Ngày nay, nói đến Huế nhiều người không chỉ nghĩ đến một Di sản Văn hóa Thế giới nổi tiếng với những đền đài, lăng tẩm nguy nga, tráng lệ mà còn là một thành phố Festival văn hóa nổi tiếng của Việt Nam và thế giới.
NGÀY HỘI CỦA DI SẢN
Sau những thành công ban đầu của Festival Việt - Pháp giữa thành phố Huế và Codev (Pháp) vào năm 1992, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có ý tưởng tổ chức một Festival có quy mô lớn hơn nhằm tạo cơ hội và sự thuận lợi cho việc quảng bá Huế, thành phố văn hóa, thành phố du lịch đặc trưng của Việt Nam. Tháng 10 năm 1998, Chính phủ đã cho phép tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Festival Huế 2000. Từ đó đến nay, qua 7 lần tổ chức, Festival Huế đã trở thành một sự kiện văn hóa lớn của Việt Nam, có quy mô quốc gia và mang tính quốc tế, là nơi thu hút các vùng văn hóa tiêu biểu ở Việt Nam và các nền văn hóa trên thế giới hội tụ, tham gia trình diễn những nét đẹp văn hóa đặc trưng của mình.
Tiếp nối truyền thống của các kì Festival trước, Festival Huế 2012 năm nay với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển - Nơi gặp gỡ các thành phố lịch sử” diễn ra trong 9 ngày từ 7 đến 14/4/2012 tiếp tục tái hiện nhiều lễ hội cung đình và các lễ hội văn hóa truyền thống đầy màu sắc như: Lế tế Nam Giao, Đêm Hoàng Cung, Lễ hội áo dài, Đêm Phương Đông...
Trong không gian trầm mặc cổ kính tại quảng trường Bia Quốc học Huế, với chủ đề “Sen trong hội họa”, Lễ hội áo dài, một trong những lễ hội được chờ đợi nhất tại các kì Festival Huế đã diễn ra đầy ấn tượng với sự góp mặt của 20 nhà thiết kế cùng 300 mẫu áo dài do các người mẫu đến từ ba miền tham gia trình diễn. Những mẫu áo dài truyền thống mang họa tiết hoa sen tinh tế được 150 người mẫu chuyên và không chuyên trình diễn. Trong đó có sự góp mặt của hoa hậu Việt Nam 2008 Thùy Dung, hoa hậu Việt Nam 2010 Ngọc Hân và các cựu nữ sinh trường Đồng Khánh - Huế. Tất cả đã tạo nên một đêm lễ hội áo dài quyến rũ, say đắm và mê hoặc lòng người.
Sau những thành công ban đầu của Festival Việt - Pháp giữa thành phố Huế và Codev (Pháp) vào năm 1992, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có ý tưởng tổ chức một Festival có quy mô lớn hơn nhằm tạo cơ hội và sự thuận lợi cho việc quảng bá Huế, thành phố văn hóa, thành phố du lịch đặc trưng của Việt Nam. Tháng 10 năm 1998, Chính phủ đã cho phép tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Festival Huế 2000. Từ đó đến nay, qua 7 lần tổ chức, Festival Huế đã trở thành một sự kiện văn hóa lớn của Việt Nam, có quy mô quốc gia và mang tính quốc tế, là nơi thu hút các vùng văn hóa tiêu biểu ở Việt Nam và các nền văn hóa trên thế giới hội tụ, tham gia trình diễn những nét đẹp văn hóa đặc trưng của mình.
Tiếp nối truyền thống của các kì Festival trước, Festival Huế 2012 năm nay với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển - Nơi gặp gỡ các thành phố lịch sử” diễn ra trong 9 ngày từ 7 đến 14/4/2012 tiếp tục tái hiện nhiều lễ hội cung đình và các lễ hội văn hóa truyền thống đầy màu sắc như: Lế tế Nam Giao, Đêm Hoàng Cung, Lễ hội áo dài, Đêm Phương Đông...
Trong không gian trầm mặc cổ kính tại quảng trường Bia Quốc học Huế, với chủ đề “Sen trong hội họa”, Lễ hội áo dài, một trong những lễ hội được chờ đợi nhất tại các kì Festival Huế đã diễn ra đầy ấn tượng với sự góp mặt của 20 nhà thiết kế cùng 300 mẫu áo dài do các người mẫu đến từ ba miền tham gia trình diễn. Những mẫu áo dài truyền thống mang họa tiết hoa sen tinh tế được 150 người mẫu chuyên và không chuyên trình diễn. Trong đó có sự góp mặt của hoa hậu Việt Nam 2008 Thùy Dung, hoa hậu Việt Nam 2010 Ngọc Hân và các cựu nữ sinh trường Đồng Khánh - Huế. Tất cả đã tạo nên một đêm lễ hội áo dài quyến rũ, say đắm và mê hoặc lòng người.
