Năm nay Việt Nam và Thụy Điển kỷ niệm 45 năm ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (1969 – 2014). Nhân dịp này Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam, Bà Camilla Mellander, đã có buổi trò chuyện với phóng viên Báo ảnh Việt Nam về quan hệ hợp tác giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực.

Bà Camilla Mellander, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam. Ảnh: Việt Cường
Phóng viên: Năm 2014 Việt Nam và Thụy Điển kỷ niệm 45 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao. Bà có thể chia sẻ những thành tựu nổi bật nhất trong quan hệ song phương Việt Nam - Thụy Điển trong 45 năm qua?
Đại sứ Camilla Mellander: Thụy Điển và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1969. Lịch sử 45 năm đã xây dựng nền móng vững chắc cho mối quan hệ đặc biệt này. Thụy Điển là nước ủng hộ mạnh mẽ cho quá trình phát triển của Việt Nam. Chúng tôi là nước cung cấp nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) lớn thứ hai cho Việt Nam trong những năm 70, đứng thứ nhất những năm 80 và thứ tư những năm 90 của thế kỷ 20. Trong đó, Nhà máy giấy Bãi Bằng và Bệnh viện Nhi Quốc gia là hai ví dụ điển hình nhất. Ngoài ra còn có những lĩnh vực hợp tác thành công khác như: ủng hộ trong quá trình Đổi Mới, y tế, xóa đói giảm nghèo, đào tạo truyền thông, môi trường và biến đổi khí hậu, cải cách tư pháp và chống tham nhũng. Thụy Điển đã cung cấp hơn 3 tỷ đô la Mỹ trong quá trình hợp tác phát triển với Việt Nam.
Năm 2012, Tổ chức Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển (SIDA) đã tiến hành đánh giá độc lập quá trình hợp tác phát triển hơn bốn thập kỷ với Việt Nam. Kết quả cho thấy với sự ủng hộ giúp đỡ của Thụy Điển, tình hình y tế, giáo dục và phát triển nói chung của hàng triệu người Việt Nam đã được cải thiện và đạt được thành tựu lớn.
Giờ đây, chúng ta đang bước vào một giai đoạn quan hệ song phương mới, đó là hướng tới mối quan hệ cân bằng hơn. Tôi vui mừng nhận thấy rằng hai nước đã hợp tác trên hầu hết lĩnh vực, bao gồm chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa và giáo dục; và trên nhiều cấp độ, từ trung ương tới địa phương, từ chính phủ, quốc hội tới cấp bộ, doanh nghiệp với doanh nghiệp và cả ngoại giao nhân dân.
Đúng như bạn nói, năm 2014 đánh dấu 45 năm qua hệ ngoại giao Thụy Điển-Việt Nam. Những hoạt động kỷ niệm sẽ diễn ra suốt cả năm. Và chúng tôi xây dựng kế hoạch để có ít nhất một sự kiện mỗi tháng dành cho khán giả Việt Nam, không chỉ ở lĩnh vực kinh doanh mà cả văn hóa, âm nhạc, phim ảnh, thời trang, thiết kế, giáo dục.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Đại sứ Camilla Mellander tại Phủ Chủ tịch. Ảnh: Tư liệu ĐSQ Thụy Điển

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tiếp Đại sứ Camilla Mellander và đoàn đại biểu Thương mại Thụy Điển
thăm Việt Nam để tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư. Ảnh: Tư liệu ĐSQ Thụy Điển

Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh cùng Đại sứ Thụy Điển Camilla Mellander
tại Lễ kỷ niệm quốc khánh Thụy Điển ở Hà Nội tối ngày 6/6/2014. Ảnh: Tư liệu ĐSQ Thụy Điển

Đại sứ Camilla Mellander gặp gỡ Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân. Ảnh: Tư liệu ĐSQ Thụy Điển
Phóng viên: Bà đánh giá thế nào về chiến lược của Việt Nam trong hội nhập quốc tế? Chúng tôi nên làm gì để tận dụng những ích lợi của toàn cầu hóa và hội nhập trong tương lai?
Đại sứ Camilla Mellander: Trong quá khứ, Việt Nam được biết đến bởi những cuộc chiến tranh giành tự do và thống nhất đất nước. Lịch sử của đất nước bạn đã bước sang một trang mới khi các bạn quyết định mở cửa ra thế giới, thực hiện quá trình Đổi Mới và bắt đầu tham gia vào nền kinh tế thế giới.
