Triển lãm "Khám phá đa dạng công trùng Việt Nam" gần đây đã khai mạc tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, nhằm hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng, Ngày Khoa học và công nghệ (18/5) và Ngày Đa dạng sinh học thế giới (22/5).
Những tác phẩm trưng bày tại triển lãm do nhà nhiếp ảnh Italy, Saulo Bambi (Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Đại học Florence) và nhà côn trùng học PGS Vũ Văn Liên (Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam) thực hiện ở các vùng miền của Việt Nam. Đây cũng là kết quả ghi nhận 10 năm hợp tác khoa học giữa Việt Nam và Italy.
Những tác phẩm trưng bày tại triển lãm do nhà nhiếp ảnh Italy, Saulo Bambi (Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Đại học Florence) và nhà côn trùng học PGS Vũ Văn Liên (Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam) thực hiện ở các vùng miền của Việt Nam. Đây cũng là kết quả ghi nhận 10 năm hợp tác khoa học giữa Việt Nam và Italy.
Quang cảnh Triển lãm "Khám phá đa dạng công trùng Việt Nam" tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Du khách tham quan triển lãm. Các nhân viên của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam làm tiêu bản côn trùng ngay bên ngoài cửa triển lãm. Nhóm hình ảnh về nạn phá rừng gây ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài côn trùng cũng được trưng bày trong triển lãm. Các chuyên gia nước ngoài nghiên cứu về côn trùng ở Việt Nam. |
Triển lãm nhằm góp phần nâng cao sự hiểu biết về thế giới côn trùng và môi trường sống của chúng, với hy vọng có thể khuyến khích việc bảo vệ sự đa dạng của côn trùng nói riêng, các loài động và thực vật nói chung, để giữ gìn và bảo vệ môi trường sống cho hiện tại và cho các thế hệ tương lai.
Côn trùng là nhóm sinh vật đông đảo nhất trên hành tinh, với hơn 1 triệu loài đã biết, chiếm gần 80% tổng số loài sinh vật trên trái đất. Phần lớn côn trùng là có ích hoặc vô hại, chỉ có chưa đến 0,1% số loài là gây hại. Côn trùng có mặt ở hầu khắp mọi nơi, trong đó đa dạng nhất là ở rừng nhiệt đới.
Thông qua triển lãm này, tác giả Vũ Văn Liên muốn nhắn nhủ: “Hãy tôn trọng và cùng chung sống hòa bình với thế giới tự nhiên, để thế giới tự nhiên mãi mãi đồng hành với con người!”./.
Một số hình ảnh côn trùng trong triển lãm:
Loài mối không sống riêng lẻ mà sống thành các đàn lớn. Một loại châu chấu độc đáo. Trong môi trường sống, có các loài côn trùng khác nhau sinh sống, mỗi loài thích nghi hoàn toàn với môi trường sống đó. Nhờ hình dạng và màu sắc, con châu chấu này hoàn toàn hòa lẫn vào rêu trên thân cây. Côn trùng có thể là con mồi hay kẻ săn mồi – không thể thiếu trong việc duy trì sự cân bằng tự nhiên của các hệ sinh thái. Loài rầy có màu sắc sặc sỡ này có thể là con mồi của các loài khác, chức năng của phần phụ dài trên đầu vẫn chưa rõ ràng. Con sâu bướm này trông có vẻ dễ bị tổn thương, nhưng nó có “vũ khí” của riêng mình, trong đó phần phụ (sừng) màu đỏ và mắt giả trông giống như đầu của một con rắn, do đó khiến những kẻ săn mồi sợ hãi. Sâu bướm có thể có hình dạng và màu sắc đáng kinh ngạc. Những chiếc gai độc nhỏ trên cơ thể sâu bướm để bảo vệ nó khỏi bị săn mồi. Màu đen và xanh lục của con sâu này khiến những kẻ săn mồi khó nhìn thấy khi nó ở trên một chiếc lá. Hai mẩu dài trên đuôi cũng có tác dụng gây nhầm lẫn cho kẻ săn mồi, tưởng rằng cái đầu nằm ở đó. Đôi khi