Khám phá

Tục rước Tứ Pháp cầu mưa

Từ xưa đến nay, cứ vào mùa xuân, người dân xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên lại có lễ hội cầu. Đây là nghi lễ cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu của cư dân vùng đồng bằng sông Hồng, gắn với tục thờ Tứ Pháp của người Việt.
Ngày xưa, mỗi khi vùng Lạc Hồng có hạn hán, người dân lại tổ chức lễ rước tượng Pháp Vân, tượng của bà Pháp Lôi, Pháp Vũ ở các chùa trong xã đến chùa Ôn Xá, nơi thờ bà Pháp Điện, để làm lễ cầu mưa, từ đó hình thành nên lễ cầu mưa.

Lễ hội truyền thống cầu mưa của nhân dân xã Lạc Hồng được tổ chức trong ba ngày. Ngày đầu tiên có lễ hạ tượng và lau rửa các đồ thờ tế để chuẩn bị cho Lễ hội. Ngày khai hội diễn ra nghi lễ rước bà Pháp Lôi, Pháp Vũ xuống chùa Thái Lạc, tức nơi thờ bà Pháp Vân. Ngày thứ ba là lễ rước nước, sau đó rước ba bà Pháp Lôi, Pháp Vũ, Pháp Vân về ngự tại chùa Ôn Xá, nơi thờ bà Pháp Điện.


Đoàn rước kiệu các bà Pháp Vân, Pháp Vũ và Pháp Lôi
được người dân rước đi quanh xã rồi sau đó đưa đến chùa Ôn Xá để làm lễ.



Đội múa rồng luôn đi trước đoàn rước kiệu.


Hai chú công được người dân đóng giả ở chùa Pháp Điện có nhiệm vụ đứng ngoài cửa
để đón đoàn rước kiệu các bà Pháp Vân, Pháp Vũ và Pháp Lôi đến.



Đông đảo người dân huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên tham gia lễ hội.



Đoàn rước kiệu vừa đi vừa pha trò, gõ trống để tạo không khí cho lễ hội cầu mưa.



Tượng thần Pháp Lôi được người dân rước về chùa Ôn Xá.


Các thanh niên trai tráng trong làng tham gia đoàn rước kiệu.


Dẫn đầu đoàn rước kiệu thần Pháp Điện là một người đàn ông cầm cờ chỉ huy đội kiệu. 


Kiệu của bà Pháp Điện chỉ chạy ra đến cửa chùa chào các chị (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi) rồi lại quay vào.




Người dân thành kính trước kiệu thần Pháp Điện.


Những người tham gia đoàn rước kiệu đều bị té nước,
theo người dân thì những ai bị té nhiều nhất thì năm đó sẽ gặp nhiều vận may.



Màn cúng 
lễ tại chùa Pháp Điện trong ngày cầu mưa.


Người dân háo hức đi xem lễ hội rước kiệu cầu mưa.

Đi đầu đoàn rước tượng là đội múa rồng, tiếp đến là các thanh niên trai tráng cởi trần, đóng khố tham gia rước kiệu. Đặc biệt, trong Lễ hội không thể thiếu đoàn nhạc. Người dân đứng hai bên đường chờ đoàn rước kiệu đi qua thì té nước để cầu may. Và theo quan niệm, người nào càng dính nhiều nước thì càng gặp nhiều may mắn. Mọi người còn có tục cùng nhau chui qua kiệu để mong được sức khỏe và bình an.

Lễ hội cầu mưa là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng gắn liền với đời sống tinh thần và tín ngưỡng thờ Tứ Pháp của cư dân nông nghiệp vùng Đồng bằng Bắc bộ./.



Tứ pháp là danh từ để chỉ 4 nữ thần trong tín ngưỡng Việt Nam gồm: Mây (Pháp Vân), Mưa (Pháp Vũ), Sấm (Pháp lôi) và Chớp (Pháp Điện), đại diện cho các hiện tượng tự nhiên có vai trò quan trọng trong xã hội nông nghiệp. Theo các nhà khoa học, tín ngưỡng Tứ Pháp được định hình và phát triển trong buổi đầu Phật giáo du nhập vào nước ta, thể hiện ý thức độc lập, tự chủ trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
 


 

Thực hiện: Trịnh Bộ

Khám phá Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Khám phá Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Nằm khu vực Đại lộ Thăng Long (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là công trình trưng bày hơn 150.000 hiện vật, chứng tích lịch sử vô giá về những cuộc chiến tranh ở Việt Nam (đặc biệt là 2 cuộc chiến chống thực dân và đế quốc) nhằm giúp du khách tham quan tìm hiểu kỹ hơn về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc đầy tự hào của quân và dân ta.

Top