Việt Nam ngày nay là một đất nước năng động với lực lượng lao động trẻ và tiềm năng lớn trở thành một con rồng châu Á mới nếu các bạn nỗ lực làm việc chăm chỉ và thông minh theo định hướng đúng. Tôi đã rất vui nhận thấy những tác động tích cực của quá trình cải cách vài thập kỷ gần đây. Việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO là một bước tiến sâu để đất nước phát triển hơn và vào nhiều việc làm hơn.
Dù tài chính toàn cầu đang khó khăn, Việt Nam vẫn thu hút được hơn 20 tỷ đô la Mỹ đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2013, tăng 65% so với năm trước đó. Tôi xin chúc mừng những biện pháp Chính phủ Việt Nam đã thực hiện góp phần kiềm chế lạm phát và giữ tỷ giá hối đoái ổn định, đồng thời cũng nhất mạnh sự cần thiết của việc tiếp tục cuộc chiến chống tham nhũng và tăng cường minh bạch hóa.
Một điều nữa Việt Nam cần ưu tiên đó là kết thúc quá trình tiến hành đàm phán FTA với EU trong năm 2014. Và chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ cho Việt Nam trong quá trình này bởi chúng tôi tin rằng tự do thương mại sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên.
Cũng thật tuyệt vời chứng kiến những đóng góp tích cực của Việt Nam cho việc xây dựng cộng đồng ASEAN cũng như vai trò quan trọng của Việt Nam trong điều phối các mối quan hệ ASEAN - EU. Không nghi ngờ gì rằng Thụy Điển coi Việt Nam là một đối tác tin cậy trong quá trình giao thương với khu vực ASEAN.
Trên mặt trận chính trị, Việt Nam đã có một quyết định bước ngoặt khi tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc và được bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc giai đoạn 2014-2016.
Chúng tôi thực sự hi vọng được tiếp tục chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn với Việt Nam, qua trao đổi và đối thoại thường kỳ, vì sự tăng trưởng của Việt Nam cũng như một tầm cao mới trong quan hệ song phương Việt Nam – Thụy Điển.

Đại sứ Thụy Điển Camilla Mellander và ca sĩ Mỹ Linh, người được trao trọng trách "Đại sứ năm kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Thụy Điển - Việt Nam”,
tại Lễ họp báo Khai mạc chương trình Kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Thụy Điển – Việt Nam. Ảnh: Tư liệu ĐSQ Thụy Điển

Đại sứ Camilla Mellander tại Lễ trao tặng 500 mũ bảo hiểm cho học sinh Trường Tiểu học Cát Linh (Hà Nội). Ảnh: Tư liệu ĐSQ Thụy Điển

Đại sứ Camilla Mellander cắt băng khai mạc
Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ sản phẩm tiết kiệm năng lượng - Enertec Expo 2012 tại Hà Nội. Ảnh: Việt Cường

Thuỵ Điển là quốc gia đã hợp tác và giúp đỡ Việt Nam nhiều dự án liên quan đến công nghệ xanh, bảo vệ môi trường. Ảnh: Việt Cường
Phóng viên: Trong vòng ba năm qua, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Thụy Điển đã tăng khoảng 28%/năm. Chúng ta nên làm gì để tăng cường giá trị này? Cần làm gì để tối đa hóa tiềm năng hợp tác thương mại giữa hai nước?
Đại sứ Camilla Mellander: Chính phủ Thụy Điển đặt mục tiêu gia tăng thương mại với Việt Nam. Chúng tôi có thể đóng góp cho phát triển kinh tế của Việt Nam bằng cách tăng cường quan hệ thương mại, trao đổi các giải pháp kinh doanh và chuyển giao công nghệ.
Thụy Điển có rất nhiều giải pháp công nghệ xanh và bền vững, phù hợp với chiến lược tăng trưởng xanh và bền vững của Việt Nam. Thụy Điển được coi là nhà cung cấp hàng đầu thế giới cho những giải pháp và sản phẩm sáng tạo trong một loạt ngành công nghiệp. Khả năng làm việc kỷ luật và kết nối doanh nghiệp cũng như môi trường nghiên cứu học thuật mang lại những thành quả rõ nét cho Thụy Điển.
