Kinh tế

Vietcraft - cầu nối xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Trong những năm vừa qua, Hiệp hội Xuất khẩu hàng Thủ công Mỹ nghệ Việt Nam (VietCraft) là đơn vị cầu nối giúp nâng cao hình ảnh và tính cạnh tranh của ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên trường quốc tế.
Với tiêu chí "Tất cả vì sự phát triển của ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam", chỉ sau 8 năm thành lập, VietCraft đã có 280 hội viên là các doanh nghiệp, cơ sở, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ trên khắp cả nước.

Với vai trò cầu nối giúp nâng cao hình ảnh của ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam, VietCraft đã tiến hành xây dựng website thông tin về các thị trường tiềm năng của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam như Nhật Bản, EU, Mỹ, Australia, Canada... Ngoài ra, VietCraft còn xây dựng một thư viện chuyên ngành với hàng nghìn đầu sách tham khảo về kỹ thuật sản xuất các mặt hàng thủ công trên thế giới, thông tin thị trường, tạp chí chuyên ngành... giúp các doanh nghiệp có đầy đủ thông tin để có thể xây dựng chiến lược xuất khẩu riêng cho mình.


Sản phẩm đồ gia dụng bằng may tre đan của Công ty Ngọc Dung (Hà Nam) tại Hanoi Gift Show 2015.


Du khách nước ngoài tìm hiểu thông tin về sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam tại Hanoi Gift Show 2015.


Hanoi Gift Show được tổ chức thường niên, là một sự kiện nhằm quảng bá,
hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam.



Sản phẩm gốm sứ của Việt Nam rất được ưa chuộng trên thị trường.


Sản phẩm mây tre đan của Công ty Tân An Handcraft Manufacture.


Một số dòng sản phẩm về nghi lễ thờ cúng của làng nghề Phú Vinh (Hà Nội).


Sản phẩm vali, túi sách, thùng đựng được làm bằng mây tre đan.


Các loại giỏ và đồ đựng bằng mây tre được làm rất tinh xảo và có kiểu dáng khá hiện đại.


Sản phẩm mây tre đan phủ sơn mài.


Các mặt hàng lưu niệm bằng mây tre đan.


Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường.


Theo đánh giá của giới chuyên gia, thị trường hàng thủ công mỹ nghệ toàn cầu có sức tiêu thụ hàng năm khoảng 100 tỷ USD, trong đó thị trường chính là Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan, Nhật, Hồng Kông (Trung Quốc) và một số nước Tây Âu khác. Đặc biệt, Mỹ là thị trường lớn nhất với mức tiêu thụ khoảng 67,5 tỷ USD, tiếp đến là các nước châu Âu với mức tiêu thụ khoảng 13 tỷ USD.
Trong những năm qua, VietCraft đã tiến hành nhiều cuộc khảo sát về thực trạng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng thủ công, đặc biệt là mây, tre, đất sét, gỗ, đá và tơ lụa để đánh giá trữ lượng và chất lượng nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ của Chính phủ về chính sách và các chương trình, dự án tài trợ quốc tế.

Trong công tác quảng bá thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, VietCraft đã phối hợp với nhiều đơn vị tổ chức các hội chợ lớn như: Hội chợ Quà tặng Hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2014 (Hanoi Gift Show 2014), Hội chợ OVOP Việt Nam, Hội chợ Quốc tế hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ và hàng quà tặng - LifeStyle Vietnam lần thứ 5…

Từ những hội chợ uy tín này, dòng đơn hàng từ Trung Quốc, Nhật Bản chuyển dịch mạnh mẽ về Việt Nam, tạo cơ hội tốt cho ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam đạt mục tiêu 1,6 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu năm 2014.

Cùng với đó, VietCraft đã tiến hành lựa chọn nhóm doanh nghiệp có đủ các thế mạnh cạnh tranh để xâm nhập một số thị trường lớn như Nhật, EU, Mỹ, Canada, Australia...

Theo Ông Lê Bá Ngọc, Tổng Thư ký VietCraft cho biết, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang tập trung khai thác các thị trường mới trong khối BRICS, gồm: Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi. Khai thác thị trường này, Việt Nam sẽ rất thuận lợi về mặt địa lý, thuận lợi cho nghiên cứu thị trường, vận chuyển hang hoá. Trong khối BRICS, hiện trung bình mỗi năm, Việt Nam đạt giá trị xuất khẩu trên 100 triệu USD./.


Một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ tiêu biểu của Việt Nam:


















Bài: Thảo Vy - Ảnh: Trịnh Văn Bộ




 

Làm lọ hoa, ấm chén thủ công- Phát triển kinh tế từ mô hình gia đình

Làm lọ hoa, ấm chén thủ công- Phát triển kinh tế từ mô hình gia đình

Làm gốm thủ công là nghề truyền thống của gia đình anh Đức Khoa, chị Vũ Hải. Họ đi lên từ sự tần tảo lao động và tiếp nối nghề Gốm của vùng đất Bát Tràng. Phát triển mô hình kinh tế gia đình từ làm Gốm thủ công sáng tạo những sản phẩm như lọ hoa, ấm chén.. là một hướng đi giúp sinh kế bền vững và tạo dựng thương hiệu cá nhân của người làm Gốm Việt Nam hôm nay.

Top