Nhắc đến cơ duyên với nghề ngoại giao, Đại sứ Nguyệt Nga xúc động nhớ lại thời niên thiếu với những trải nghiệm khó quên của một cô bé đang sống trong giai đoạn đất nước chìm trong chiến tranh.
Đến khi Đại sứ Nguyệt Nga đang học cấp 2, đó cùng là năm 1973, Việt Nam tham gia vào bàn đàm phán Hiệp định Paris. Sau khi hiệp định được ký kết, Việt Nam chính thức chấm dứt chiến tranh, cô bé Nguyệt Nga từ vùng sơ tán được trở về Hà Nội, sống cùng bố mẹ và gia đình. Khi đó, thông tin Hiệp định được đưa trên khắp các mặt báo. Trong đầu một cô bé hơn 10 tuổi nhưng đã có những suy tư kỳ lạ: “Tại sao họ giỏi như vậy, đàm phán mà có thể chấm dứt được chiến tranh, điều mà cả tuổi thơ chúng tôi chỉ mơ ước thôi”, đại sứ Nguyệt Nga vẫn nhớ như in cảm xúc của ngày đó.
Việc Việt Nam được hòa bình là điều bất ngờ với một cô bé phải chứng kiến sự tàn khốc của chiến tranh. “Cá nhân tôi lúc đó có một ngưỡng mộ rất lớn với các nhà ngoại giao. Tôi nghĩ họ quá tài giỏi, quá trí tuệ”, Đại sứ Nguyệt Nga nhớ lại.
Ngày từ ngày đó, trong đầu của Đại sứ Nguyệt Nga đã có một suy nghĩ hồn nhiên “lớn lên mình cũng làm ngoại giao để cho đất nước mình luôn được hoà bình, để trẻ con không phải đi sơ tán như mình, để không phải sống xa cha mẹ…”.
Trong ký ức của một cô bé, Đại sứ Nguyệt Nga vẫn còn nhớ như in ánh hào quang của nghề ngoại giao mà bà đã được nhìn thấy. Đó là hình ảnh bà Nguyễn Thị Bình, khi đó là nữ Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Paris của Chính phủ cách mạnh lâm thời miền Nam Việt Nam. “Cô Bình trí tuệ, bản lĩnh trong bộ áo dài Việt Nam ngồi ở trong bàn đàm phán quyết định thời khắc lịch sử của đất nước khiến tôi vô cùng ngưỡng mộ”, Đại sứ Nguyệt Nga nhớ về những động lực thôi thúc đến với nghề ngoại giao.
Đại sứ Nguyệt Nga cho biết, đến nay, trong lịch sử đàm phán hoà bình trong thế giới hiện đại, bà Bình vẫn là người phụ nữ đầu tiên là Trưởng đoàn đàm phán. Trong đánh giá về hòa bình an ninh trên thế giới, Liên Hợp Quốc đã đánh giá Việt Nam là nước đi đầu về vai trò của phụ nữ trong giải quyết chiến tranh và hòa bình.
“Đó là tấm gương, là hào quang của nghề khiến chúng tôi vượt qua được những khó khăn, thử thách trong nghề để hoàn thành sứ mệnh của một nhà ngoại giao với đất nước”, Đại sứ Nguyệt Nga chia sẻ.
Cô sinh viên cách đây hơn 30 năm bắt đầu bước chân vào ngành ngoại giao đúng lúc đất nước khó khăn vì khủng hoảng kinh tế, bao vây cấm vận nhưng may mắn được học hỏi từ những người thầy lớn tạo sự ảnh hưởng cả về tư duy và đạo đức. Người thầy đó sau này, như nhân duyên trời định, bà lại trở thành con dâu út của ông, đó là cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch. Đại sứ Nguyệt Nga nhớ lời ông dạy: "Trong nghề ngoại giao và trong cuộc sống, quan trọng là không được nói dối".
Điều đặc biệt hơn, vào năm 1999, Đại sứ Nguyệt Nga lại trực tiếp được đi tháp tùng “thần tượng” từ thời còn niên thiếu của mình, đó là chuyến đi theo chân bà Nguyễn Thị Bình, khi đó là Phó Chủ tịch nước thực hiện chuyến thăm chính thức Thái Lan. Được trực tiếp nhìn thần tượng của mình tiếp xúc từ lãnh đạo cấp cao Thái Lan cho đến bà con kiều bào ở các tỉnh biên giới bằng những ngôn ngữ bình dị, gần gũi, Đại sứ Nguyệt Nga lại có thêm những kinh nghiệm trong nghề.
Chính nhưng cơ hội được tiếp xúc, được sống cùng những cây đa cây đề của ngành ngoại giao Việt Nam, đã giúp Đại sứ Nguyệt Nga có những chiêm nghiệm, triết lý đúc kết trong nghề của riêng mình.
