Thể thao

Huyền ảo võ Hổ

Trong võ cổ truyền của nhiều dân tộc, Hổ là một trong số linh vật có vị trí chủ đạo. Hình tượng của Hổ với những động tác, tư thế và sức mạnh phi thường của loài chúa sơn lâm rừng xanh được thể hiện qua nhiều bài quyền, thế võ Hổ.

Hình tượng của Hổ với sức mạnh của mãnh chúa rừng xanh đã đi vào Võ cổ truyền Việt Nam như một nét đẹp của văn hóa Việt là tinh thần thượng võ. Trong các môn phái ở Việt Nam, võ Hổ xuất hiện khá nhiều như Mãnh hổ xuất sơn của võ Bình Định chân truyền; Hắc Hổ xuyên tâm, Long Hổ quyền của hệ phái Nam Hồng Sơn; Phục Hổ công, Mãnh Hổ quyền của Thăng Long võ đạo; Hồng Hổ quyền của Tây Sơn Bình Định, Long Hổ quyền (Hổ trảo) của Võ lâm vườn trầu…

Võ Sư Nguyễn Ngọc Lâm của võ đường Ngọc Lâm thuộc môn phái Nam Hồng Sơn cho biết, Hổ là một trong những hình tượng quyền lực, Hổ chỉ đứng sau Rồng; trong nhóm ngũ hành: Long, Hổ, Xà, Hạc, Báo. Hổ quyền mô phỏng động tác tấn công, phòng thủ của loài Hổ. Hổ được mệnh danh là chúa sơn lâm của rừng xanh. Hổ chỉ tấn công khi cần phải tự vệ có khả năng chiến đấu rất cao, dũng mãnh. Đây cũng là một trong những bài võ gốc của môn phái Nam Hồng Sơn.

Nam Hồng Sơn là một trong nhiều môn phái võ thuật tại Việt Nam sử dụng hình tượng Hổ để áp dụng vào các bài võ thuật.

Để thực hiện được các kỹ thuật như đúng sức mạnh của ‘’chúa tể sơn lâm’’ đòi hỏi các môn sinh phải cố tố chất
cũng như sự rèn luyện để có được các động tác đánh tấn công, phòng thủ giống như loài Hổ.

Ngoài việc rèn luyện về động tác, bài quyền các môn sinh còn phải tập luyện về sức mạnh, sự bền bỉ, bàn tay cho đúng kĩ thuật về Hổ.

Sau khi rèn luyện được động tác, kĩ thuật các môn sinh sẽ được tập đánh đòn vào sỏi đá để tăng sức chịu đựng cũng như sức mạnh thực chiến.

Võ sư Nguyễn Ngọc Lâm thuộc môn phái Nam Hồng Sơn đang hướng dẫn các đòn đánh trong võ Hổ cho các môn sinh.

Các đòn đánh tấn công, phòng thủ đều được áp dụng theo đúng hình tượng loài Hổ.

Các kĩ thuật trong võ Hổ chủ yếu là dùng tay để thể hiện các kĩ thuật vồ chộp giống như loài Hổ.

Trong Nam Hồng Sơn, võ Hổ có rất nhiều bài trong đó bài Hổ hạc song hình, một trong nhưng đặc trưng tiêu biểu của môn phái này.

Các động tác dứt khoát, xoay chuyển biến hóa của võ Hổ khi đánh đối kháng trong Nam Hồng Sơn.

Trong võ Hổ chủ yếu dùng tay vì thể hiện các kỹ thuật vồ, chộp, tát giống như sức mạnh của chúa tể sơn lâm. Người tập võ Hổ thường phải tập tay khá nhiều từ việc luyện dưới những bãi sỏi, đá hoặc tập đánh vào thân cây để đưa sao cho tay có độ khỏe khi thể hiện những bài công phu trong võ Hổ.

Võ Hổ có rất nhiều bài, nhưng bài Hổ hạc song hình là một trong những bài võ đặc sắc. Ở bài võ này, các động tác chủ yếu phải mở tay thể hiện sức mạnh, thần thái uy nghi của loài Hổ. Các động tác dứt khoát, xoay chuyển biến hóa, dũng mãnh mô phỏng động tác, tư thế tấn công, phòng thủ của loài Hổ. Kỹ thuật là sự kết hợp hài hòa giữa tấn pháp, thủ pháp biến hóa nhằm hỗ trợ cho thủ pháp luôn che phủ kín thân mình khi phòng thủ, dũng mãnh khi tấn công. Đặc biệt khả năng chiến đấu tay không với binh khí hoặc khả năng tự vệ khi có nhiều địch thủ tấn công cùng một lúc.

Thường những người tập võ được 5 năm mới có thể học tập võ hổ. Việc tập luyện võ Hổ cũng giúp người luyện võ tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai, nâng cao khả năng chiến đấu tự vệ./.

 

Thực hiện: Khánh Long/BAVN

Mãn nhãn Giải vô địch thế giới mô tô nước UIM-ABP Aquabike World Championship

Mãn nhãn Giải vô địch thế giới mô tô nước UIM-ABP Aquabike World Championship

Sau 2 ngày tranh tài diễn ra đầy kịch tính, Giải đua mô tô nước thế giới 2024 (UIM-ABP Aquabike World Championship) – chặng đua Grand Prix of Binh Dinh, đã lựa chọn được những gương mặt vận động viên xuất sắc nhất để vinh danh tại đầm Thị Nại (tp.Quy Nhơn, Bình Định).

Top