Trong phát triển nuôi trồng thủy sản, Tp. Cần Thơ luôn coi trọng việc tăng diện tích và nâng cao sản lượng với hai đối tượng nuôi chủ lực là cá tra và tôm càng xanh. Riêng cá tra, tuy diện tích thả nuôi ít hơn so với các loại thủy sản khác, nhưng sản lượng hàng năm thường rất lớn và đem lại kim ngạch xuất khẩu đáng kể cho thành phố. Trong đó, mô hình nuôi cá tra thâm canh hiện mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất với mức thu nhập khoảng 6 tỉ đồng/ha và lợi nhuận khoảng 610 triệu đồng/ha/vụ.
Theo Chi cục Thủy sản Tp. Cần Thơ, tính đến tháng 2/2012, diện tích nuôi thủy sản của toàn Tp. Cần Thơ là 2.279 ha, trong đó diện tích nuôi cá tra thâm canh chiếm khoảng hơn 500ha. Hiện tại, các doanh nghiệp thủy sản cũng có khuynh hướng xây dựng vùng nuôi nhằm ổn định nguồn nguyên liệu cho nhà máy chế biến. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn mở rộng vùng nuôi sang một số tỉnh lân cận như Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Đồng Tháp... Điển hình có các doanh nghiệp như: Công ty CP Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ (Caseamex), Công ty TNHH Thực phẩm Xuất khẩu Nam Hải, Công ty TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam (South Vina), Công ty CP Chế biến Thủy sản Hiệp Thanh...
Theo Chi cục Thủy sản Tp. Cần Thơ, tính đến tháng 2/2012, diện tích nuôi thủy sản của toàn Tp. Cần Thơ là 2.279 ha, trong đó diện tích nuôi cá tra thâm canh chiếm khoảng hơn 500ha. Hiện tại, các doanh nghiệp thủy sản cũng có khuynh hướng xây dựng vùng nuôi nhằm ổn định nguồn nguyên liệu cho nhà máy chế biến. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn mở rộng vùng nuôi sang một số tỉnh lân cận như Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Đồng Tháp... Điển hình có các doanh nghiệp như: Công ty CP Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ (Caseamex), Công ty TNHH Thực phẩm Xuất khẩu Nam Hải, Công ty TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam (South Vina), Công ty CP Chế biến Thủy sản Hiệp Thanh...

Vùng nuôi cá tra cung cấp nguyên liệu chế biến xuất khẩu của Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Hiệp Thanh.

Sản phẩm thức ăn chăn nuôi thủy sản đảm bảo chất lượng của Công ty Cổ phần Thủy sản Gentraco.

Công trình công nghệ ấp trứng cá chép tại Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.

Bể ươm cá giống của Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.

Phòng thí nghiệm dinh dưỡng thủy sản của Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ.

Cán bộ nghiên cứu của Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ kiểm tra chất lượng tôm giống.

Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ được xem là đơn vị mạnh hàng đầu trong cả nước về lĩnh vực thủy sản.
Ông Nguyễn Ngọc Trải, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Hiệp Thanh cho biết: “Công ty luôn xác định chiến lược duy trì sản xuất bằng việc ổn định nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra, đảm bảo đời sống của công nhân thông qua việc đầu tư, xây dựng hệ thống vùng nuôi cá tra khép kín”.
“Trong năm 2012, Tp. Cần Thơ tiếp tục đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng mạnh vào thị trường xuất khẩu, khai thác tốt thị trường nội địa. Chỉ đạo hợp tác sản xuất, sản xuất theo quy hoạch, áp dụng các quy trình, quy phạm tiên tiến, các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tiến tới ổn định sản xuất và tiêu thụ theo hướng phát triển bền vững”. (Ông Nguyễn Minh Thạnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP. Cần Thơ)
|
Ngoài con cá tra và tôm, thủy sản Cần Thơ đang hướng đến việc đa dạng hóa các đối tượng nuôi, hướng mạnh vào nuôi và sản xuất giống thủy sản với các đối tượng có giá trị kinh tế cao, đồng thời tập trung ưu tiên các đối tượng, sản phẩm chủ lực, các vùng sản xuất hàng hóa lớn. Từ đây, vùng nuôi của các doanh nghiệp từng bước được mở rộng, các tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy phạm thực hành nuôi thủy sản tốt đều được áp dụng cho vùng nuôi như: BMP, SQF1000, Global GAP, nuôi sinh thái, nuôi thân thiện môi trường... nhằm hướng đến tạo nguồn hàng đảm bảo an toàn, vệ sinh và chất lượng phục vụ nhu cầu xuất khẩu, từng bước nâng cao giá trị hàng hóa nông sản chế biến trên thị trường thế giới.
Ngành thủy sản Cần Thơ cũng được hưởng lợi từ những kết quả nghiên cứu của Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ. Đây được xem là đơn vị mạnh hàng đầu trong của cả nước về lĩnh vực thủy sản. Với đội ngũ cán bộ mạnh, phương tiện nghiên cứu như phòng thí nghiệm, trạm, trại ngày càng được trang bị hiện đại, đồng bộ, những năm qua, Khoa đã không ngừng đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và ứng dụng vào sản xuất, góp phần quan trọng vào phát triển nuôi trồng thủy sản không chỉ của Cần Thơ, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long mà còn của cả nước.
Với những tiềm năng và thành tựu trên đây, thủy sản Cần Thơ vẫn phải đứng trước một thách thức trong năm nay là vấn đề thị trường, nhất là khi thị trường Châu Âu chưa có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, điều này cũng mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp nếu biết biến khó khăn thành cơ hội phát triển. Hiện các mặt hàng thủy sản, đặc biệt là cá tra đang có lợi thế về giá thành hợp lí hơn so với thịt heo, thịt bò… và điều này phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng tại nhiều nước trên thế giới. Song để xuất khẩu hiệu quả, doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc mua nguyên liệu đầu vào, kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm, chi phí giá thành sản phẩm xuất khẩu hợp lí.
Ngành thủy sản Cần Thơ cũng được hưởng lợi từ những kết quả nghiên cứu của Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ. Đây được xem là đơn vị mạnh hàng đầu trong của cả nước về lĩnh vực thủy sản. Với đội ngũ cán bộ mạnh, phương tiện nghiên cứu như phòng thí nghiệm, trạm, trại ngày càng được trang bị hiện đại, đồng bộ, những năm qua, Khoa đã không ngừng đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và ứng dụng vào sản xuất, góp phần quan trọng vào phát triển nuôi trồng thủy sản không chỉ của Cần Thơ, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long mà còn của cả nước.
Với những tiềm năng và thành tựu trên đây, thủy sản Cần Thơ vẫn phải đứng trước một thách thức trong năm nay là vấn đề thị trường, nhất là khi thị trường Châu Âu chưa có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, điều này cũng mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp nếu biết biến khó khăn thành cơ hội phát triển. Hiện các mặt hàng thủy sản, đặc biệt là cá tra đang có lợi thế về giá thành hợp lí hơn so với thịt heo, thịt bò… và điều này phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng tại nhiều nước trên thế giới. Song để xuất khẩu hiệu quả, doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc mua nguyên liệu đầu vào, kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm, chi phí giá thành sản phẩm xuất khẩu hợp lí.

