Kinh tế

Sợi chuối Việt Nam chinh phục thị trường thế giới

Hợp tác xã Thương mại và Dịch vụ Nông nghiệp Khai Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội là mô hình kiểu mẫu đầu tiên tại Việt Nam sản xuất sợi từ thân cây chuối. Một ngành kinh tế nông nghiệp mới biến thân chuối bỏ đi sau thu hoạch trở thành nguồn lợi có giá trị bắt đầu hình thành. Sợi chuối của Việt Nam đang mang trong mình tiềm năng xuất khẩu lớn trị giá hàng trăm triệu USD. Sản phẩm Sợi chuối đã tham gia chương trình OCOP của Tp. Hà Nội. 
Đi giữa những vườn chuối 100ha xanh bạt ngàn chạy ngút tầm mắt, vươn những tán lá dài đón gió tại khu vực các xã Khai Thái, Hồng Thái, Nam Tiến và xã Văn Nghệ, chúng tôi không khỏi ấn tượng với những gì mà cây chuối mang lại cho vùng đất này. 
 
Với sản lượng như vậy thân chuối sau thu hoạch sẽ tạo nên một lượng sinh khối lớn, trở thành chất thải gây gánh nặng cho môi trường cũng như gánh nặng kinh phí cho các nhà vườn trong việc thu dọn, hủy bỏ thân chuối.

Tìm hiểu và được biết thông tin, Công ty TNHH MTV Musa Pacta là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam khai thác thân chuối tạo thành sợi chuối đã mở ra một giải pháp tối ưu cho việc trồng chuối tại địa phương. Anh Nguyễn Đức Tuấn đã đầu tư nhà xưởng, thiết bị, thành lập HTX TM&DVNN Khai Thái với mong muốn biến thân cây chuối trở thành những sản phẩm mang lại thu nhập cho nhiều người.


Vùng nguyên liệu với  100ha diện tích trồng chuối tại xã Khai Thái, Huyện Phú Xuyên, Hà Nội.


Nông dân sơ chế thân chuối bằng cách bóc tách vỏ chuối để lấy phần ruột  bên trong.


Sợi chuối sau khi được xử lý các công đoạn hoàn chỉnh sẽ được mang phơi khô dưới nắng mặt trời.


Một công đoạn người nông dân bện dây buộc làm từ sợi chuối.


Những thành viên của HTX Khai Thái đang làm các sản phẩm thủ công từ sợi chuối như: giỏ, sọt, chổi…


Một công đoạn bện dây chuối sợi to để làm ra sản phẩm võng sợi chuối.


Những sợi chuối sau khi bện thành dây được cuộn tròn gia công thành 1 số sản phẩm như: Thảm trải nhà, thảm trải sàn…


Hoàn thiện công đoạn đan sọt làm từ sợi chuối.


Thao tác làm dụng cụ chổi rửa cốc chén từ sợi chuối.

Dù mới mở được một thời gian chưa dài nhưng HTX hiện đã tạo việc làm, thu nhập cho 35 người với 3 cơ sở tại các thôn Lập Phương, Vĩnh Trung.

Đi vào xưởng tuốt sợi chuối, tôi bắt gặp những bà, những chị với đôi tay tần tảo, siêng năng đang thoăn thoắt đưa từng bẹ chuối vào máy tuốt sợi. Chẳng mấy chốc các giàn phơi đã đầy các sợi tơ chuối vàng óng thong thả đung đưa trong gió. Nước ép từ thân chuối lại được kết hợp cùng với quả chuối chín ủ với các enzyme sinh học thành nước dinh dưỡng dùng tưới cho rau trái, bã thân được ủ thành phân vi sinh bón cho cây trồng vừa rất tốt vì có nhiều vi chất, lại rất thân thiện với môi trường.
Việt Nam hiện có khoảng 150.000 ha chuối lấy quả, ước tính có thể cung cấp lượng sợi khoảng 200.000 tấn/năm, đem lại doanh thu khoảng 700 triệu USD/năm.
 

HTX đã gửi mẫu các sản phẩm để tham gia chương trình OCOP (là việt tắt tên chương trình Mỗi xã một sản phầm của Chính phủ).

Anh Nguyễn Đức Tuấn, Chủ tịch HTX Khai Thái cho biết: " HTX đang nhân rộng các cơ sở sản xuất trong toàn huyện, mở rộng vùng nguyên liệu với mục tiêu sẽ xuất khẩu 3.000 tấn sợi và các sản phẩm từ sợi chuối mỗi năm".

Một tin vui là Trung tâm Hỗ trợ chuyển giao Công nghệ, Bộ Khoa học Công nghệ đã đến HTX học tập, với mong muốn phổ biến kỹ thuật làm sợi chuối cho bà con nông dân cả nước. Ông Lê Mộng Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho biết: "Bộ Khoa học Công nghệ sẽ đồng hành cùng HTX Khai Thái để đưa kỹ thuật làm sợi chuối ứng dụng tại các vùng trồng chuối tại 63 tỉnh thành Việt Nam".

Một số sản phẩm thủ công làm từ sợi chuối:
















Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Khánh Dũng, Giám đốc công ty Musa Pacta, doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm sợi chuối cho biết: "Chúng tôi đã có nhiều đơn hàng muốn mua sợi chuối cũng như các sản phẩm từ sợi chuối, từ nhiều nước như Nhật Bản, Singapore,… Thị trường sợi chuối thế giới đã phát triển gần 20 năm nay với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 16%, chắc chắn đây là một tiềm năng lớn mà chúng ta cần phải khai thác"./.
 
Bài: Bích Vân - Ảnh: Thanh Giang

Tổ chức Plan International và Bộ ngoại giao Nhật Bản hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số phát triển kinh tế

Tổ chức Plan International và Bộ ngoại giao Nhật Bản hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số phát triển kinh tế

Với mong muốn giải quyết tình trạng thiếu cơ hội sinh kế và thu nhập thấp của thanh niên dân tộc thiểu số, Tổ chức Plan International và Bộ ngoại giao Nhật Bản đã triển khai dự án “Tăng cường trao quyền phát triển kinh tế cho Thanh niên dân tộc thiểu số tại Hà Giang và Lai Châu” giúp các thanh niên dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động có thêm kiến thức về phát triển kinh tế và mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất.

Top