Lớp học trên "cổng trời" Vàng Ma Chải
Phải mất 2 ngày trời đi bộ, vượt thung sâu lại leo dốc dựng đứng, chúng tôi mới tới được “cổng trời” Vàng Ma Chải, xã vùng cao của huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Thế mà thầy giáo Nguyễn Văn Biên đã lên Vàng Ma Chải dựng trường mở lớp mầm non từ năm 1996. Khi ấy, cả xã nhìn thầy như người ngoài hành tinh, bởi họ chỉ quen một khái niệm “thầy” duy nhất là... thầy mo. Còn “thầy dạy cái chữ” thì xa vời lắm, vì cái chữ không làm ra hạt ngô, củ sắn nên mọi người chẳng muốn nghe thầy nói về việc mở lớp học chữ.
Phải mất 2 ngày trời đi bộ, vượt thung sâu lại leo dốc dựng đứng, chúng tôi mới tới được “cổng trời” Vàng Ma Chải, xã vùng cao của huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Thế mà thầy giáo Nguyễn Văn Biên đã lên Vàng Ma Chải dựng trường mở lớp mầm non từ năm 1996. Khi ấy, cả xã nhìn thầy như người ngoài hành tinh, bởi họ chỉ quen một khái niệm “thầy” duy nhất là... thầy mo. Còn “thầy dạy cái chữ” thì xa vời lắm, vì cái chữ không làm ra hạt ngô, củ sắn nên mọi người chẳng muốn nghe thầy nói về việc mở lớp học chữ.
Để con chữ đến được với các bản làng miền núi xa xôi là cả một quá trình đầy gian nan, vất vả. (Ảnh: Trần Huấn) Lớp học đơn sơ nằm cheo leo trên đỉnh núi mù sương. (Ảnh: Trần Huấn) Giờ tan học, lũ trẻ tự dắt nhau về bản. (Ảnh: Trần Huấn) Lớp học ban đêm trên vùng cao Vàng Ma Chải. (Ảnh: Thông Thiện) |
Cả tháng sau, ở gò đất cao nhất ở xã, nơi mà gió cứ suốt ngày rít gào vo vo trên đầu bỗng hiện lên cái lớp tạm bằng tre nứa do thầy Biên lên rừng tìm về dựng. Thầy Biên cũng chẳng thể nhớ nổi mình đã phải dựng cái lớp tạm ấy bao nhiêu lần nữa, chỉ một trận gió to là cái lớp chon von của thầy nằm gọn dưới khe suối. Lớp học của thầy Biên được bà con gọi là tầng dốc thứ 14, bởi đường lên Vàng Ma Chải phải vượt qua 13 tầng dốc núi quanh co đến ghê người.
Vàng Ma Chải là xã biên giới đặc biệt khó khăn của tỉnh Lai Châu. Xã là nơi cao nhất trong các xã biên giới phía Bắc Việt Nam. Xã có 3 dân tộc sinh sống rải rác trên núi cao là Mông, Dao và Hà Nhì. Trường Mầm non Vàng Ma Chải có 15 cán bộ, giáo viên chia ra cắm ở 8 cụm bản của xã. Năm học 2011 – 2012, toàn trường có 96 học sinh đạt 100% đúng độ tuổi trẻ em đến lớp. 5 năm liền Trường được Sở GD & ĐT tỉnh Lai Châu đánh giá là trường xuất sắc nhất trong việc phổ cập giáo dục ở bậc mầm non. |
Có lớp rồi, thầy lại bắt đầu hành trình gian nan vận động bà con cho bọn trẻ đến lớp. Mọi cuộc họp xã, họp bản thầy Biên đều đến thuyết phục. Tối thầy lại lặn lội đến nhà trưởng bản trò chuyện, thuyết phục thêm. Phải hơn mười năm trời kiên trì thuyết phục, bà con ở Vàng Ma Chải mới hiểu ra và tự giác đưa lũ trẻ đến lớp để thầy Biên dạy cho biết cái chữ. Đến nay, mặc dù cơ sở vật chất trường lớp còn nghèo nàn nhưng những lớp mầm non đã hiện diện ở 8 điểm bản của xã. Và những con chữ đã bắt đầu nảy chồi, đâm lộc.
