Kinh tế

Làm giàu từ con dúi

Hiện nay, việc nông dân phát triển kinh tế hộ gia đình bằng nghề chăn nuôi các loại động vật hoang dã như cá sấu, nhím, trăn... được xem là khá hiệu quả. Ở Vĩnh Phúc và Phú Thọ, mô hình nuôi dúi, một loài động vật gặm nhấm, cũng đang được xem là một nghề mới có tính hiệu quả kinh tế cao.

Dúi là động vật gặm nhấm, sống nhiều ở các khu rừng nhiều tre nứa tại các tỉnh phía Bắc như: Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu. Vĩnh Phúc… Trong tự nhiên, dúi thường ăn các loại củ quả, măng tre, rễ cây rừng, thịt rất thơm ngon và được xem là đặc sản nên bán rất được giá. Tuy nhiên, trong khoảng chục năm gần đây, dúi rừng ngày càng ít xuất hiện. Do vậy, nhu cầu nuôi dúi bắt đầu được nhiều người chú ý và phát triển.
Hiện nay, Vĩnh Phúc được xem là địa phương có nghề nuôi dúi phát triển nhất cả nước. Ở thôn Lâm Xuyên, xã Tam Hợp, tỉnh Vĩnh Phúc có gia đình anh Dương Văn Phương được xem là một trong những hộ nuôi dúi giống nhiều nhất ở Vĩnh Phúc với khoảng 400 con cả đực và nái. Anh Phương cho biết, do nghề nuôi dúi mang lại hiệu quả kinh tế nhanh nên rất nhiều người đã tìm đến anh để học hỏi kinh nghiệm nuôi dúi. Nhiều nông dân ở các tỉnh trong Nam như Đồng Nai, Gia Lai… cũng lặn lội tìm ra tận nhà anh để mua giống về nuôi. Với kinh nghiệm của mình anh Phương cho biết sẽ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho những ai muốn phát triển nghề nuôi dúi để làm giàu.


Dúi là một con vật dễ nuôi và không tốn nhiều công chăm sóc.

Diện tích chuồng nuôi cũng không cần quá rộng.

Thức ăn của dúi đơn giản chỉ là tre, mía, lõi ngô.

Sơ chế  mía và tre làm thức ăn cho dúi.

Dúi là con vật dễ nuôi và dễ thuần hóa.

Dúi trưởng thành nặng khoảng 1,5kg là có thể xuất chuồng bán thịt.

Cũng giống như anh Dương Văn Phương ở Vĩnh Phúc, gia đình ông Trần Văn Quỳ ở ở Phú Thọ cũng được coi là đi đầu trong phong trào nuôi dúi ở địa phương. Hiện gia đình ông đang nuôi khoảng gần 40 cặp dúi. Ông Quỳ cho biết, năm 2009, ông được người quen tặng một cặp dúi bắt được ở rừng. Sau một thời gian nuôi thử, ông nhận thấy dúi là một con vật khá hiền lành, dễ nuôi và vốn ban đầu không quá tốn kém. Chỉ cần một gian nhà rộng chừng 50m2 là đã có thể xây dựng được khoảng 100 ô chuồng nuôi dúi với diện tích chưa đầy 0,5m2/một chuồng. Thức ăn chính của dúi khá đơn giản và dễ kiếm, chủ yếu là các cây thuộc họ nhà tre, mía, thậm chí cả lõi ngô. Dúi sinh sản khá nhanh, một năm khoảng 4 lứa, mỗi lứa khoảng 3 đến 6 con. Một cặp dúi giống hiện có giá trên dưới 1 triệu đồng, còn bán lấy thịt thì khoảng 400 nghìn đồng/kg. Như vậy, bình quân mỗi năm, một hộ nuôi khoảng 100 con dúi thịt, mỗi con nặng khoảng 2kg, cũng có thể cho thu nhập khoảng 80 triệu đồng.
Có thể nói, mô hình nuôi dúi đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nghề nuôi dúi vừa giúp người nông dân phát triển kinh tế mà không phải phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên, thời tiết như làm ruộng, vừa khắc phục được tình trạng khai thác và tận diệt nguồn thú hoang dã trong tự nhiên, góp phần bảo vệ được sự cân bằng về sinh thái./.

Bài: Hà Anh - Ảnh:Trần Huấn

Bài: Hà Anh - Ảnh:Trần Huấn

Hơn 5 tỷ USD xuất khẩu cà phê và bài học về chuỗi cung ứng

Hơn 5 tỷ USD xuất khẩu cà phê và bài học về chuỗi cung ứng

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia có sản lượng sản xuất, xuất khẩu cà phê Top đầu thế giới. Tuy nhiên, phải mất gần 1 thế kỷ với nhiều chu kỳ tăng trưởng, năm 2024 lần đầu tiên xuất khẩu cà phê vượt mốc 5 tỷ USD. Làm gì để duy trì đà tăng trưởng đó một cách bền vững trong bối cảnh thị trường nhiều biến động khó lường là đề bài mà nhiều doanh nghiệp, ngành hàng trăn trở tìm lời giải cho năm 2025 và những năm tiếp theo.

Top