Khám phá

Cuộc trình diễn những cổ vật thuần Việt

Cuộc Triển lãm mang tên "Thời trang và cổ vật" do Ban quản lý Phố cổ Hà Nội cùng phối hợp với nhóm nghệ sĩ Nguyễn Mạnh Đức, Hà Xuân Hương và Hà Tiến Dũng vừa mới tổ chức tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ Hà Nội đã mang đến một cuộc trình diễn ấn tượng với người xem Thủ đô.
Một không gian trưng bầy trầm mặc, rất xưa được nhóm tác giả sắp đặt trong lòng phố cổ Hà Nội. Những cổ vật thuần Việt quý giá từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19 của nhà sưu tầm Hà Tiến Dũng được sắp đặt trang trọng. Từ pho tượng cổ, con nghê, đồ gốm đặt tại đây tất cả đều được che bởi vải voan hoặc được đặt ở vị trí góc rất khiêm nhường. Cách sắp đặt này ban đầu tạo cho người xem cảm giác huyền ảo nhưng khó để chiêm ngưỡng chi tiết. Nhưng dường như đó là cách xử lý hợp lý, khéo léo bởi cổ vật được làm nền để trình diễn bộ thời trang của nhà thiết kế Hà Xuân Hương. Sự kết hợp khá khó giữa cổ vật có mầu sắc đậm, nặng về tinh thần và kén chọn nơi trốn hiện diện với trang phục yếm, váy mong manh cách điệu hiện đại đã khiến những người tổ chức chọn cách xứ lý khéo léo này để tạo nên sự hài hòa về mặt thẩm mỹ.


Vũ công ballet trình diễn thời trang tại Triển lãm "Thời trang và cổ vật". Ảnh: Lê Bích


20 bộ trang phục cách điệu từ yếm đào, váy đụp của nhà thiết kế Hà Xuân Hương được trình diễn trước công chúng.
Ảnh: Lê Bích



Các vũ công với cách trình diễn khác lạ trong không gian được sắp đặt hợp lý
đã tạo nên sự hài hòa giữa trang phục và cổ vật. Ảnh: Lê Bích



Những cổ vật quý giá có niên đại từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19 của nhà sưu tập Hà Tiến Dũng
được trưng bầy tại cuộc trình diễn. Ảnh: Lê Bích



Các vũ công ballet biểu diễn những động tác cơ thể một cách nhịp nhàng
để thể hiện nên ý nghĩa của mỗi bộ trang phục cách điệu mình đang mặc. Ảnh: Lê Bích



Những đồ gốm cổ cũng được trưng bầy tại cuộc trình diễn. Ảnh: Lê Bích


Những bộ trang phục được cách điệu từ yếm, váy trong buổi trình diễn. Ảnh: Lê Bích 


Cổ vật được che bởi vải voan, hoặc được đặt ở vị trí góc rất khiêm nhường
nhằm tạo nên sự hài hỏa khi kết hợp với trình diễn trang phục. Ảnh: Lê Bích



Các diễn viên múa ballet được chọn để trình diễn thay vì người mẫu chuyên nghiệp nhắm tạo nên sự khác biệt. Ảnh: Lê Bích

Lấy ý tưởng từ gốm cổ, 20 bộ trang phục cách điệu từ yếm đào, váy đụp được thiết kế theo hiện đại. Nhà thiết kế Hà Xuân Hương đã đưa nhiều chất liệu tự nhiên như hạt gỗ, sợ đay, những mảnh gốm, đồng tiền cổ vào trong bộ sưu tập của mình. Đấy là những điểm nhấn của tác giả nhằm gửi gắm đến người xem những nét đẹp của văn hóa cổ; nét duyên dáng của yếm, váy cổ trong trang phục của người phụ nữ Việt xưa nếu được đưa vào trong trang phục hiện đại vẫn rất đẹp.

Không đơn thuần chỉ là trình diễn thời trang, thay vì người mẫu chuyên nghiệp những vũ công ballet được mời đến trình diễn. Trong không gian trình diễn như một sân khấu mở, các vũ công biểu diễn những động tác của cơ thể một cách nhịp nhàng để thể hiện nên ý nghĩa của mỗi bộ trang phục cách điệu mình đang mặc. Cách thể hiện rất khác lạ này đã đem đến sự hài hòa giữa trang phục và cổ vật, mang đến những trải nghiệm thú vị, cuốn hút người xem.

 
Bài: Việt Cường – Ảnh: Lê Bích

Chiêm ngưỡng nhiều bảo vật quốc gia Phật giáo Việt Nam qua triển lãm Văn hóa Phật giáo Việt Nam tại Vesak 2025

Chiêm ngưỡng nhiều bảo vật quốc gia Phật giáo Việt Nam qua triển lãm “Văn hóa Phật giáo Việt Nam" tại Vesak 2025

Lần đầu tiên thông tin của 87 bảo vật quốc gia thuộc Phật giáo Việt Nam được giới thiệu đến công chúng, tăng ni, phật tử cùng tìm hiểu và thưởng lãm thông qua triển lãm “Văn hóa Phật giáo Việt Nam" trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. 

Top