Kinh tế

Hợp tác kinh tế và xúc tiến thương mại tại Triển lãm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản

Năm 2023 này ghi dấu ấn 50 năm quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản, “Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam-Nhật Bản” là một hoạt động thường niên với 10 năm liên tục tổ chức tại Việt Nam. Đây là cầu nối hiệu quả thể hiện hợp tác Việt Nam - Nhật Bản thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam phát triển mạnh mẽ.

 

Trong những năm qua, Việt Nam ngày càng nâng cao vị thế trong ngành công nghiệp sản xuất chế tạo. Gần đây trong quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ, Việt Nam trở thành một địa chỉ sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất những sản phẩm có giá trị gia tăng cao như sản xuất ôtô... Chính phủ Nhật Bản, trong đó có Quỹ tài trợ của JETRO đang hỗ trợ cho việc thành lập các nhà máy sản xuất của các doanh nghiệp Nhật Bản củng cố chuỗi cung ứng. Việt Nam là quốc gia có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản được lựa chọn nhận tài trợ nhất. Ngoài ra, JICA cũng đang hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang tập trung quan tâm tới Việt Nam, mắt xích không thể thiếu trong chuỗi cung ứng của mình. Đó là kết quả của sự phát triển ngành công nghiệp tại Việt Nam, của nguồn nhân lực chăm chỉ cần cù và ưu tú và cũng là nỗ lực của cơ quan Chính phủ Việt Nam trong việc nâng cao môi trường đầu tư kinh doanh cũng như sáng kiến chung Việt Nam Nhật Bản trong 20 năm qua.

 Đại diện các lãnh đạo bộ, ngành, tổ chức quốc tế tại Việt Nam tham quan triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam-Nhật Bản

Ông Takeo NAKAJIMA- Trưởng đại diện Tổ chức Thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản (Jetro) cho biết “ Từ năm 2004 đến nay, với mục đích nâng cao tỷ lệ nội địa hóa cho các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, Jetro liên tục hợp tác với cơ quan Chính phủ Việt Nam tổ chức “Triển lãm Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam- Nhật Bản” luân phiên hàng năm tại Hà Nội và Hồ Chí Minh. Năm nay là lần thứ 10 triển lãm được tổ chức tại Hà Nội. Lần này có 50 doanh nghiệp tham gia trưng bày gian hàng, trong đó có 22 công ty Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam muốn tìm kiếm các nhà cung cấp nội địa và 28 công ty Việt Nam mong muốn cung cấp cho các doanh nghiệp Nhật Bản. Chúng tôi hi vọng rằng hoạt động kết nối giao thương tại triển lãm tạo thật nhiều cơ hội gặp gỡ giữa các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, tăng cường mở rộng kinh doanh giữa hai nước.”

 Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương phát biểu chào mừng Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam-Nhật Bản.
Với sự góp mặt của hơn 200 đơn vị triển lãm là các nhà sản xuất, phân phối kinh doanh, các hãng chế tạo công nghệ & máy móc tiên tiến đến từ 20 quốc gia, Rất nhiều hợp đồng ký kết mua-bán giữa doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản đã được tiến hành ngay tại triển lãm, các doanh nghiệp Việt Nam- Nhật Bản đã mang đến triển lãm những sản phẩm máy móc hiện đại nhất do mình sản xuất ra để cùng chia sẻ và tìm kiếm hợp tác toàn diện tiến đến nâng cao chất lượng sản phẩm để phục vụ cho thị trường Việt Nam và xuất khẩu.
 

Từ 2013-2022, giá trị thương mại của Nhật Bản với Việt Nam đã tăng gần gấp đôi. Đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản vào Việt Nam năm 2022 tăng 12% so với năm trước với trị giá lên đến 4,559 triệu đô la Mỹ. Đối với Việt Nam, Nhật Bản là đối tác rất quan trọng (đứng thứ 3 theo quốc gia về giá trị tích lũy và đứng thứ 2 về số lượng dự án đầu tư). Theo khảo sát của Jetro, tỷ lệ thu mua nguyên liệu, link kiện, phụ tùng của các công ty Nhật Bản tại Việt Nam đã tăng từ 28% cách đây 10 năm lên 37% vào năm 2022. Mặc dù tỷ lệ này đã tăng nhưng vẫn còn rất chậm so với tốc độ phát triển kinh tế của hai nước. Nâng cao tỷ lệ nội địa ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam là việc làm rất quan trọng để kích cầu tiêu thụ khẳng tạo nên những biến chuyển đột phá, giúp Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp trọng điểm trong khu vực.

 
Các doanh nghiệp tham gia triển lãm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản được chọn là những nhà sản xuất các lĩnh vực như: Linh kiện, phụ tùng cho ngành ô tô/xe máy, điện/điện tử, máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất. sản phẩm cơ khí, nhựa, khuôn mẫu, mạ, đóng gói…
Trải nghiệm tham quan các dây chuyền sản xuất máy móc của ngành công nghiệp hỗ trợ
Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho biết: “Với sự quan tâm và đẩy mạnh hỗ trợ về cơ chế, chính sách, ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đã có những hiệu quả rõ nét. Việt Nam hiện đã có khoảng 2.000 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện, trong đó chỉ có khoảng 300 doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng đa quốc gia, tạo việc làm cho hơn 600.000 lao động. Số doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ hiện chiếm gần 4,5% tổng số doanh nghiệp của ngành công nghiệp chế biến,chế tạo. Bộ Công Thương cũng đã tích cực hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp hỗ trợ trong nước với các nhà đầu tư FDI thông qua hàng loạt hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối các doanh nghiệp.
LKM -Nhật Bản với các sản phẩm công nghệ vỏ khuôn
Ông Youichi Kaminaga, Giám đốc bán hàng của Piezo Parts Co (Nhật Bản) cho biết: Công ty Piezo Parts đã tìm kiếm nhiều đối tác tại Việt Nam thông qua triển lãm này và sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực cảm biến, chế tạo màn hình…Còn ông Hoàng Hữu Thắng - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần cơ khí Intech Việt Nam cũng chia sẻ doanh nghiệp đã từng tham gia các triển lãm công nghiệp phụ trợ Việt Nam- Nhật Bản các kỳ trước và đã có nhiều khách hàng Nhật Bản như: Honda, Toyota, Panasonic hợp tác. Triển lãm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam- Nhật Bản song song với triển lãm quốc tế về công nghệ chế tạo phụ tùng công nghiệp thu hút hơn 20,000 khách tham quan và tạo được hiệu quả kết nối kinh doanh tốt với các doanh nghiệp Việt Nam cũng như Nhật Bản thể hiện mối quan hệ chiều sâu của thương hiệu triển lãm xúc tiến thương mại có bề dày truyền thống giữa hai quốc gia.

 

 

 

Bài: Bích Vân, ảnh: Việt Cường/ Báo ảnh Việt Nam

Tổ chức Plan International và Bộ ngoại giao Nhật Bản hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số phát triển kinh tế

Tổ chức Plan International và Bộ ngoại giao Nhật Bản hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số phát triển kinh tế

Với mong muốn giải quyết tình trạng thiếu cơ hội sinh kế và thu nhập thấp của thanh niên dân tộc thiểu số, Tổ chức Plan International và Bộ ngoại giao Nhật Bản đã triển khai dự án “Tăng cường trao quyền phát triển kinh tế cho Thanh niên dân tộc thiểu số tại Hà Giang và Lai Châu” giúp các thanh niên dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động có thêm kiến thức về phát triển kinh tế và mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất.

Top