Tiềm năng địa phương

Làng nghề chế biến cá khô An Thủy

Xã An Thủy (huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) từ lâu đã nổi tiếng với nghề chế biến cá khô nức tiếng vùng Nam Bộ.
An Thuỷ là xã ven biển thuộc huyện Ba Tri, dân số khoảng 16.000 người, kinh tế chủ yếu là nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. Xã có có gần 1000 tàu khai thác, trong đó 63% tàu đánh bắt xa bờ. Hàng năm sản lượng đánh bắt khoảng 37.000 tấn tôm, cá các loại. Từ lâu, người dân nơi đây đã sử dụng nguyên liệu tôm, cá để chế biến cá khô. An Thủy bình quân mỗi năm chế biến từ 1.000 – 1.200 tấn cá khô các loại.

Năm 2007, nghề chế biến cá khô ở An Thủy được công nhận làng nghề truyền thống. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc chế biến cá khô của người dân chủ yếu phơi dưới nhiệt độ của ánh nắng mặt trời, chỉ hoạt động trong mùa nắng nên sản phẩm tạo ra không nhiều và liên tục để cung ứng cho thị trường.



Lựa chọn kĩ càng cá trước khi chế biến.



Lồng đánh vẩy cá được sử dụng để giảm thiểu tối đa sức lao động.


Cá được làm khô nguyên con rồi tẩm gia vị để phù hợp với khách hàng đặt trước.


Sau đó trộn đều cá để gia vị ngấm vào từng thớ cá.


 Xưởng cá khô Tư Lành với khoảng 50 lao động, sản xuất đủ các loại khô như: khô cá đù, cá linh, cá đổng, mối, lưỡi trâu, chỉ vàng, đúi, chìn...


Công đoạn rút xương cá chỉ vàng.


Công đoạn phơi cá chỉ vàng.


Những con cá dày mình sẽ được phơi nhiều nắng hơn.


Công đoạn đóng gói hút chân không.


Tùy từng khẩu vị của thực khách, khô cá An Thủy có thể nướng hoặc rán rồi thưởng thức.

Để giúp người dân có điều kiện sản xuất chế biến được trong mùa mưa, Dự án phát triển kinh doanh với người nghèo nông thôn (DBRP) tỉnh Bến Tre đã đầu tư cho 05 hộ xây dựng 05 lò sấy cá khô mini. Mỗi lò được xây dựng trên diện tích 12m2, trang bị 08 quạt điện, 08 lò than. Kinh phí xây dựng mỗi lò trên 22 triệu đồng, trong đó Dự án DBRP hỗ trợ mỗi lò 15 triệu đồng, số còn lại người dân góp vào. Chị Nguyễn Thị Xia ở ấp An Thuận, một trong những người được đầu tư lò sấy cho biết, mỗi ngày chị sấy được 100 kg cá khô các loại, bán được trên 8 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 300.000 đồng. Thời gian tới, xã An Thủy sẽ nhân rộng mô hình, tạo ra nhiều sản phẩm cá khô cung cấp cho người tiêu dùng, đồng thời mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho người dân nơi đây.

Về An Thủy, người dân giới thiệu đến xưởng cá khô Tư Lành. Đây là Xưởng chế biến lớn nhất và có quy mô nhất xã với khoảng 50 lao động, sản xuất đủ các loại khô như: khô cá đù, cá linh, cá đổng, mối, lưỡi trâu, chỉ vàng, đúi, chìn,…Trong đó, khô cá đù và cá lưỡi trâu được người tiêu dùng ưa chuộng nhất, giá dao động từ 70 – 200 ngàn/ký./.

 
Thực hiện: Thông Hải

Làng nghề mì gạo Hùng Lô

Làng nghề mì gạo Hùng Lô

Nằm tại phường Vân Phú, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ - vùng đất được mệnh danh là cái nôi của dân tộc Việt Nam, làng nghề mì gạo Hùng Lô đã trở thành một trong những niềm tự hào của địa phương qua nhiều thế hệ. Với vị trí địa lý thuận lợi, gần trung tâm thành phố và có hệ thống giao thông kết nối thuận tiện, làng nghề không chỉ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh mà còn mở rộng thị trường ra các vùng lân cận và cả nước.

Top