Khám phá

Chuyện về cô bé “hạt tiêu”

Dưới chân núi An Định ở xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam có một ngôi làng nhỏ với những người dân hiền lành quanh năm làm ruộng. Nhưng điều khác lạ là trong làng có một cô bé học lớp 9, 15 tuổi nhưng cao chỉ có 90cm và nặng 11kg. Và đặc biệt hơn, cô bé ấy lại lànbsp; học sinh giỏi cấp huyện trong 9 năm liền. Đó là em Võ Thị Thanh Thảo, học sinh lớp 9/1 Trường PTCS Kim Đồng xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam . Em là tấm gương mẫu mực cho nhiều học sinh noi theo trong phong trào hiếu học của huyện.

Dưới chân núi An Định ở xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam có một ngôi làng nhỏ với những người dân hiền lành quanh năm làm ruộng. Nhưng điều khác lạ là trong làng có một cô bé học lớp 9, 15 tuổi nhưng cao chỉ có 90cm và nặng 11kg. Và đặc biệt hơn, cô bé ấy lại lànbsp; học sinh giỏi cấp huyện trong 9 năm liền. Đó là em Võ Thị Thanh Thảo, học sinh lớp 9/1 Trường PTCS Kim Đồng xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam . Em là tấm gương mẫu mực cho nhiều học sinh noi theo trong phong trào hiếu học của huyện.

Trong một lần đi công tác qua Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, nghe anh em cán bộ cán bộ ở đây kháo nhau về chuyệnnbsp;cô bé Thảo. Thấy lạ tôi liền tìm đến nhà em ở dưới chân núi An Định và vô cùng ngỡ ngàng trước một cô bé có vóc dáng nhỏ bé như một đứanbsp;trẻnbsp;mới 4 tuổi đang quét nhà. Bé Thảo dừng chổi chào rồi lễ phép rót nước mời khách.


Bé Thảo cùng cả lớp 9/1 hát Quốc ca trong buổi chào cờ đầu tuần.


Cô giáo chủ nhiệm Lệ Thanh bế cô học trò cưng trong vòng tay âu yếm của mình.


Ở lớp, Thảo luôn nhận được sự chỉ dạy ân cần của cô giáo.


Đôi bạn thân Ngân Quỳnh (trái) và Thanh Thảo đang song ca trong giờ sinh hoạt lớp.


Tuy đã 15 tuổi và học tới lớp 9 nhưng trông Thảo vẫn như một em bé mẫu giáo mới 4-5 tuổi.


Thảo giúp mẹ và chị làm bánh bột lọc để bán kiếm thêm tiền chi tiêu cho gia đình.


Thảo và bạn hát phục vụ trong lễ ra mắt Hội Người tàn tật của huyện Đại Lộc.


Nhờ học hành chăm chỉ nên 9 năm liền Thảo là học sinh giỏi của toàn Huyện.

Chị Đỗ Thị Đào, mẹ của bé Thảo, cho biết, trong gia đình chị, Thảo như một đứa trẻ huyền thoại ngay từ khi sinh ra cho đến hôm nay. Chị Đào kể, bé Thảo bị sinh thiếu tháng, tưởng không sống nỗi, gia đình cố gắng chữa trị nhiều nơi mới giữ được mạng sống cho con. Đến 4 tuổi, thể trạng bé phát triển bình thường, nhưng trí nhớ của Thảo khác lạ so với những cháu cùng lứa tuổi. Chị Đào nhớ lại, một lần, vào buổi tối, Thảo ngồi xem chị gái Minh Thương của mình học bài. Khi chị Thương đi ngủ, Thảo nằm bên mẹ đọc lại vanh vách những bài học của chị mà em đã nghe lõm được.

“Lúc đó tôi đâm ra lo sợ, mới 4 tuổi sao cháu nhớ giỏi vậy. Đêm đó tôi không hề chợp mắt chỉ trông trời mau sáng để đưa cháu đến trường mẫu giáo. Thế nhưng lúc đưa cháu đến trường cô giáo không dám nhận vì thấy hình thể của cháu quá nhỏnbsp;bénbsp;và yếu ớt so với độ tuổi” - chị Đào đã cho tôi biết như vậy!

Rồi sau đó trường mẫu giáo ở xã cũng nhận bé Thảo vào học. Thảo như thần đồng ở trường, viết đọc lưu loát. Đặc biệt, Thảo kể chuyện về Bác Hồ rất xuất sắc. Câu chuyện nào em kể về Bác cũng gây xúc động mạnh đối với người nghe. Riêng về kể chuyện em được nhiều giải thưởng trong huyện, tỉnh.

Rồi năm tháng qua đi, từng năm học đến với em đều để lại nhiều ấn tượng trong lòng thầy cô, bạn bè. Trong những năm học cấp 1, cấp 2 bé Thảo luôn trở thành hình mẫu điển hình để các bạn noi theo bởi thành tích học tập xuất sắc của mình.