Năm vừa qua chứng kiến nhiều chuyến thăm cấp cao từ Stockholm tới Hà Nội. Những chuyến thăm dẫn đầu bởi Bộ trưởng Bộ Tư Pháp Beatrice Ask, Quốc vụ khanh Thương mại Gunnar Oom và Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Frank Belfrage đã góp phần tăng cường quan hệ chính trị và kinh tế cũng như thương mại với Việt Nam. Đặc biệt, chuyến thăm của Quốc vụ khanh Thương mại Gunnar Oom đã thành công rực rỡ khi được tháp tùng bởi hàng chục công ty Thụy Điển muốn mở rộng kinh doanh, thương mại với đối tác Việt Nam.
Hơn 70 công ty Thụy Điển hiện đã có mặt tại Việt Nam. Rất nhiều trong số đó là những mô hình rất thành công ở thị trường trong nước như ABB, Atlas Copco, AstraZeneca, Electrolux, IKEA, SKF và TetraPak.
Chúng tôi cũng thấy rằng rất nhiều doanh nghiệp Thụy Điển ngày càng mong muốn được đầu tư và kinh doanh tại đây, điều này thể hiện qua hàng chục đoàn doanh nghiệp Thụy Điển tới Việt Nam vào năm ngoái. Các doanh nghiệp này bày tỏ quan tâm tới các lĩnh vực như giao thông đô thị, y tế, công nghệ sạch, ngân hàng, công nghệ thông tin và truyền thông.
Đại sứ quán Thụy Điển và Hội đồng Thương Mại và Đầu tư Thụy Điển (Business Sweden) đang ủng hộ tích cực cho các công ty Thụy điển đã có mặt hoặc mong muốn thâm nhập thị trường Việt Nam. Chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan xúc tiến thương mại phía Việt Nam. Sẽ có nhiều chuyến trao đổi đoàn doanh nghiệp, tham gia hội trợ thương mại tại Việt Nam và Thụy Điển cũng như những diễn đàn kết nối được tiếp tục tổ chức trong thời gian tới, để các doanh nghiệp hai nước tiến gần nhau hơn.
Phóng viên: Nói một cách ngắn gọn thì Hiệp định thương mại tự do FTA giữa Việt Nam và EU sẽ có tác động thế nào tới quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Thụy Điển?
Đại sứ Camilla Mellander: Với tư cách là Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam, tôi rất vui mừng thấy rằng Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đang tiến gần nhau hơn cả trên lĩnh vực chính trị và kinh tế. Năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm châu ÂU và làm việc với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso, theo sau đó là một loạt chuyến thăm cấp cao của Việt Nam tới châu Âu và ngược lại. Ủy viên châu Âu phụ trách Thương Mại Karel de Gucht đã thăm lại Việt Nam vào tháng Ba và cùng với Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng điểm lại quá trình đàm phán song phương Hiệp định Thương mại Tự do.
Việt Nam và EU đang trong giai đoạn cuối của quá trình đàm phán FTA. Với tham vọng đàm phán một hiệp định toàn diện bao gồm không chỉ những cam kết mở cửa thị trường mà cả những lĩnh vực liên quan đến thương mại khác như đầu tư, môi trường, cạnh tranh, phát triển bền vững…. Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU sau khi đàm phán thành công sẽ mang lại tác động lớn cho mỗi ngành cũng như cho cả nền kinh tế Việt Nam.
EU là một thị trường khổng lồ với 28 thành viên, là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và dòng chảy thương mại sẽ tiếp tục gia tăng tích cực vào một số ngành trọng điểm của Việt Nam như dệt may, da giày, đồng thời cũng sẽ mở ra cơ hội cho các ngành khác khi FTA được ký kết. Ví dụ từ những nước khác như Hàn Quốc, nước đã kết thúc đàm phán FTA với EU, cho thấy thương mại song phương đang tăng trưởng bền vững.
Phóng viên: Độc giả Việt Nam luôn muốn biết về câu chuyện phát triển thịnh vượng của Thụy Điển. Các bạn đã làm thế nào để phát triển thành một đất nước Thụy Điển như hiện nay?
Đại sứ Camilla Mellander: Thụy Điển là một trong những nước cách tân, sáng tạo nhất thế giới. Có một loạt những chỉ số quốc tế (như Chỉ số đổi mới toàn cầu, Chỉ số sáng tạo toàn cầu) đánh giá khả năng của những quốc gia để nâng cao khả năng sáng tạo. Và Thụy Điển luôn đứng đầu trong top những nước có chỉ số cao nhất. Đất nước chúng tôi cũng đứng thứ ba trên thế giới về tỷ lệ đăng ký bằng sáng chế tính theo đầu người, và là một trong những nước kết nối internet và viễn thông toàn cầu tốt nhất.
