Văn hóa

Đi chợ bán rủi, mua may

Năm cũ đi qua, năm mới đến, người Việt ai cũng muốn bỏ đi những ưu tư, phiền toái, những điều không may của năm cũ mà hướng đến sự an lành, sung túc trong năm mới. Chợ Viềng ( Nam Định) - phiên chợ bán rủi, mua may, chỉ mở duy nhất một lần trong năm chính là nơi giúp người Việt thực hiện những ước nguyện ấy…

Năm cũ đi qua, năm mới đến, người Việt ai cũng muốn bỏ đi những ưu tư, phiền toái, những điều không may của năm cũ mà hướng đến sự an lành, sung túc trong năm mới. Chợ Viềng ( Nam Định) - phiên chợ bán rủi, mua may, chỉ mở duy nhất một lần trong năm chính là nơi giúp người Việt thực hiện những ước nguyện ấy…


Ở chợ Viềng, đồ cổ được khách hàng đặc biệt quan tâm.


Thịt bê thui - đặc sản của chợ Viềng.


Chọn mua nông cụ cho năm mới.


Tranh thủ tỉ thí ván cờ đầu xuân.


Mua cây cảnh lấy may.


Chọn đồng tiền may mắn.

Sau những ngày Tết du xuân, thăm hỏi họ hàng, bạn bè, người Việt lại nô nức đi chợ Viềng (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). "Chợ Viềng năm có một phiên" chỉ họp vào một đêm và người Việt đến đây với tâm thức bán đi cái rủi và mua cái may. Chợ Viềng nổi tiếng xưa nay là một chợ cầu may đặc biệt. Theo lệ xưa, chợ Viềng họp vào đêm mồng 7 đến rạng sáng ngày 8 (tháng giêng âm lịch). Chợ Viềng cầu may mỗi năm chỉ mở đúng một lần, cảnh mua bán diễn ra trong ánh sáng nhập nhoạng của đèn đuốc. Chợ Viềng chủ yếu bán cây cảnh, cây giống; thịt bò, thịt bê thui và nhiều nhất là bán đồ cũ. Người ta có thể mang tới chợ bất cứ vật dụng gì trong nhà đã qua sử dụng, bất kể còn nguyên vẹn hay sứt vỡ, từ quý giá như vàng, bạc, đồ thờ, tới đồ gia dụng thông thường như bát đĩa, nồi, mâm, bình vôi, bát điếu... Việc mua bán nhất là đồ cũ chỉ cốt để lấy may. Người bán muốn bán nhanh lấy may cho việc làm ăn quanh năm, còn người mua tới chợ, ra về không khi nào chịu về tay không.

Chợ Viềng tập trung người mua, kẻ bán từ khắp mọi vùng miền. Người ta miệt mài và háo hức đi hàng chục, hàng trăm cây số trong cái rét của một đêm tối trời, để rồi khi tàn chợ lại miệt mài quay về, người bán trong túi có thể chỉ giắt thêm vài chục ngàn đồng, người mua có khi mang về chỉ là một món đồ cũ sứt mẻ. Thế nhưng, cái phiên chợ một năm chỉ có một lần ấy đã tồn tại bao năm qua và hiện là phiên chợ cầu may duy nhất còn lại trên đất Bắc Việt Nam.

Bài: Lê Hữu Tuấn - Ảnh: Tiến Dũng, Trọng Chính

Lê Hữu Tuấn - Tiến Dũng, Trọng Chính

Nhớ tranh Tết làng Sình

Nhớ tranh Tết làng Sình

Ngày xưa, những ngày áp Tết, khắp các khu chợ ở Huế đâu đâu cũng có bày bán tranh làng Sình, loại tranh thờ nổi tiếng của làng Lại Ân ở Huế, thành ra cứ nhắc đến tranh làng Sình là người Huế lại nôn nao nỗi nhớ Tết về.

Top