Kinh tế

WASI - Sản xuất cây giống cà phê thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong 6 năm trở lại đây, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) tại Tp. Buôn Ma Thuột đã thực hiện chương trình hỗ trợ giống, phát triển cà phê bền vững tại Việt Nam. Vườn ươm của WASI mỗi năm cung ứng cho người nông dân khoảng 2 triệu cây giống thích nghi với sự biến đổi khí hậu ở vùng Tây Nguyên.

Để cho ra đời nhiều loại giống cây trồng chất lượng tốt phục vụ bà con nông dân, từ năm 2006, WASI đã tiến hành nghiên cứu nhiều công trình về quy trình sản xuất giống cà phê vối bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. 


Vườn ươm của WASI mỗi năm cung ứng cho người nông dân Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung
khoảng 2 triệu cây giống cà phê từ nhiều hình thức như: nuôi cấy mô, ghép mới và trồng thực sinh. Ảnh: Công Đạt


Đất được đóng vào từng bao nilon nhỏ để phục vụ cho việc ươm mầm cây cà phê. Ảnh: Công Đạt


Các nhân viên của Wasi tiến hành trồng cây cà phê vào những bao đất nhỏ. Ảnh: Công Đạt


Nhân viên của vườn ươm trồng giống cà phê vối lai TRS1. Ảnh: Công Đạt


Vườn cà phê vối thực hiện bằng phương pháp nuôi cấy mô, giống TR11. Ảnh: Công Đạt


Lứa cà phê nuôi cấy mô đầu tiên đang được trồng khảo sát để đánh giá hiệu quả. Ảnh: Khánh Long


Dự kiến sau quá trình này, những cây con đầu tiên sẽ được đưa đến tay bà con nông dân. Ảnh: Khánh Long


Những vườn ươm cà phê xanh mướt tại Wasi. Ảnh: Khánh Long


Trong nhiều năm nay, WASI  đã phân phối hơn 2 triệu cây giống càphê
kháng bệnh năng suất cao cho vùng Tây Nguyên. Ảnh: Khánh Long


Cận cảnh hệ thống tưới nước tự động hiện đại tại vườn ươm. Ảnh: Khánh Long


Hiện nay, toàn bộ khu vực vườn ươm của WASI có diện tích lên tới 100 hecta đảm bảo cung ứng nguồn giống
chất lượng cao thích ứng với nhiều điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng khác nhau trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên. Ảnh: Khánh Long


Công nghệ lai giống cây cà phê con bằng phương pháp nuôi cấy mô tại phòng thí nghiệm của Wasi.
Ảnh: Hoàng Dương


Những gốc cà phê lâu năm tại vườn ươm. Ảnh: Khánh Long

TS Trương Hồng, Quyền Viện trưởng Wasi chia sẻ, đầu tiên là lựa chọn cây mẹ có chất lượng tốt nhất, sau đó là một loạt quy trình được tiến hành trong phòng thí nghiệm, như vào mẫu lá, vô trùng lá; bỏ vào máy lắc để tăng hệ số nhân, tái sinh thành phôi trong hệ thống biorater... Mỗi quy trình từ lá cho ra cây con phải mất từ 21 - 22 tháng. Từ một mẫu lá có thể nhân lên 2.000 cây con có chất lượng tương đương hoặc tốt hơn, loại bỏ được những khuyết điểm tồn tại trên cây mẹ. Đây là các giống cà phê vối có tiềm năng năng suất rất cao, có khả năng đạt từ 4,5 - 7,3 tấn/ha (cà phê nhân), đặc biệt là kích cỡ hạt được cải thiện đáng kể. Một trong những ưu điểm nổi bật của các dòng vô tính chọn lọc nữa là khả năng kháng bệnh rỉ sắt.

Bên cạnh các giống sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy mô, trong các năm qua, Wasi đã tập trung nguồn lực lai tạo, tuyển chọn được các dòng cà phê vô tính như: 4/55,1/20, TR4, TR5, TR6, TR7, TR8, TR9, TR11, TR12, TR13 được Bộ Nông nghiêp và Phát triển Nông thôn công nhận đưa vào sản xuất đại trà thay thế cho các giống cà phê vối cũ đã thoái hóa.
Trung bình hàng năm, Wasi cung cấp cho các địa phương có sản xuất cà phê, nhất là các tỉnh vùng Tây Nguyên từ khoảng 2 triệu cây giống, 20 tấn hạt lai đa dòng để từng bước thay thế dần các giống cà phê cũ đã thoái hoá. Đặc biệt, từ năm 2011 - 2015 trong điều kiện biến đổi khí hậu ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, chúng tôi đã chọn được 2 dòng cà phê vối (TR14, TR15) chín muộn, chất lượng cao, có khả năng tiết kiệm được lượng nước tưới nhờ đặc tính sinh lý của giống.

Không chỉ quan tâm nghiên cứu, lai tạo cho ra các loại giống mới cho năng suất, chất lượng cao, 
Wasi còn chú tâm nghiên cứu quy trình sản xuất và chuyển giao kỹ thuật ghép cải tạo vườn cà phê vối kém hiệu quả bằng các dòng vô tính chọn lọc, giúp giảm chi phí đầu tư hàng chục lần so với trồng mới. Hiện kỹ thuật này còn được áp dụng để cải tạo cây giống xấu trong các vườn cà phê kinh doanh nhỏ tuổi đang khai thác.

Cùng với đó WASI đã nghiên cứu, chọn lọc được nhiều giống điều, ca cao, giống bơ, sầu riêng, dâu tằm, dâu tây, mắc ca có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với từng vùng sinh thái Tây Nguyên. Hiện Wasi đã làm chủ công nghệ nhân giống cà phê nuôi cấy mô và cung cấp cho sản xuất đại trà./.

 
Thực hiện: Công Đạt - Khánh Long - Hoàng Dương

Làm lọ hoa, ấm chén thủ công- Phát triển kinh tế từ mô hình gia đình

Làm lọ hoa, ấm chén thủ công- Phát triển kinh tế từ mô hình gia đình

Làm gốm thủ công là nghề truyền thống của gia đình anh Đức Khoa, chị Vũ Hải. Họ đi lên từ sự tần tảo lao động và tiếp nối nghề Gốm của vùng đất Bát Tràng. Phát triển mô hình kinh tế gia đình từ làm Gốm thủ công sáng tạo những sản phẩm như lọ hoa, ấm chén.. là một hướng đi giúp sinh kế bền vững và tạo dựng thương hiệu cá nhân của người làm Gốm Việt Nam hôm nay.

Top