Một doanh nghiệp chế biến cá tra đáp ứng quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ xuất khẩu ở Cần Thơ.

Dây chuyền chế biến cá tra tại Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Hiệp Thanh.

Sản phẩm cá tra fillet xuất khẩu đem lại kim ngạch xuất khẩu đáng kể cho Tp. Cần Thơ.

Đóng gói cá tra fillet tại Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Hiệp Thanh.

Kho lạnh bảo quản sản phẩm thủy sản xuất khẩu.
Bà Lê Ngọc Diện, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản TP. Cần Thơ cho biết, sau việc sản phẩm cá tra của Việt Nam bị kiện bán phá giá (2001-2002), các đối tượng tham gia chuỗi giá trị của ngành hàng này đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề quản lí chất lượng nguyên liệu đầu vào cho chế biến. Từ năm 2003, ngành chức năng của Tp. Cần Thơ đã tuyên truyền, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp áp dụng nuôi cá tra theo tiêu chuẩn SQF 1000. Trong giai đoạn 2005-2006, Cần Thơ có 70ha vùng nuôi đạt một số tiêu chuẩn như BMP, SQF 1000... thì đầu năm 2012, trên địa bàn thành phố có trên 135ha nuôi cá tra theo các tiêu chuẩn Global GAP, SQF, BMP... Chính những DN có bề dày hoạt động với vùng nguyên liệu sẵn có sẽ nắm lợi thế hơn bằng kinh nghiệm quản lí và đội ngũ cán bộ được đào tạo bài bản để áp dụng các tiêu chuẩn trong nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu.
Về lâu dài, Tổng cục Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia sẽ tiến hành đàm phán với các tổ chức quốc tế để công nhận bộ tiêu chuẩn VietGAP, tạo điều kiện thuận lợi cho người nuôi và doanh nghiệp ổn định hoạt động sản xuất thủy sản, từng bước xây dựng thương hiệu và khẳng định vị thế của sản phẩm cá tra xuất khẩu trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, để chủ động được nguồn nguyên liệu thủy sản phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu, Tp. Cần Thơ sẽ tiếp tục tập trung phát triển các vùng nuôi thâm canh, mở rộng diện tích nuôi cá tra theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh như: Global GAP, SQF, BMP, ASC... Qua đó, tổ chức lại sản xuất theo hướng hình thành các liên kết sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kí kết hợp đồng bao tiêu với quy mô lớn./.
Thủy sản Việt Nam hiện chiếm 3,7% thị phần trên thế giới và 0,3% tổng kim ngạch của toàn thế giới. Thị trường xuất khẩu chính của thủy sản Việt Nam là Nhật Bản, Mỹ và EU với khoảng 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Ngoài ra, hàng thủy sản Việt Nam cũng đang bắt đầu thâm nhập vào thị trường mới phát triển như: Đông Âu, Trung Đông, châu Mỹ... |
Bài: Nguyễn Vũ Thành Đạt - Ảnh: Đặng Kim Phương