sâu ngài (bướm đêm) có thể tập hợp thành những đàn lớn; lông độc để bảo vệ chúng khỏi kẻ săn mồi. Ăng ten (râu đầu) của con ngài này là một trong những cơ quan cảm giác chính, những cấu trúc này có thể phát hiện các tín hiệu hóa học trong môi trường. Con đực đôi khi có ăng ten phát triển hơn để xác định vị trí của con cái. Con ngài (bướm đêm) cái này thò ra một cơ quan đặc biệt tiết ra chất pheremon, một chất đặc biệt để thu hút con đực. Ngài (bướm đêm) có thể có những hoa văn hình mắt trên đôi cánh nhằm hăm dọa kẻ săn mồi. Một số loài có hoa văn hình mắt trên đôi cánh, khi bị đe dọa, chúng đột ngột giang đôi cánh và lộ ra đôi mắt giả có thể gây nhầm lẫn và khiến những kẻ săn mồi sợ hãi, đủ thời gian cho ngài có cơ hội bỏ trốn. Côn trùng thường nhỏ nhưng có thể đạt đến kích thước đáng kể, chẳng hạn như loài ngài duyên dáng này. Những cái đuôi dài thu hút sự chú ý của kẻ săn mồi khỏi những khu vực dễ bị tổn thương hơn, thà mất một cái đuôi còn hơn mất đầu. Bướm có hai đôi cánh: hai cánh trước và hai cánh sau. Màu sắc và hoa văn cánh là duy nhất cho mỗi loài. Con bọ hung này sử dụng áo giáp rất cứng để đào xuống đất. Bọ cánh cứng đóng vai trò sinh thái quan trọng bằng cách thu dọn và vùi lấp phân động vật tạo dinh dưỡng cho cây. Những con kẹp kìm đực sử dụng bộ hàm lớn khỏe để chống lại những con đực khác và giữ cho chúng không giao phối được với con cái. Con cái có bộ hàm nhỏ hơn nhiều. Xén tóc là loài côn trùng có thể phát hiện màu sắc và chuyển động với đôi mắt kép lớn gồm hàng trăm, đôi khi hàng ngàn, các tế bào cảm quang nhỏ bé được gọi là “mắt con”. Màu xanh ánh kim lạ thường của loài xén tóc này khá hiếm gặp trong số các loài côn trùng. Loài bọ hà có con đực và con cái rất khác nhau, con đực có cái đầu dài hơn và hai cái đuôi thon dài. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện nhiều loài mới cho khoa học, chẳng hạn như loài bọ cánh cứng chân dài kỳ lạ này. Khi bị đe dọa, nó xoay hai chân sau trên cơ thể. Một con ve sầu độc đáo, khác hẳn những con ve sầu cánh trong chúng ta thường thấy. Tiếng ve sầu là một âm thanh đặc trưng trong những khu rừng nhiệt đới. Con đực của mỗi loài có tiếng kêu gọi bạn tình đặc biệt, có thể nghe thấy bởi con cái cách xa đến 1,5 km. Màu sắc tươi sáng bề ngoài của một số côn trùng, giống như loài bọ đá này, là do khúc xạ ánh sáng trên lớp Kitin bao phủ cơ thể chúng. Bọ cánh cứng là những vật thể bay tốc độ, ấu trùng của chúng sống bên trong gỗ chết. Con bọ cánh cứng hình lá chắn này có thể bám rất chặt vào một chiếc lá mà kẻ săn mồi không thể tách nó ra để ăn. Ánh sáng mặt trời phản chiếu con bọ giống như giọt nước. Giai đoạn chưa trưởng thành của một số côn trùng có thể có hình dạng và màu sắc rất kỳ lạ. Màu sắc sặc sỡ thường chỉ ra rằng chúng không ăn được đối với động vật ăn thịt. Vòi voi là những con bọ cánh cứng đặc biệt, có cái đầu mở rộng rồi kéo dài như một cái “mỏ” với cái miệng ở trên đỉnh đầu để ăn thực vật. Ấu trùng của chúng sống bên trong cây hoặc rễ và đôi khi trong gỗ chết. Một số sâu bướm tạo ra một loại lồng tơ nhỏ để bảo vệ nhộng trong quá trình chuyển hóa thành một con bướm trưởng thành. Một số côn trùng, như loài bọ ngựa này, là động vật ăn thịt và ăn các loài côn trùng khác. Hai chân trước của nó thích nghi với việc bắt và kẹp con mồi. Tiêu bản một số loài bọ cánh cứng được trưng bày trong triển lãm. |
Bài và ảnh: Công Đạt