![]() Chương trình sân khấu hoá Thiên hạ Thái bình tại Festival Huế 2012. (Ảnh: Việt Cường) ![]() Tế Nam Giao, một trong những lễ hội cung đình được phục dựng và trình diễn tại Festival Huế. (Ảnh: Trần Thanh Giang) ![]() Lễ hội âm nhạc truyền thống tại Festival Huế. (Ảnh: Trần Thanh Giang) ![]() Biểu diễn diều cung đình tại Festival Huế. (Ảnh: Việt Cường) ![]() Màn múa rồng của các nghệ sĩ Huế. (Ảnh: Việt Cường) ![]() Du khách tham quan Đại Nội trong dịp Festival Huế 2012. (Ảnh: Việt Cường) |
Đêm Hoàng Cung là chương trình nghệ thuật tái hiện những vẻ đẹp của Đại Nội về đêm với các sinh hoạt cung đình xưa. Vào mỗi đêm, tại Đại Nội, các hoạt động nhã nhạc, ca Huế, tuồng Huế, múa cung đình, các trò chơi cung đình, dạ nhạc tiệc… được tái hiện đã phần nào mang lại cho du khách những hiểu biết về các nét văn hóa cung đình Huế xưa...
Tại đàn tế Nam Giao, Lễ tế Giao, một nghi lễ cung đình thể hiện tính nhân văn cao cả cũng được phục dựng với đầy đủ các nghi thức và nghi lễ như xưa. Tại đây, người xem được chứng kiến lại cảnh nhà vua làm chủ lễ tế Trời Đất để cầu cho thiên hạ thái bình, phong đăng hòa cốc, mùa màng tốt tươi…
Bên cạnh những lễ hội mang thương hiệu Festival Huế, nét mới của Festival năm nay là Lễ hội sân khấu hóa Thiên hạ Thái bình. Với ý tưởng tôn vinh khát vọng của dân tộc Việt Nam về một đất nước thống nhất, thiên hạ thái bình, nhân dân ấm no và hạnh phúc… một chương trình nghệ thuật diễn xướng mang tính lễ hội đã được dàn dựng công phu. Chương trình được trình diễn trên một sân khấu nổi hoành tráng và rực rỡ giữa dòng sông Hương, đoạn trước bến Thương Bạc. Xung quanh sân khấu là những chiếc thuyền rồng lộng lẫy, cạnh đó là cầu Trường Tiền lung linh ánh đèn màu soi bóng xuống dòng sông Hương thơ mộng. Trên sân khấu ấy, hàng ngàn diễn viên, nhạc công của Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế cùng đông đảo diễn viên không chuyên đã cùng nhau kể lại những câu chuyện chốn kinh thành Phú Xuân xưa kia thông qua các hoạt cảnh múa hát đầy màu sắc.
Ngoài các lễ hội chính, liên tục trong 9 ngày diễn ra Festival, công chúng và du khách còn được thưởng thức nhiều chương trình nghệ thuật độc đáo diễn ra trên khắp các địa điểm ở thành phố Huế và các làng, xã phụ cận. Hơn 700 nghệ sĩ của 25 đoàn nghệ thuật trên cả nước đã đem đến nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc, thu hút hàng vạn lượt khán giả đến xem.
NƠI HỘI NGỘ CỦA CÁC NỀN VĂN HOÁ THẾ GIỚI
Đặc biệt, Festival Huế năm nay được Bộ Ngoại giao Việt Nam đề xuất là hoạt động văn hóa đặc biệt trong khuôn khổ Diễn đàn giao lưu văn hóa Đông Á, Mỹ La Tinh. Vì vậy, sức thu hút và tầm ảnh hưởng của kì Festival này lại càng lớn hơn. Điều đó được thể hiện rõ nét qua việc đã có 40 đoàn nghệ thuật lớn của 27 quốc gia đến từ khắp 5 châu lục đã tham gia đăng kí biểu diễn.
Các đoàn nghệ thuật nước ngoài được chọn lọc từ các Festival quốc tế tiêu biểu với những loại hình nghệ thuật được công nhận đại diện cho các nền văn hóa lớn đã đến góp mặt tại Festival Huế 2012. Trong đó phải kể đến những đoàn nghệ thuật nổi tiếng thế giới như: Đoàn ca múa nhạc truyền thống Dongguk của Hàn Quốc, Đoàn nghệ thuật Okinawa của Nhật Bản, Đoàn nghệ thuật dân gian Piatnitsky của Nga, Nhóm múa Descendance của các thổ dân Úc, và nhiều đoàn nghệ thuật đến từ Cuba, Venezuela, Anh, Pháp, Colombia, Mexico, Philippines... Tất cả đã hội tụ về cố đô Huế để tạo nên một cuộc hội ngộ nghệ thuật quốc tế đầy màu sắc.
