Tiềm năng địa phương

Thú nhồi bông Tam Hiệp

Từng nổi tiếng với nghề may truyền thống, xã Tam Hiệp (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) giờ lại được biết đến như “kinh đô” của sản phẩm thú nhồi bông. Sản phẩm của Tam Hiệp được bày bán ở khắp các con phố Hà Nội và các cửa hàng lưu niệm trên toàn miền Bắc.
Trong những năm gần đây, điều kiện sống cũng như nhu cầu tiêu dùng của người dân được cải thiện nên những mặt hàng lưu niệm, quà tặng ngày càng được chú trọng với sức tiêu thụ cao, trong đó có mặt hàng thú nhồi bông. Chính vì vậy, năm 1997, từ một cơ sở đầu tiên và duy nhất sản xuất thú nhồi bông đó là cơ sở Hoa Thái, đến nay toàn xã Tam Hiệp đã có hàng chục cơ sở sản xuất thú nhồi bông cung cấp cho thị trường hàng triệu sản phẩm thú nhồi bông mỗi năm.

Cơ sở sản xuất thú nhồi bông Hoa Thái là đơn vị đầu tiên đồng thời cũng là cơ sở có quy mô lớn nhất nhì trong xã với khu nhà xưởng rộng gần 3.000m2. Cơ sở tạo công ăn việc làm thường xuyên cho trên 20 lao động với mức lương bình quân 3 triệu đồng/người/tháng.



Vải nguyên liệu được chọn lọc thành từng loại trước khi sản xuất sản phẩm thú nhồi bông.


Bông là nguyên liệu chính không thể thiếu trong công đoạn làm thú nhồi.


Với đôi bàn tay kheo léo của mình, người dân Tam Hiệp tạo ra các sản phẩm thú nhồi bông được ưa chuộng trên thị trường.


Khâu kiểm tra cuối cùng các sản phẩm thú nhồi bông trước khi mang đóng gói bán ra thị trường.


Các mẫu thú sau khi nhồi bông xong được đem khâu lại.


Các sản phẩm thú nhồi bông thành phẩm tại làng nghề Tam Hiệp.


Cơ sở thú nhồi bông Hoa Thái, nơi có quy mô lớn và thu hút nhiều lao động tại địa phương ở Tam Hiệp.


Sản phẩm thú nhồi bông của làng nghề Tam Hiệp được trẻ em yêu thích bởi dựa trên nguyên mẫu
của những nhân vật hoạt hình nổi tiếng.

Hay như cơ sở “sinh sau đẻ muộn” sản xuất thú nhồi bông Hoa Thức cũng có một khu nhà xưởng rộng gần 2000 m2, với trên 10 lao động thường xuyên cùng một cửa hàng trưng bày thú nhồi bông duy nhất của xã. Ở cửa hàng trưng bày của cơ sở, hàng loạt các sản phẩm thú nhồi bông là những nhân vật hoạt hình được cập nhật mới nhất hiện nay như: Doraemon, gấu Pooh, mèo Oggy... khiến chúng tôi như lạc vào thế giới của thú nhồi bông.

Theo thống kê, hiện toàn xã Tam Hiệp có khoảng 11.000 người dân thì trong đó có 80% dân số tham gia làm nghề may gia công và sản xuất thú nhồi bông. Ngoài việc giải quyết việc làm cho lao động địa phương, nghề làm thú nhồi bông còn tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động từ các vùng lân cận.

Vừa qua, Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển thanh niên Hà Nội phối hợp với Trung tâm Khuyến nông và tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công thương Hà Nội) đã tổ chức “Lớp truyền nghề thú nhồi bông cho lao động trẻ trong xã Tam Hiệp”. Việc mở lớp học này sẽ giúp các học viên là con em trong xã được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp và có tay nghề để có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm của thị trường./.

Bài: Thảo Vy - Ảnh: Trịnh Văn Bộ

Quảng Ngãi nỗ lực chuyển đổi số ngành nông nghiệp

Quảng Ngãi nỗ lực chuyển đổi số ngành nông nghiệp

Xác định nông nghiệp là thế mạnh của nền kinh tế, Quảng Ngãi nỗ lực đẩy mạnh phát triển kinh tế số, chuyển đổi số nông nghiệp và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ ở các lĩnh vực như trồng trọt, thủy sản, chăn nuôi, lâm nghiệp…

Top