Gần 40 năm qua, chùa Vạn Thọ ở số 247, đường Hoàng Sa, quận 1 (Tp. Hồ Chí Minh) được người dân ví như “Bệnh viện miễn phí”, là nơi chữa bệnh cho mọi người không phân biệt giàu, nghèo. Phòng khám bệnh từ thiện trong chùa do Hòa thượng Thích Thanh Sơn (trụ trì) lập ra để điều trị các bệnh về xương khớp cho người nghèo và truyền dạy y thuật cho các đệ tử.
Khi vào khám bệnh tại chùa Vạn Thọ, mỗi nười sẽ được phát thẻ để lấy số thứ tự và được ghi rõ họ tên, nơi ở, dấu hiệu bệnh lý để tiện việc khám chữa và theo dõi. Sư thầy tận tình hỏi thăm về tình trạng của bệnh nhân, chẩn đoán, đưa ra phương án điều trị rồi lưu thông tin bệnh nhân vào sổ. Sau đó bệnh nhân sẽ được nằm trên một chiếc bàn dài gần đó và ngồi chờ có người đến đắp thuốc, băng bó.
Phòng khám chuyên trị các bệnh về xương khớp bằng các bài thuốc của hòa thượng Thích Thanh Sơn đặc chế từ cây nga truật và một số loại thảo dược khác. Tùy thuộc vào tình trạng nặng hay nhẹ của bệnh nhân mà liều lượng sử dụng thuốc được điều chỉnh khác nhau.
Ngôi chùa Vạn Thọ nằm ở số 247, đường Hòa Sa, quận 1 bên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè
được người dân ví như “Bệnh viện miễn phí”.
Các sư thầy được học qua các khóa đào tạo tại trường Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh,
Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch nên đều là những lương y giỏi, lành nghề.
Sư thầy Đức Nguyên điều trị cho bệnh nhân.
Xoa bóp điều trị bệnh về cột sống.
Băng bó vết thương cho bệnh nhân.
Phòng khám chuyên trị các bệnh về xương khớp bằng bài thuốc đặc truyền của hòa thượng Thích Thanh Sơn
điều chế từ cây nga truật và một số loại thảo dược khác.
Bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại chùa Vạn Thọ chủ yếu là người lao động nghèo làm cộng việc nặng nhọc dễ gặp chấn thương về xương khớp.
Mỗi ngày, chùa Vạn Thọ đón tiếp từ 100 đến 200 bệnh nhân đến chữa trị. |
Mỗi ngày, chùa đón tiếp từ 100 đến 200 bệnh nhân đến chữa trị. Nhiều bệnh nhân được các sư thầy chữa khỏi bệnh nên càng nhiều người tìm đến với chùa. Tiếng lành đồn xa, không chỉ ở Tp. Hồ chí Minh mà người dân ở nhiều tỉnh như: Bến Tre, Đồng Nai, Long An, Đồng Tháp... cũng lặn lội không quản đường xa để đến chùa chữa bệnh. Bà Đỗ Thị Bé Hai, 62 tuổi, quê Tiền Giang cho biết: “Tôi bị thoái vị đĩa đệm và lệch xương sống lưng, bác sĩ khuyên nên mổ để điều trị nhưng chi phí cao quá nên tìm đến chùa. Sư thầy mới chữa lần đầu nhưng tôi thấy đỡ đau hẳn và giờ đi lại được bình thường”.
Mấy năm gần đây, do tuổi cao nên trụ trì Thích Thanh Sơn không thể trực tiếp chữa bệnh cho bệnh nhân nhưng ông đã truyền nghề lại cho các sư thầy như: Trung Hảo, Đức Nguyên, Đức Hòa. Hơn nữa, các sư thầy được học qua các khóa đào tạo tại trường Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch nên đều là những lương y giỏi, lành nghề. Ngoài ra, các Phật tử, tình nguyện viên giống như những y tá, điều dưỡng phụ giúp chùa như: cắt lá thuốc, nấu thuốc, phụ giúp các sư thầy đắp thuốc cho bệnh nhân cho bệnh nhân.
Gừng được sử dụng làm nguyên liệu cho các bài thuốc chữa bệnh.
Sơ chế nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh.
Cây thuốc Hoàn Ngọc - một trong những dược liệu quý, được trồng trong chùa Vạn Thọ.
Vườn thảo dược trong chùa Vạn thọ.
Khu vực sản xuất những bài thuốc dân gian.
Các loại rượu thuốc ngâm được dùng để xoa bóp. |
Mỗi bệnh nhân sau khi khám chữa xong, tùy lòng hảo tâm của mình gửi lại chùa chút ít tiền vào hồm công đức. Số tiền này được nhà chùa mua dược liệu chế biến thuốc. Để có số lượng thuốc lớn chữa trị cho bệnh nhân, chùa Vạn Thọ có vườn thảo dược riêng và gửi những giống thuốc quý đi trồng ở các nơi phù hợp như Đồng Nai, Lâm Đồng. Cùng với đó là sự đóng góp của nhân dân thập phương để tiết kiệm chi phí và duy trì các giống và nguồn cung cấp thảo dược phục vụ cho việc chữa bệnh.
Trụ trì Thích Thanh Sơn mong muốn nhà chùa không chỉ là nơi tu luyện Phật pháp mà còn là nơi khám bệnh và hy vọng mô hình này được phát triển rộng rãi trong thành phố để chia sẻ những khó khăn cho xã hội bởi rất nhiều nhà sư ở các chùa khác cũng hiểu biết về y dược./.
Bài: Nguyễn Oanh - Ảnh: Đặng Kim Phương