Khám phá

Lễ cúng Bàn Vương của người Dao ở Hoàng Su Phì

Lễ cúng là dịp người Dao ở Hoàng Su Phì (Hà Giang) tỏ lòng biết ơn Sư tổ Bàn Vương, người sinh ra 12 tộc họ, đồng thời cầu nguyện cho mưa thuận, gió hòa.
Truyền truyết người Dao kể rẳng, Bàn Vương vốn là Long Khuyển Bàn Hồ, nhờ lập được công lao to lớn giết được Cao Vương (xâm lược nước Bình Vương) nên được vua Bình Vương trọng thưởng và gả công chúa cho. Bàn Vương và công chúa sinh được 6 trai 6 gái, Bình vương ban cho mỗi người một họ, trở thành 12 họ sớm nhất của người Dao. Khi Bình Vương chết, Bàn Vương lên làm vua của người Dao.

Trong những bản làng người Dao ở huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) còn lưu truyền câu chuyện về cái chết của Bàn Vương như sau: Tuy đã lên làm vua nhưng Bàn Vương vẫn giữ nếp sống giản dị, hay truyền dạy người Dao cách trồng cấy, dệt vải, săn bắn. Một lần vào tháng 2 âm lịch, Bàn Vương lên núi săn bắn, đuổi theo một con sơn dương, chẳng may bị sơn dương húc, ngã vào cây gù hương và mất. Từ đó người Dao làm lễ cúng giỗ Bàn Vương vào tháng hai âm lịch.

Người Dao ở Hoàng Su Phì nổi kèn trống thông báo buổi lề cúng Bàn Vương bắt đầu. 
Ảnh: Việt Cường/VNP


 Người Dao mặc những bộ trang phục đẹp nhất trong ngày làm lễ cúng Bàn Vương. 
Ảnh: Việt Cường/VNP


Lễ vật không thể thiếu  để dâng lên các vị thần trong lễ cúng Bàn Vương là rượu và thịt lợn. 
Ảnh: Việt Cường/VNP


Chuông đồng một trong những dụng của các thày cúng người Dao dung trong các lễ cúng. 
Ảnh: Việt Cường/VNP


Một trong những lễ vật gia chủ dâng lên Bàn Vương là thóc lúa. 
Ảnh: Việt Cường/VNP

Thày cúng dâng rượu lên bàn thờ thần Bàn Vương. Ảnh: Việt Cường/VNP


Thổi tù và chào đón Bàn Vương, các vị thần và gia tiên về dự lễ cúng. 
Ảnh: Việt Cường/VNP

Những thày mo người Dao thực hiện bài múa gậy xem kẽ những bài khấn. Ảnh: Việt Cường/VNP

 Các thầy cúng trong lễ cúng Bàn Vương là những người đã được cấp sắc cao, hiểu biết thủ tục, nghi thức. Ảnh: Việt Cường/VNP

 Các thày cúng chuẩn bị giấy bản là tiền vàng mã chuản bị đốt trong phần đưa tiễn Bàn Vương và các vị thần trở về trời. Ảnh: Việt Cường/VNP

Nghi thức tiễn đưa các vị thần về trời là phần cuối trong lễ cúng Bàn Vương. Ảnh: Việt Cường/VNP

Người Dao có tục thờ cúng Bàn Vương vị thần được coi là thủy tổ của dân tộc Dao. Ảnh: Việt Cường/VNP
Thường ngày, Bàn Vương được thờ cúng tại bàn thờ gia tiên trong các gia đình người Dao cùng với các vị thần. Trong các lễ lớn như lễ cấp sắc, lễ tạ tổ tiên…đều có phần làm lễ cúng Bàn Vương để nhớ về nguồn cội. Ngoài những dịp kể trên người Dao còn tổ chức lễ cúng Bàn Vương riêng với quy mô lớn trong cộng đồng. Tùy thuộc vào điều kiện, quy định của mỗi dòng họ người ta làm lễ cúng theo định kỳ thời gian khác nhau. Có những họ ba năm tổ chức cúng một lần, có dòng họ mười hai năm, hai mươi năm hoặc lâu hơn nữa.

Lễ cúng Bàn Vương là để tạ ơn người đã sinh ra và che chở người Dao đồng thời cầu nguyện cho mưa thuận, gió hòa để mùa màng bội thu cho con cháu đời đời ấm no, hạnh phúc. Sau khi đã chuẩn bị các đồ lễ, lễ cúng Bàn Vương sẽ được bắt đầu bằng thủ tục lập đàn cúng, treo tranh thờ. Sau đó các thày cúng làm phép tẩy uế bằng cách vẩy quanh khu vực làm lễ bằng nước phép. Bắt đầu vào buổi lễ, các thày cúng sẽ thực hiện nghi thức cúng mời gọi Bàn Vương và thần linh thổ địa và tổ tiên về để tuyên bố lý do làm lễ. Tiếp đến là phần hành lễ nghênh đón Bàn Vương. Đặc biệt trong quá trình hành lễ ở phần này, ngoài đọc những bài cúng cầu khấn Bàn Vương phù hộ, những thày cúng ở Hoàng Su Phì còn kể sơ lược về tiểu sử, vóc dáng của Bàn Vương từ khi ra đời đến khi mất. Họ còn nhắc lại câu chuyện vượt biển gian nan rời quê hương tìm nơi sinh sống mới và định cư tại Hà Giang.

Kết thúc buổi lễ là phần lễ đưa tiễn, trong phần này thày cúng sẽ đốt giấy vàng mã làm lễ tiễn đưa Bàn Vương, gia tiên và các thánh thần về bên kia thế giới. Trong suốt quá trình làm lễ, xen kẽ giữa những bài cúng, các thày mo còn thực hiện các nghi thức thổi tù và, làm nghi thức dâng hương, múa những điệu múa kiếm, múa chuông, múa rùa đặc sắc.

Là nghi thức sinh hoạt tâm linh mang đậm tính nhân văn, giáo dục người Dao hướng về nguồn cội, lễ cúng Bàn Vương còn liên kết, gắn bó mọi người tạo nên sức mạnh cộng đồng./.
 
Thực hiện: Việt Cường
(Phóng sự chụp trước ngày 27/4/2021)

Tháp Đôi - dấu ấn văn hóa Chăm Pa ở Quy Nhơn

Tháp Đôi - dấu ấn văn hóa Chăm Pa ở Quy Nhơn

Đến với Quy Nhơn (Bình Định), du khách không chỉ được khám phá những bãi biển đẹp, các danh lam thắng cảnh hùng vĩ mà còn được chiêm ngưỡng những tòa tháp Chăm cổ kính có niên đại trên dưới ngàn năm tuổi. Trong số đó, Tháp Đôi là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu luôn thu hút đông đảo du khách tới tham quan và khám phá.

Top