Khám phá

Người 35 năm không ngủ

Một số phương tiện thông tin đại chúng đã giới thiệu về “người đàn ông 35 năm không ngủ”. Đó là ông Thái Ngọc, năm nay 65 tuổi, ở xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.


Đêm không ngủ, ông vẫn ra đồng làm việc.


Ông rất ít khi về làng, thỉnh thoảng vợ ông
lên trang trại thăm ông và mang thực phẩm,
đồ dùng cho ông.


Làm việc suốt ngày đêm, trang trại 8 ha của
ông từ khi là đồi trọc đến nay như một cánh
rừng nguyên sinh.


Hơn 0,5 ha ruộng lúa, nhờ có con trâu này
mà ông cũng bớt phần vất vả.


Ao cá hơn 400 m2 cũng do ông tự đào.

Một số phương tiện thông tin đại chúng đã giới thiệu về “người đàn ông 35 năm không ngủ”. Đó là ông Thái Ngọc, năm nay 65 tuổi, ở xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Trắng đêm với nhiều hãng truyền hình

Thời gian gần đây có nhiều đài truyền hình nước ngoàinbsp;đến tận làng quê hẻo lánh ở Nông Sơn để làm phim về ông. Ông Ngọc cùng gia đình cho biết, mỗi đoàn đến làm phim từ 3-5 ngày với gần chục camera đặt khắp trong nhà, ngoài sân cùng trang trại của ông đang sản xuất. Họ ghi hình tất cả hoạt động của ông, không bỏ một chi tiết nào. Họ chia phiên để thức cùng và theo dõi công việc của ông Ngọc qua từng đêm không ngủ. Đêm ông đốt lửa, chong đèn ra ruộng cắt lúa, thu hoạch xong ông cuốc đất, trồng khoai, tỉa đậu... Nông nhàn thì ông đan thúng, rổ... Như vậy, ngày cũng như đêm, ông không ngủ nhưng công việc của ông làm đương nhiên là gấp đôi.

nbsp;Có điều kỳ lạ là ông ăn uống bình thường và chẳng bao giờ đau ốm. Nhiều người hiếu kỳ biết tin ông không ngủ, đến thăm và thức cùng ông. Nhưng rồi nói vậy chứ chẳng ai có sức và bản lĩnh thức trọn cùng ông để chứng kiến ông là người trắng đêm không ngủ. Ông tâm sự: “Tôi mất ngủ từ trước năm 1975 đến nay nên tôi không có khái niệm ngủ để khỏe hay thức đêm nhiều sinh ốm đau. Với tôi, ngủ thức chưa hề phân biệt nên ngày cũng như đêm, có việc là tôi cứ làm”.

Đoàn nào đến làm phim khi chia tay ông ra về cũng bơ phờ như “lính thất trận”, vì họ không quen “nghề” thức đêm như ông. Số tiền thù lao đoàn làm phim trả ông cũng không nhiều, ông dùng đầu tư vào trang trại. Những bộ phim họ làm đều cố gắng quảng bá về một người kỳ lạ, đã 35 năm chưa một lần chợp mắt!

Một số chuyên gia về y học cũng đặt vấn đề mời ông Ngọc ra nước ngoài để họ nghiên cứu và chữa trị nhưng ông không chịu đi. “Nếu vì mất ngủ mà tôi sinh ra bệnh tật, trong nước không chữa trị được thì tôi đi. Đằng này mất ngủ mà vẫn khỏe mạnh, làm việc năng suất gấp đôi thì tôi đi làm gì... Cả cánh rừng trọc 8 ha, hôm nay xanh tốt như vậy cũng chính là nhờ tôi mắc bệnh mất ngủ” – ông cười hồn nhiên nói!

Tình cây, tình người

Tại trang trại, ông chia ra nhiều vùng để trồng các loại cây phù hợp với thổ nhưỡng. Trong đó ông trồng keo lai và những loại cây ăn quả cùng nhiều loại cây lấy gỗ như: cây dó bầu, chò, sao đen... nhằm bảo tồn giống gỗ quý của rừng đang có nguy cơ tuyệt chủng. mấy ao cá tại trang trại cũng chính tay ông đào qua nhiều đêm không ngủ. Những đêm không mưa, có trăng là ông làm việc có năng suất hơn. Còn những đêm tối trời thì “bạn” của ông là đống lửa và ánh đèn dầu do ông tự chế.