![]() Sự phối hợp đầy ngẫu hứng giữa nhóm Jazz Combo Box (Pháp) và một thành viên của nhóm Cỏ lạ (Việt Nam). (Ảnh: Việt Cường) ![]() Những vũ điệu sôi động và cuốn hút của các vũ công Nga. (Ảnh: Việt Cường) ![]() Những vũ điệu đầy huyền bí của các vũ nữ Ấn Độ. (Ảnh: Việt Cường) ![]() Đoàn nghệ thuật Cuba biểu diễn tại Festival Huế 2012. (Ảnh: Trần Thanh Giang) ![]() Diễn viên Việt Nam giới thiệu với du khách nước ngoài về nhạc cụ dân gian Việt Nam. (Ảnh: Trần Thanh Giang) ![]() Đoàn Nghệ thuật dân gian Liceo Philippines tái hiện nghi lễ sinh hoạt cộng đồng của người dân đảo Sulu phía Nam Philippines. (Ảnh: Việt Cường) ![]() Các nghệ sĩ thổ dân Úc biểu diễn trên đường phố ở Huế. (Ảnh: Trần Thanh Giang) ![]() Các nghệ sĩ đường phố Venezuela biểu diễn trên đường phố ở Huế. (Ảnh: Việt Cường) ![]() Các nghệ sĩ Mông Cổ và Philippines biểu diễn trên đường phố. (Ảnh: Trần Thanh Giang) ![]() Sự hòa âm đầy ngẫu hứng giữa các nhạc cụ của thổ dân Úc với cồng chiêng Tây Nguyên (Việt Nam). (Ảnh: Việt Cường) |
Trong những ngày diễn ra Festival Huế, khắp các đường phố và điểm diễn ở thành phố Huế luôn náo nhiệt, rộn ràng những chương trình biểu diễn của các nghệ sĩ nước ngoài. Họ đến đây vừa biểu diễn, vừa giao lưu với người dân, với các đoàn nghệ thuật bè bạn khác. Sự giao lưu văn hóa ấy đã tạo nên những hình ảnh cực kì ấn tượng và để lại những cảm xúc khó quên. Ví dụ như sự kết hợp đầy ngẫu hứng giữa dàn cồng chiêng Tây Nguyên với tiếng trống của các thổ dân Úc bên chân tường thành cổ ở cửa Ngọ Môn, hay như buổi hòa tấu đàn nhị của Việt Nam với các nhạc cụ điện tử của nhóm nhạc Jazz Combo Box (Pháp không chỉ đem đến không khí tươi vui, mới lạ mà còn thể hiện được tinh thần hội nhập, giao lưu và phát triển của kì Festival này.
Ở Festival Huế 2012, Lễ hội đường phố “Khát vọng xanh” chính là điểm nhấn đầy hấp dẫn mang đầy đủ tinh thần đó. Trong kì liên hoan, trên các trục đường của Tp. Huế, hàng ngàn du khách và người dân Huế đã được xem, được giao lưu với các đoàn nghệ thuật đường phố đến từ Australia, Cuba, Venezuela, Argentina, Philippines, Mông Cổ....
Trong suốt 9 ngày diễn ra Festival Huế 2012, sự hưởng ứng của du khách và người dân Huế đã góp phần làm nên thành công của kì lễ hội lần này. Không một lễ hội, sự kiện văn hóa nào diễn ra trên 25 sân khấu từ thành phố đến các xã, huyện lân cận thưa khán giả. Các hoạt động văn hóa của Festival năm nay còn lan tỏa đến cả Bệnh viện Trung ương Huế để góp phần xoa dịu nỗi đau của những người bệnh đang nằm điều trị ở đây.
Lần đầu tiên đưa Đoàn nghệ thuật dân gian Piatnitsky của Nga sang tham dự Festival Huế, bà Alekxandra Andrevna Perminankova, Trưởng đoàn, đã không giấu được bất ngờ trước sự hâm mộ của người dân Việt Nam dành cho các chương trình nghệ thuật. Chia tay đêm diễn cuối cùng, bà đã nói: “Tôi xin gửi tới Tp. Huế nói riêng và Việt Nam nói chung một tình yêu vô cùng lớn lao. Tôi xin không nói lời tạm biệt và chắc chắn sẽ gặp lại các bạn ở Festival lần sau”.
Nói đến Huế giờ đây không chỉ là nhắc đến thành phố di sản Cố đô, nhớ đến núi Ngự, sông Hương với những cung điện, lăng tẩm... mà ở đó giờ đã trở thành điểm hẹn của bạn bè khắp năm châu. Tại đó, cứ mỗi kì Festival đến, những nét đẹp văn hóa đặc trưng của mỗi quốc gia lại được trình diễn, được tôn vinh để từ đó mở ra những cơ hội hợp tác, hữu nghị, cùng xây dựng một thế giới hòa bình và thịnh vượng trên nền tảng văn hóa đa sắc màu./.
Bài: Việt Cường - Ảnh: Việt Cường, Trần Thanh Giang
Bài: Việt Cường - Ảnh: Việt Cường, Trần Thanh Giang