Một trong những kỷ niệm trong hành trình đồng hành hội nhập kinh tế của Việt Nam mà Đại sứ Nguyệt Nga nhớ đó là năm 2007, khi Việt Nam chính thức ra nhập WTO, các nhà lãnh đạo đã ví Việt Nam từ sông nhỏ vươn ra biển lớn. Khi đó, một trong những việc làm được của Vụ Hợp tác Kinh tế đa phương là đưa vấn đề Biển Đông, Mekong vào diễn đàn ASEM, vận động hơn 50 quốc gia thành viên ủng hộ lập trường của Việt Nam.
Theo quan điểm của Đại sứ, trước hết để là một nhà ngoại giao giỏi phải là một con người, một con người nhân hậu. Bởi ngoại giao là mình đến với mọi người, kết nối với mọi người để thêm bạn, thêm đối tác. Và muốn có thêm bạn, thì phải đến được trái tim của họ bằng một trái tim nhân ái, chân thành.
Cũng theo Đại sứ Nguyệt Nga, ngoại giao là đỉnh cao của quan hệ xã hội, giữa con người với con người. Nhưng cao hơn là giữa các quốc gia, các dân tộc. Bởi vậy, để đem đối tác về cho đất nước, đem bạn bè về cho đất nước, chúng ta phải đến bằng trái tim, chỉ có trái tim mới chạm tới trái tim./.
Đến khi Đại sứ Nguyệt Nga đang học cấp 2, đó cùng là năm 1973, Việt Nam tham gia vào bàn đàm phán Hiệp định Paris. Sau khi hiệp định được ký kết, Việt Nam chính thức chấm dứt chiến tranh, cô bé Nguyệt Nga từ vùng sơ tán được trở về Hà Nội, sống cùng bố mẹ và gia đình. Khi đó, thông tin Hiệp định được đưa trên khắp các mặt báo. Trong đầu một cô bé hơn 10 tuổi nhưng đã có những suy tư kỳ lạ: “Tại sao họ giỏi như vậy, đàm phán mà có thể chấm dứt được chiến tranh, điều mà cả tuổi thơ chúng tôi chỉ mơ ước thôi”, đại sứ Nguyệt Nga vẫn nhớ như in cảm xúc của ngày đó.
Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga là một nhà ngoại giao kỳ cựu với hơn 30 năm trong ngành. Bà được ví như “nhà ngoại giao của đàm phán”, với kinh nghiệm qua nhiều “đấu trường” ngoại giao khắc nghiệt, thử thách. |
Việc Việt Nam được hòa bình là điều bất ngờ với một cô bé phải chứng kiến sự tàn khốc của chiến tranh. “Cá nhân tôi lúc đó có một ngưỡng mộ rất lớn với các nhà ngoại giao. Tôi nghĩ họ quá tài giỏi, quá trí tuệ”, Đại sứ Nguyệt Nga nhớ lại.
Ngày từ ngày đó, trong đầu của Đại sứ Nguyệt Nga đã có một suy nghĩ hồn nhiên “lớn lên mình cũng làm ngoại giao để cho đất nước mình luôn được hoà bình, để trẻ con không phải đi sơ tán như mình, để không phải sống xa cha mẹ…”.
Trong ký ức của một cô bé, Đại sứ Nguyệt Nga vẫn còn nhớ như in ánh hào quang của nghề ngoại giao mà bà đã được nhìn thấy. Đó là hình ảnh bà Nguyễn Thị Bình, khi đó là nữ Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Paris của Chính phủ cách mạnh lâm thời miền Nam Việt Nam. “Cô Bình trí tuệ, bản lĩnh trong bộ áo dài Việt Nam ngồi ở trong bàn đàm phán quyết định thời khắc lịch sử của đất nước khiến tôi vô cùng ngưỡng mộ”, Đại sứ Nguyệt Nga nhớ về những động lực thôi thúc đến với nghề ngoại giao.
Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự Thượng đỉnh lãnh đạo nữ ASEAN năm 2020. Ảnh: Tư liệu Nhân vật cung cấp Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga tại Tọa đàm Quốc tế: "Cộng đồng ASEAN Gắn kết và Chủ động thích ứng: Suy ngẫm 2020 vì Hành động chung mạnh mẽ hơn" được tổ chức ngày 17/12/2020 tại Hà Nội để nhìn lại Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam. Ảnh: Việt Cường Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, Đại sứ Nguyệt Nga cùng bạn bè quốc tế tại một cuộc tọa đàm quốc tế về ngoại giao. Ảnh: Việt Cường Đại sứ Nguyệt Nga chào Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Hoa Tập Cận Bình tại Hội đàm cấp cao Việt Nam -Trung Quốc. Ảnh: Tư liệu Nhân vật cung cấp Đại sứ Nguyệt Nga tại Hội nghị quốc tế trực tuyết về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh. Ảnh: Tư liệu Nhân vật cung cấp Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga tham gia buổi thảo luận về “Vai trò lãnh đạo của phụ nữ” do sứ quán New Zealand và UN Women đồng tổ chức. Ảnh: Việt Cường Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga cùng bạn bè quốc tế tại một sự kiện ngoại giao do Bộ ngoại giao Việt Nam tổ chức. Ảnh: Việt Cường |
Đại sứ Nguyệt Nga cho biết, đến nay, trong lịch sử đàm phán hoà bình trong thế giới hiện đại, bà Bình vẫn là người phụ nữ đầu tiên là Trưởng đoàn đàm phán. Trong đánh giá về hòa bình an ninh trên thế giới, Liên Hợp Quốc đã đánh giá Việt Nam là nước đi đầu về vai trò của phụ nữ trong giải quyết chiến tranh và hòa bình.
Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga hiện là Phó Chủ tịch uỷ ban quốc gia Việt Nam về hợp tác kinh tế Thái Bình Dương; Cố vấn cấp cao, Ban thư ký quốc gia ASEAN 2020. |
“Đó là tấm gương, là hào quang của nghề khiến chúng tôi vượt qua được những khó khăn, thử thách trong nghề để hoàn thành sứ mệnh của một nhà ngoại giao với đất nước”, Đại sứ Nguyệt Nga chia sẻ.
Cô sinh viên cách đây hơn 30 năm bắt đầu bước chân vào ngành ngoại giao đúng lúc đất nước khó khăn vì khủng hoảng kinh tế, bao vây cấm vận nhưng may mắn được học hỏi từ những người thầy lớn tạo sự ảnh hưởng cả về tư duy và đạo đức. Người thầy đó sau này, như nhân duyên trời định, bà lại trở thành con dâu út của ông, đó là cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch. Đại sứ Nguyệt Nga nhớ lời ông dạy: "Trong nghề ngoại giao và trong cuộc sống, quan trọng là không được nói dối".
Điều đặc biệt hơn, vào năm 1999, Đại sứ Nguyệt Nga lại trực tiếp được đi tháp tùng “thần tượng” từ thời còn niên thiếu của mình, đó là chuyến đi theo chân bà Nguyễn Thị Bình, khi đó là Phó Chủ tịch nước thực hiện chuyến thăm chính thức Thái Lan. Được trực tiếp nhìn thần tượng của mình tiếp xúc từ lãnh đạo cấp cao Thái Lan cho đến bà con kiều bào ở các tỉnh biên giới bằng những ngôn ngữ bình dị, gần gũi, Đại sứ Nguyệt Nga lại có thêm những kinh nghiệm trong nghề.
Chính nhưng cơ hội được tiếp xúc, được sống cùng những cây đa cây đề của ngành ngoại giao Việt Nam, đã giúp Đại sứ Nguyệt Nga có những chiêm nghiệm, triết lý đúc kết trong nghề của riêng mình.
Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga cùng các phu nhân, phu quân Bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN thăm Tháp Bà Bonagar, Nha Trang. Ảnh: Tư liệu Nhân vật cung cấp Đại sứ Nguyệt Nga tháp tùng phu nhân lãnh đạo Hội nghị Cấp cao Chiến lược Hợp tác kinh tế ba dòng sông Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) thăm Văn Miếu, Hà Nội. Ảnh: Tư liệu Nhân vật cung cấp Đại sứ Nguyệt Nga và phu nhân Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Susan Pompeo thăm Đền Ngọc Sơn. Ảnh: Tư liệu Nhân vật cung cấp Đại sứ Nguyệt Nga cùng phu nhân Bộ trưởng ngoại giao Philippines thăm Nhà thờ lớn, Hà Nội. Ảnh: Tư liệu Nhân vật cung cấp |
Việc Việt Nam thiết lập thành công 14 đối tác chiến lược, 11 đối tác toàn diện và tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN,… là thành tựu lớn có dấu ấn không nhỏ của Đại sứ Nguyệt Nga cùng Vụ Hợp tác kinh tế đa phương. |
Theo quan điểm của Đại sứ, trước hết để là một nhà ngoại giao giỏi phải là một con người, một con người nhân hậu. Bởi ngoại giao là mình đến với mọi người, kết nối với mọi người để thêm bạn, thêm đối tác. Và muốn có thêm bạn, thì phải đến được trái tim của họ bằng một trái tim nhân ái, chân thành.
Cũng theo Đại sứ Nguyệt Nga, ngoại giao là đỉnh cao của quan hệ xã hội, giữa con người với con người. Nhưng cao hơn là giữa các quốc gia, các dân tộc. Bởi vậy, để đem đối tác về cho đất nước, đem bạn bè về cho đất nước, chúng ta phải đến bằng trái tim, chỉ có trái tim mới chạm tới trái tim./.
Bài: Thảo Vy
Ảnh: Việt Cường, Tư liệu Nhân vật cung cấp
Ảnh: Việt Cường, Tư liệu Nhân vật cung cấp