Khám phá

Bảo tàng Côn Đảo - nơi lưu trữ những trang sử hào hùng

Với 2.000 tư liệu, hiện vật trưng bày, đến với Bảo tàng Côn Đảo, du khách sẽ hiểu sâu sắc hơn về thiên nhiên, con người Côn Đảo từ thời tiền sử, sơ sử đến giai đoạn phát triển hiện nay và tìm hiểu về lịch sử đấu tranh nhà tù Côn Đảo trong thời kỳ từng được mệnh danh là “địa ngục trần gian”.

 

Bảo tàng Côn Đảo được xây dựng trên diện tích hơn 3.500m2 với không gian trưng bày rộng 1.700m2 .
Du khách tham quan, tìm hiểu về truyền thống đấu tranh của Cách mạng Việt Nam ở Côn Đảo.
Du khách tham quan, tìm hiểu về truyền thống đấu tranh của Cách mạng Việt Nam ở Côn Đảo.

Bảo tàng Côn Đảo khởi công xây dựng ngày 6/12/2009 và hoàn thành ngày 10/10/2010, tọa lạc trên đường Nguyễn Huệ, gần di tích Chuồng Cọp Pháp, trong khuôn viên rộng hơn 2 ha, diện tích xây dựng 3.570 m2, diện tích trưng bày 1.700m2. Công trình nhà Bảo tàng Côn Đảo được xây dựng làm nơi lưu giữ những di sản văn hóa, lịch sử lâu dài của dân tộc Việt Nam để phục vụ cho sự nghiệp phát triển bền vững của huyện Côn Đảo.

Đến với bảo tàng Côn Đảo du khách được tham quan hình ảnh, hiện vật trưng bày về tội ác man rợ của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược cùng bọn tay sai, qua đó du khách cũng như hiểu được sự gian khổ, anh dũng của những tù nhân - chiến sĩ cách mạng yêu nước từng bị giam cầm nơi đây trong hai thời kỳ kháng chiến giải phóng dân tộc.

Cờ tổ quốc: do các đồng chí trong nhà tù bí mật may và cất dấu để chuẩn bị cho cuộc nổi dậy giải phóng Côn Đảo.
Chân dung các chiến sĩ cách mạng Việt Nam bị giam cầm, tù đày tại Côn Đảo.
Các sách, tài liệu được các đồng chí trong nhà tù lưu dữ để học.
Một góc không giàn trưng bày trong nhà tù Côn Đảo.
Mô phỏng lại cách thức liên lạc giữ các phòng giam trong nhà tu với nhau.
Đồ dùng của người dân Côn Đảo (quạt con có, bàn ủi con gà, quạt).

Không gian trưng bày của bảo tàng được thiết kế khá đơn giản nhưng vô cùng ấn tượng. Nó bao gồm 1 gian khánh tiết và 4 chủ đề chính: Thiên nhiên Côn Đảo, Côn Đảo trận tuyển, trường học, Côn Đảo địa ngục trần gian và Côn Đảo ngày nay. Với mỗi chủ đề, các hiện vật được trưng bày theo một phong cách khác nhau và mang lại cho người xem nhiều cảm xúc đặc biệt. Chân dung những người anh hùng kiên cường bất khuất suốt những năm tháng đấu tranh chắc hẳn là biểu tượng đẹp, khó quên trong ký ức của mỗi người khi đến đây.

Ngoài ra, bảo tàng còn có khu vực trưng bày ngoài trời. Đây là không gian mở được thiết kế để trưng bày một số hiện vật có giá trị. Tại đây, bạn có thể chiêm ngưỡng những bộ sưu tập hiện vật về khảo cổ học tại Côn Đảo như: Khu mộ vò Cồn Hải Đen Côn Đảo, khu mộ vò tại Cồn Miếu Bà Côn Đảo hay hố khai quật làng cổ Hòn Cau…

 Bảo tàng Côn Đảo Vũng Tàu không đơn thuần là điểm đến trưng bày các hiện vật, nó còn là nơi khắc họa rõ tinh thần yêu nước mãnh liệt của con người Việt Nam. Từ thời tiền sử xa xưa cho đến nay, Việt Nam vẫn luôn biết ơn sự hy sinh của các vị anh hùng và không ngừng phát huy truyền thống yêu nước đó.

Tiêu bản Vích.
Trưng bày các tiêu bản trong hệ sinh thái Vườn quốc gia Côn Đảo.
Hệ sinh thái biển đa dạng, phong phú ở vùng biển Côn Đảo được tái hiện trong Bảo tàng.
Biểu tượng bầu trời hòa bình tái hiện trong Bảo tàng Côn Đảo.

Bảo tàng Côn Đảo là một địa chỉ “đỏ” gắn liền với việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích cách mạng đặc biệt của quốc gia, và đây cũng là địa điểm không thể thiếu trong chuyến tham quan, du lịch về nguồn tại Côn Đảo./.

 

 

Bài: Thông Hải - Ảnh: Lê Minh/ Báo ảnh Việt Nam

Nét đẹp trong lễ Sen Dolta của người Khmer

Nét đẹp trong lễ Sen Dolta của người Khmer

Lễ Sen Dolta của đồng bào dân tộc Khmer được tổ chức từ ngày 29/8 đến mùng 1/9 âm lịch hàng năm. Đây là lễ truyền thống quan trọng của họ nhằm tưởng nhớ công ơn của những bậc sinh thành, những người thân đã khuất, đồng thời thể hiện lòng tri ân đối với tổ tiên đã khai phá đất đai, bảo vệ cho phum, sóc. Ngoài ra, lễ Sen Dolta không chỉ là dịp để bày tỏ lòng hiếu kính mà còn là biểu tượng của tinh thần đoàn kết, gắn bó, tình yêu thương gắn kết bền chặt được người Khmer gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Top