Gần 4% GDP của Thụy Điển được đầu tư cho lĩnh vực nghiên cứu và phát triển. Đây là tỷ lệ cao nhất trên thế giới và trong khối các nước thuộc Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển OECD.
Chúng tôi đầu tư mạnh mẽ cho nghiên cứu, khuyến khích tư duy độc lập và luôn rộng mở chào đón những xu hướng mới. Những nhân tố khác đóng góp cho tinh thần sáng tạo là các trường và đại học luôn khuyến khích sáng tạo, và một xã hội tin tưởng mạnh mẽ vào sự hợp tác, công bằng, minh bạch và đa dạng.
Thụy Điển cũng coi trọng tính bền vững, và có sự chuẩn bị tốt cho tương lai. Ngày nay, Thụy Điển là một trong số ít các quốc gia công công nghiệp hóa đã kết hợp việc giảm thải carbon trong tăng trưởng kinh tế. Thụy Điển đứng thứ nhất trong danh sách xếp hạng các nước bền vững 2013, một đánh giá dựa trên các yếu tố về môi trường, xã hội và quản lý.
Phóng viên: Xin cảm ơn Bà!
Đại sứ Camilla Mellander: Chính phủ Thụy Điển đặt mục tiêu gia tăng thương mại với Việt Nam. Chúng tôi có thể đóng góp cho phát triển kinh tế của Việt Nam bằng cách tăng cường quan hệ thương mại, trao đổi các giải pháp kinh doanh và chuyển giao công nghệ.
Thụy Điển có rất nhiều giải pháp công nghệ xanh và bền vững, phù hợp với chiến lược tăng trưởng xanh và bền vững của Việt Nam. Thụy Điển được coi là nhà cung cấp hàng đầu thế giới cho những giải pháp và sản phẩm sáng tạo trong một loạt ngành công nghiệp. Khả năng làm việc kỷ luật và kết nối doanh nghiệp cũng như môi trường nghiên cứu học thuật mang lại những thành quả rõ nét cho Thụy Điển.
Năm vừa qua chứng kiến nhiều chuyến thăm cấp cao từ Stockholm tới Hà Nội. Những chuyến thăm dẫn đầu bởi Bộ trưởng Bộ Tư Pháp Beatrice Ask, Quốc vụ khanh Thương mại Gunnar Oom và Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Frank Belfrage đã góp phần tăng cường quan hệ chính trị và kinh tế cũng như thương mại với Việt Nam. Đặc biệt, chuyến thăm của Quốc vụ khanh Thương mại Gunnar Oom đã thành công rực rỡ khi được tháp tùng bởi hàng chục công ty Thụy Điển muốn mở rộng kinh doanh, thương mại với đối tác Việt Nam.
Hơn 70 công ty Thụy Điển hiện đã có mặt tại Việt Nam. Rất nhiều trong số đó là những mô hình rất thành công ở thị trường trong nước như ABB, Atlas Copco, AstraZeneca, Electrolux, IKEA, SKF và TetraPak.
Chúng tôi cũng thấy rằng rất nhiều doanh nghiệp Thụy Điển ngày càng mong muốn được đầu tư và kinh doanh tại đây, điều này thể hiện qua hàng chục đoàn doanh nghiệp Thụy Điển tới Việt Nam vào năm ngoái. Các doanh nghiệp này bày tỏ quan tâm tới các lĩnh vực như giao thông đô thị, y tế, công nghệ sạch, ngân hàng, công nghệ thông tin và truyền thông.
Đại sứ quán Thụy Điển và Hội đồng Thương Mại và Đầu tư Thụy Điển (Business Sweden) đang ủng hộ tích cực cho các công ty Thụy điển đã có mặt hoặc mong muốn thâm nhập thị trường Việt Nam. Chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan xúc tiến thương mại phía Việt Nam. Sẽ có nhiều chuyến trao đổi đoàn doanh nghiệp, tham gia hội trợ thương mại tại Việt Nam và Thụy Điển cũng như những diễn đàn kết nối được tiếp tục tổ chức trong thời gian tới, để các doanh nghiệp hai nước tiến gần nhau hơn.
Phóng viên: Nói một cách ngắn gọn thì Hiệp định thương mại tự do FTA giữa Việt Nam và EU sẽ có tác động thế nào tới quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Thụy Điển?