Bây giờ, tuy đã ở tuổi 15 nhưng trông Thảo vẫn là cô bé tí hon không khác trước bao nhiêu. Nhìn Thảo, có lẽ ai cũng nghĩ em là một đứa trẻ 4 tuổinbsp; dù hiện nay đã học hết lớp 9, sắp thi vào lới 10. “Thưa chú, con vẫn 11kg, cao 90cm. Mấy năm nay chẳng cao thêm được chút nào nữa, chú ạ!” - Thảo lễ phép trả lời.

Tuy thể trạng có khiếm khuyết, thiệt thòi so với chúng bạn nhưng Thảo không lấy thế làm buồn. Thảo có một mong ước hết sức giản dị, đó là dù bé “hạt tiêu” nhưng em cầu trời đừng hay đau ốm để làm khổ ba mẹ và ảnh hưởng đến con đường học tập sắp tới của mình.

Hôm tôi theo Thảo đến trường dự lớp ôn thi vào lớp 10, cả lớp đứng dậy chào khách, bạn nào cũng cao lớn, riêng Thảo đứng chưa qua khỏi bàn học.

Bàn Thảo ngồi học trong lớp là chiếc bàn dành cho học sinh mẫu giáo. Nó đã theo chân em từ lớp hồi lớp 1 cho đến tận bây giờ. Đến giờ ra chơi, mặc dù cùng trang lứa, nhưng bạn nào cũng muốn bế Thảo như bế đứa em út để tâm sự.

“Lớp 9/1 là lớp chọn của trường, riêng với em Thảo tôi không còn mỹ từ nào hơn để ca ngợi về em, em như một đóa hoa quỳnh cứ lặng lẽ tỏa hương. Mùa hè này, Thảo sẽ cùng bạn bè chia tay mái trường thân yêu cùng thầy cô để vào học trường phổ thông trung học. Tôi cũng như nhiều thầy cô sẽ rất nhớ Thảo…”- cô Lệ Thanh, giáo viên chủ nhiệm lớp tâm sự!

Rồi cô Thanh còn cho biết thêm ngoài học giỏi các môn, Thảo còn phụ trách chương trình phát thanh Măng non của Trường. Chương trình do em tự làm tin bài và kiêm luôn cả vai trò phát thanh viên. Chương trình phát thanh do Thảo đảm trách nhận được sự khen ngợi của các thầy cô và bạn bè trong trường. Có lẽ vì thế mà khi hỏi về ước mơ của mình, Thảo cho biết, khát vọng của em sau này là thi đỗ vào Khoa báo chí để được trở thành một nhà báo giỏi.

Ngoài gia đình, để Thảo có thêm niềm vui góp phần cho việc học tập tốt, phải kể đến công lao của em Lê Thị Ngân Quỳnh, người bạn cùng lớp đã đồng hành cùng Thảo trong 4 năm qua. Từ bấy đến nay, ngày nào cũng vậy, nắng cũng như mưa, ngày hai lượt Quỳnh đạp xe 12 cây số đón và đưa người bạn tí hon của mình đến trường và về nhà.

Ba đi làm xa mỗi năm về một lần, Mẹ Thảo ở nhà tần tảo nuôi con, ngoài canh tác 1 sào ruộng, mẹ Thảo còn phải làm thêm bánh bột lọc để đi bánnbsp; rong. Thảo không làm được những việc nặng, nhưng những việc trong nhà như nấu cơm, quét nhà, làm bánh bột lọc… Thảo đều chăm chỉ đỡ đần giúp mẹ.nbsp;

Nhớ lại đêm tuyên dương “Những học sinh vượt qua số phận” năm 2009, sau khi người dẫn chương trình giới thiệu về em, cả Hội trường của tỉnh Quảng Nam, hàng trăm người có mặt đêm hôm ấy ai cũng thấy xúc động về nghị lực của cô bé Thảo “hạt tiêu”./.

Võ Thị Thanh Thảo 9 năm liền là học sinh giỏi cấp huyện, trong đó có 2 môn dẫn đầu là Văn và Anh Văn. Thảo có thể kể chuyện bằng tiếng Anh và giao tiếp một cách thành thạo bằng tiếng Anh với người nước ngoài.nbsp;

Bài và ảnh: Vũ Công Điềnnbsp;nbsp;

Vũ Công Điền

Lễ cúng cơm mới của người Thổ

Lễ cúng cơm mới của người Thổ

Người Thổ là một trong 54 dân tộc thiểu số của Việt Nam, chủ yếu sinh sống tại các huyện miền núi Thanh Hóa và Nghệ An. Theo quan niệm của họ, cây lúa là nguồn sống và mang linh hồn. Người Thổ gọi lúa là “Lúa Mẹ” nhằm coi đó là biểu tượng thiêng liêng của sự sinh sôi, ấm no và thịnh vượng. Sau mỗi vụ gặt, Lễ cúng cơm mới được tổ chức trang trọng để mời “hồn lúa” trở về với gia đình, cầu mong may mắn và mùa màng năm sau tươi tốt, bội thu. Người Thổ tin rằng cơm mới cần phải được dâng cúng trước khi đem ra ăn. Nếu ai ăn trước, “hồn lúa” sẽ rời bỏ gia đình, dẫn đến thất bát trong vụ mùa sau.

Top