Đình Nghiêm nỗ lực duy trì và bảo tồn dòng tranh dân gian này. Họa sĩ Nguyễn Thế Sơn cùng họa sĩ Triệu Khắc Tiến và các em sinh viên đã bắt đầu dự án “Từ truyền thống đến truyền thống” từ tháng 9/2020 với sự hỗ trợ tìm hiểu và hướng dẫn của nghệ nhân Lê Đình Nghiêm.
Dự án “Từ truyền thống đến truyền thống” đã tổ chức triển lãm trưng bày các tác phẩm của gần 30 sinh viên thực hiện trên chất liệu lụa và sơn mài lần đầu vào cuối năm 2020 và đã nhận được thành công ngoài mong đợi với 2000 lượt khách ghé tham quan. Tiếp nối thành công của triển lãm trước, dự án “Từ truyền thống đến truyền thống” tiếp tục tổ chức triển lãm ở đình Nam (Hà Nội) kéo dài đến hết tháng 3/2021. Các tác phẩm đều được những nghệ sĩ trẻ lấy cảm hứng từ tranh Hàng Trống. Các thành viên dự án “Từ truyền thống đến truyền thống” vẽ tranh Hàng Trống trên chất liệu sơn mài. Ảnh: Dự án “Từ truyền thống đến truyền thống” cung cấp Kỹ thuật mài các họa tiết tranh Hàng Trống. Ảnh: Dự án “Từ truyền thống đến truyền thống” cung cấp Nội dung tranh dân gian Hàng Trống được khắc họa sinh động trên kĩ thuật sơn mài. Ảnh: Dự án “Từ truyền thống đến truyền thống” cung cấp Vẽ nội dung tranh dân gian Hàng Trống trên chất liệu lụa. Ảnh: Dự án “Từ truyền thống đến truyền thống” cung cấp Các thành viên dự án “Từ truyền thống đến truyền thống” sáng tạo nội dung tranh dân gian Hàng Trống trên chất liệu lụa phục vụ triển lãm. Ảnh: Dự án “Từ truyền thống đến truyền thống” cung cấp Tỉ mẫn vẽ từng họa tiết dân gian trên lụa. Ảnh: Dự án “Từ truyền thống đến truyền thống” cung cấp Vẽ họa tiết tranh dân gian Hàng Trống trên đèn lồng. Ảnh: Dự án “Từ truyền thống đến truyền thống” cung cấp Quá trình thực hiện các tác phẩm chuẩn bị cho Triển lãm của nhóm sinh viên khoa Hội họa trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Ảnh: Tư liệu của Dự án “Từ truyền thống đến truyền thống”
Du khách tham quan triển lãm từ Dự án “Từ truyền thống đến truyền thống”. Ảnh: Công ĐạtNhững bức tranh dân gian Hàng Trống được thể hiện trên các chất liệu khác nhau đã thu hút nhiều người yêu tranh dân gian đến chiêm ngưỡng tại Triển lãm. Ảnh: Công Đạt |
Họa sĩ Triệu Khắc Tiến cho biết, giữa tranh Hàng Trống với nghệ thuật sơn mài, vẽ lụa có nhiều điểm tương đồng có thể phát triển. Đặc biệt, tranh Hàng Trống sử dụng các nét rất tinh tế thì cũng giống với kỹ thuật đi nét của tranh sơn mài. Với tinh thần muốn đem đến cho mọi người hiểu thêm về những điều xưa cũ mới mẻ, từng tác phẩm đều có hướng dẫn, chỉ dẫn ý tưởng là lấy cảm hứng từ bức tranh nào để người xem vừa hiểu.
Trong đó có thể kể đến một số bức tranh “Chim Công”, “Lý ngư vọng nguyệt” của họa sĩ Nguyễn Thị Như Quỳnh sau khi quan sát và tìm hiểu thấy tranh Hàng Trống và tranh sơn mài có nhiều điểm giống nhau từ màu sắc có độ chuyển cho đến tính tỉ mỉ khi vẽ, đặc biệt là chi tiết nét của tranh Hàng Trống rất hợp để đi nét sơn mài. Chính vì thế, họa sĩ Nguyễn Thị Như Quỳnh đã tận dụng bản nét của tranh kết hợp với chất liệu sơn mài để tranh Hàng Trống có màu sắc mới và âm điệu tươi vui mang lại cảm xúc mới cho người xem.
Hay tác phẩm “Rọi về ký ức” của tác giả Nguyễn Cẩm Nhung đã tạo ra để hướng người xem trở về với truyền thống, khơi mở lại văn hóa dân gian qua những hình ảnh quen thuộc của các tranh “Thầy đồ cóc”, “Cá chép vượt vũ môn”...
Anh Nguyễn Thế Sơn cho biết thêm, dự án “Từ truyền thống đến truyền thống” giống như gạch nối giữa nghệ nhân tranh Hành Trống và nghệ sĩ trẻ. Dự án không chỉ có ý nghĩa là dự án nghệ thuật, nó còn dự án về mặt kiến trúc khi được hòa quyện trong không gian đình gắn liền với lịch sự của tranh dân gian Hàng Trống./.
Bài: Ngân Hà Ảnh: Công Đạt và Tư liệu của Dự án “Từ truyền thống đến truyền thống” cung cấp