Để biết thêm việc học hành của lũ trẻ trên “cổng trời” Vàng Ma Chải này, chúng tôi theo chân cô giáo Phạm Thị Thu, cô giáo mầm non cắm bản ở Sín Chải, mất nửa ngày trời xuyên rừng lên bản Sín Chải. Dọc đường đi, cô vui chuyện kể: “Bản Sín Chải hơn 60% là hộ nghèo, bà con tháng đói, tháng no nhưng lớp mầm non của bản không bao giờ vắng bóng học sinh”.
Lớp mầm non của Thu có 16 cháu, đứa nào cũng gọi cô Thu là mẹ. Bé Vàng Thị Sua 6 tuổi bi bô nói: “Mẹ Thu dạy con cái chữ và dạy may vá. Khi đói mẹ Thu cho con ăn bánh kẹo. Mẹ còn đến nhà giúp con đi lấy nước tận dưới chân núi”.
Hôm ở Sín Chải, chúng tôi gặp anh Vàng Chang Sử đến đón bé Sua từ lớp mầm non về nhà. Anh Sử tâm sự: “Thế hệ người Mông lớn tuổi như chúng tôi đã không được học hành nên không thể vượt khỏi cổng trời Vàng Ma Chải. Nên đến thế hệ con cái chúng tôi, dù vất vả mấy cũng phải nuôi chúng học hành tử tế để vượt cổng trời xuống huyện, xuống thành phố học Cao đẳng, Đại học”.
Chuyện thầy cô cắm bản
Người vùng Tây Bắc có câu: “Nhất biên phòng, nhì giáo viên cắm bản” để khẳng định sự vất vả của những người miền xuôi lên miền núi công tác. Quả thật, sự vất vả bám trường, bám lớp gieo chữ của các thầy cô giáo ở Vàng Ma Chải thì không đâu sánh bằng.
Đa số các bản của xã Vàng Ma Chải đều xa trung tâm, đường đến bản chưa có nên phải đi bộ cả ngày trời. Và có lẽ cũng vì thế mà nhiều thầy cô giáo lên đây, quên cả tuổi thanh xuân trên bản cao để đeo đuổi sự nghiệp “gieo chữ”, đến đỗi nhỡ nhàng cả chuyện chồng con. Điển hình như thầy Nguyễn Văn Biên, người giáo viên đầu tiên lên Vàng Ma Chải mở lớp mầm non. Mê mải bao năm trời với việc vận động bà con dựng lớp mở trường, đến lúc được việc mới giật mình chợt nhận ra là mình đã luống tuổi. Và cho đến tận lúc về hưu, thầy Biên vẫn chưa lập gia đình, đành về quê ở Phú Thọ nương nhờ tuổi già với người thân. Chẳng thế mà đến nay, câu chuyện tâm huyết của thầy Biên vẫn được các thế hệ thầy cô giáo ở Lai Châu kể cho nhau nghe với tấm lòng vừa kính trọng vừa pha lẫn nỗi xót xa.
Để biết thêm việc học hành của lũ trẻ trên “cổng trời” Vàng Ma Chải này, chúng tôi theo chân cô giáo Phạm Thị Thu, cô giáo mầm non cắm bản ở Sín Chải, mất nửa ngày trời xuyên rừng lên bản Sín Chải. Dọc đường đi, cô vui chuyện kể: “Bản Sín Chải hơn 60% là hộ nghèo, bà con tháng đói, tháng no nhưng lớp mầm non của bản không bao giờ vắng bóng học sinh”.
Lớp mầm non của Thu có 16 cháu, đứa nào cũng gọi cô Thu là mẹ. Bé Vàng Thị Sua 6 tuổi bi bô nói: “Mẹ Thu dạy con cái chữ và dạy may vá. Khi đói mẹ Thu cho con ăn bánh kẹo. Mẹ còn đến nhà giúp con đi lấy nước tận dưới chân núi”.
Hôm ở Sín Chải, chúng tôi gặp anh Vàng Chang Sử đến đón bé Sua từ lớp mầm non về nhà. Anh Sử tâm sự: “Thế hệ người Mông lớn tuổi như chúng tôi đã không được học hành nên không thể vượt khỏi cổng trời Vàng Ma Chải. Nên đến thế hệ con cái chúng tôi, dù vất vả mấy cũng phải nuôi chúng học hành tử tế để vượt cổng trời xuống huyện, xuống thành phố học Cao đẳng, Đại học”.