Đại sứ Camilla Mellander: Với tư cách là Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam, tôi rất vui mừng thấy rằng Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đang tiến gần nhau hơn cả trên lĩnh vực chính trị và kinh tế. Năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm châu ÂU và làm việc với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso, theo sau đó là một loạt chuyến thăm cấp cao của Việt Nam tới châu Âu và ngược lại. Ủy viên châu Âu phụ trách Thương Mại Karel de Gucht đã thăm lại Việt Nam vào tháng Ba và cùng với Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng điểm lại quá trình đàm phán song phương Hiệp định Thương mại Tự do.
Việt Nam và EU đang trong giai đoạn cuối của quá trình đàm phán FTA. Với tham vọng đàm phán một hiệp định toàn diện bao gồm không chỉ những cam kết mở cửa thị trường mà cả những lĩnh vực liên quan đến thương mại khác như đầu tư, môi trường, cạnh tranh, phát triển bền vững…. Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU sau khi đàm phán thành công sẽ mang lại tác động lớn cho mỗi ngành cũng như cho cả nền kinh tế Việt Nam.
EU là một thị trường khổng lồ với 28 thành viên, là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và dòng chảy thương mại sẽ tiếp tục gia tăng tích cực vào một số ngành trọng điểm của Việt Nam như dệt may, da giày, đồng thời cũng sẽ mở ra cơ hội cho các ngành khác khi FTA được ký kết. Ví dụ từ những nước khác như Hàn Quốc, nước đã kết thúc đàm phán FTA với EU, cho thấy thương mại song phương đang tăng trưởng bền vững.
Phóng viên: Độc giả Việt Nam luôn muốn biết về câu chuyện phát triển thịnh vượng của Thụy Điển. Các bạn đã làm thế nào để phát triển thành một đất nước Thụy Điển như hiện nay?
Đại sứ Camilla Mellander: Thụy Điển là một trong những nước cách tân, sáng tạo nhất thế giới. Có một loạt những chỉ số quốc tế (như Chỉ số đổi mới toàn cầu, Chỉ số sáng tạo toàn cầu) đánh giá khả năng của những quốc gia để nâng cao khả năng sáng tạo. Và Thụy Điển luôn đứng đầu trong top những nước có chỉ số cao nhất. Đất nước chúng tôi cũng đứng thứ ba trên thế giới về tỷ lệ đăng ký bằng sáng chế tính theo đầu người, và là một trong những nước kết nối internet và viễn thông toàn cầu tốt nhất.
Gần 4% GDP của Thụy Điển được đầu tư cho lĩnh vực nghiên cứu và phát triển. Đây là tỷ lệ cao nhất trên thế giới và trong khối các nước thuộc Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển OECD.
Chúng tôi đầu tư mạnh mẽ cho nghiên cứu, khuyến khích tư duy độc lập và luôn rộng mở chào đón những xu hướng mới. Những nhân tố khác đóng góp cho tinh thần sáng tạo là các trường và đại học luôn khuyến khích sáng tạo, và một xã hội tin tưởng mạnh mẽ vào sự hợp tác, công bằng, minh bạch và đa dạng.
Thụy Điển cũng coi trọng tính bền vững, và có sự chuẩn bị tốt cho tương lai. Ngày nay, Thụy Điển là một trong số ít các quốc gia công công nghiệp hóa đã kết hợp việc giảm thải carbon trong tăng trưởng kinh tế. Thụy Điển đứng thứ nhất trong danh sách xếp hạng các nước bền vững 2013, một đánh giá dựa trên các yếu tố về môi trường, xã hội và quản lý.
Phóng viên: Xin cảm ơn Bà!
Đại sứ Camilla Mellander sinh năm 1966. Bà được bổ nhiệm làm Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam tháng 8/2012. Trước đó bà từng giữ các chức vụ khác nhau trong Bộ Ngoại giao Thụy Điển, như Phó Vụ trưởng vụ Lãnh sự và Luật Dân sự, Trưởng Văn phòng Thứ trưởng Ngoại giao Thụy Điển, Cố vấn chính trị cho Đặc phái viên châu Âu về Trung Đông, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Thụy Điển tại Tel Aviv (Israel)… Bà Camilla Mellander có thể nói được nhiều ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Do Thái. Bà là người rất thân thiện với Việt Nam và có nhiều đóng góp thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Thuỵ Điển. |
Bài: Bích Vân - Ảnh: Việt Cường & Tư liệu ĐSQ Thụy Điển