"Đêm không ngủ mà hết việc là những đêm tôi buồn lắm! Cứ hết nằm cho thẳng lưng rồi đi vào đi ra, hút thuốc và uống nước chè, trông trời mau sáng để nhìn rừng cây đang từng ngày phủ kín đồi hoang" – ông tâm sự. Ngoài trang trại dưới chân núi Dương Lụi, ông Ngọc còn có một trang trại cách đó khoảng 4km, cũng trồng cây lấy gỗ.

Gần trang trại của ông, có hai vợ chồng già nghèo đã hơn 80 tuổi sống đơn côi với rừng đã gần 30 năm. Những khi hết việc ông thường xuyên lui tới để động viên và chăm sóc hai cụ. Ngoài công việc thường ngày, ông cũng giúp hai cụ trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ không ngủ, đêm ông thức canh nên lúa cũng như các loại cây trồng có củ của ông, cũng như của hai cụ, không bị heo rừng ủi phá.

Trên thế giới cũng có rất nhiều người không ngủ được, nhưng thời gian mất ngủ không dài như ông Ngọc. Ông đã “trắng đêm không ngủ” hơn nửa đời người, liệu ông có mất ngủ cho đến cuối đời không, ngay cả ông hiện nay cũng chưa biết được. Nhưng cái được hiện nay là ông đã phủ được màu xanh trên cánh rừng mà chiến tranh ngày xưa đã tàn phá và bao việc làm có ích... Được biết vợ ông Ngọc là bà Nguyễn Thị Bảy (61 tuổi) ở nhà làm nội trợ. Bốn người con của ông bà hiện đã trưởng thành và tất cả có cuộc sống bình thường như bao người khác.

Ông Ngọc cho biết: “Nhiều hãng truyền hình đến quay phim tôi, cứ tưởng tôi bị bệnh tâm thần, nên mới sinh mất ngủ. Rồi họ đưa tôi đi khám bệnh tại nhà thương điên ở Đà Nẵng. Sau khám, bác sĩ nói tôi không có dấu hiệu tâm thần. Rồi họ cũng chưa tin bác sĩ của mình, bèn cách thử trí nhớ của tôi theo cách bỏ đồ vật như cốc, dao, trái chuối… lên mỗi ô đánh số thứ tự. Cho tôi nhìn qua, rồi họ cất đi. Sau đó họ hỏi tôi, đồ vật đó nằm ở số nào, tôi nói đúng không sai. Như vậy họ mới tin và tiến hành quay phim”.

Ông nói tiếp: Hãng truyền hình Thái Lan quay phim tôi đầu tiên, sau đó họ trả tôi 30 triệu đồng Việt Nam, và đòi mua bản quyền tôi trong 18 tháng, tôi không chịu. Tôi đâu có đi kinh doanh chuyện mất ngủ mà bán bản quyền!? Rồi cũng có nhiều đoàn, ra về nhã ý mời tôi đi tham quan nước ngoài, tôi không dám nhận lời, vì trước mắt qua nước họ đêm thức làm cái chi. Chứ ở đây đêm không lao động, thì cũng trông coi, thú rừng không phá hoại hoa màu, không bắt gà vịt”.

Bài và ảnh: Vũ Công Điềnnbsp;

Vũ Công Điền

Tháp Đôi - dấu ấn văn hóa Chăm Pa ở Quy Nhơn

Tháp Đôi - dấu ấn văn hóa Chăm Pa ở Quy Nhơn

Đến với Quy Nhơn (Bình Định), du khách không chỉ được khám phá những bãi biển đẹp, các danh lam thắng cảnh hùng vĩ mà còn được chiêm ngưỡng những tòa tháp Chăm cổ kính có niên đại trên dưới ngàn năm tuổi. Trong số đó, Tháp Đôi là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu luôn thu hút đông đảo du khách tới tham quan và khám phá.

Top