Chuyện thầy cô cắm bản
Người vùng Tây Bắc có câu: “Nhất biên phòng, nhì giáo viên cắm bản” để khẳng định sự vất vả của những người miền xuôi lên miền núi công tác. Quả thật, sự vất vả bám trường, bám lớp gieo chữ của các thầy cô giáo ở Vàng Ma Chải thì không đâu sánh bằng.
Đa số các bản của xã Vàng Ma Chải đều xa trung tâm, đường đến bản chưa có nên phải đi bộ cả ngày trời. Và có lẽ cũng vì thế mà nhiều thầy cô giáo lên đây, quên cả tuổi thanh xuân trên bản cao để đeo đuổi sự nghiệp “gieo chữ”, đến đỗi nhỡ nhàng cả chuyện chồng con. Điển hình như thầy Nguyễn Văn Biên, người giáo viên đầu tiên lên Vàng Ma Chải mở lớp mầm non. Mê mải bao năm trời với việc vận động bà con dựng lớp mở trường, đến lúc được việc mới giật mình chợt nhận ra là mình đã luống tuổi. Và cho đến tận lúc về hưu, thầy Biên vẫn chưa lập gia đình, đành về quê ở Phú Thọ nương nhờ tuổi già với người thân. Chẳng thế mà đến nay, câu chuyện tâm huyết của thầy Biên vẫn được các thế hệ thầy cô giáo ở Lai Châu kể cho nhau nghe với tấm lòng vừa kính trọng vừa pha lẫn nỗi xót xa.
Cô dạy cháu nắn nót từng nét chữ. (Ảnh: Trần Huấn) Cuộc sống khó khăn vẫn không ngăn được lòng ham học của lũ trẻ. (Ảnh: Trần Huấn) Niềm vui đến lớp của trẻ vùng cao. (Ảnh: Trần Huấn) Lớp học mầm non trên "cổng trời" Vàng Ma Chải. (Ảnh: Trần Huấn) Các cô giáo vượt khó bám bản vì sự nghiệp giáo dục ở vùng cao. (Ảnh: Thông Thiện) |
Vượt lên tất cả những khó khăn ấy, các thầy cô giáo vẫn quyết tâm cắm bản vì tình yêu nghề và mong muốn được góp công sức cho sự nghiệp giáo dục ở vùng đất khó. Bởi hầu hết các thầy cô giáo mầm non cắm bản ở Vàng Ma Chải đều ý thức được rằng, cấp mầm non là cấp đầu tiên để các em học sinh quen với trường lớp, là cấp tiền đề cho học sinh theo đuổi con đường học hành sau này. Nếu từ cấp mầm non mà các em đã chán học thì nguy cơ bỏ học ở cấp học cao hơn sẽ rất cao.
Cô Bùi Thị Yến, giáo viên mầm non cắm bản Tả Phùng, người đã có hơn 4 năm công tác ở xã vùng cao Vàng Ma Chải. Theo quy định, sau 3 năm cô sẽ được luân chuyển về xã gần hơn, thế nhưng cô vẫn viết đơn tình nguyện xin ở lại. Cô tâm tình rất giản dị: “Vẫn biết là chuyển công tác về gần huyện sẽ thuận tiện cho chuyện lập gia đình nhưng ở bản Tả Phùng này tôi có đến 40 cháu học sinh mầm non gọi là mẹ. Tôi chỉ nghỉ phép về quê dăm ngày đã thấy nhớ các cháu lắm rồi. Vùng cao thì nơi nào cũng vất vả, nên tôi coi các cháu học sinh ở bản là gia đình lớn của mình..
Khi chia tay chúng tôi, ông Chảo Phù Hin, Chủ tịch xã Vàng Ma Chải nói với theo: “Dân Vàng Ma Chải chúng tôi dù có đói ăn đến mấy cũng không để con em mình “đói” chữ đâu”. Câu nói như một lời thề của ông Chủ tịch vùng “cổng trời” Vàng Ma Chải làm chúng tôi thấy ấm lòng. Bởi ông không chỉ biết được điều quan trọng của cái chữ đối với con em xã mình, mà còn thấu hiểu được cả tấm lòng và nỗi vất vả của các thầy cô giáo dưới xuôi đã cất công lên đây cắm bản để cùng ông và đồng bào gây dựng sự nghiệp: “Trồng chữ” trên đỉnh trời./.
Bài: Thông Thiện - Ảnh: Trần Huấn, Thông Thiện
Bài: Thông Thiện - Ảnh: Trần Huấn, Thông Thiện