Triển lãm tư liệu “Không gian văn hóa ASEAN” là một sự kiện văn hóa đặc biệt được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 69 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kỷ niệm 47 năm thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và kỷ niệm 19 năm Việt Nam gia nhập ASEAN.
Phát biểu tại Lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch Vương Duy Biên chia sẻ, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á sau 47 năm phát triển (1967 - 2014) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ; từ tính chất một Hiệp hội đang chuyển sang Cộng đồng ASEAN, với ba trụ cột hợp tác về Chính trị - An ninh, Kinh tế và Văn hóa - Xã hội. Đây sẽ là một sự kiện nổi bật của khu vực Đông Nam Á trong năm 2015.
Việt Nam sau khi gia nhập ASEAN năm 1995 đã có những đóng góp tích cực thực hiện các mục tiêu xây dựng một ASEAN đoàn kết, phấn đấu vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.
Với những ý nghĩa đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Triển lãm nhằm giúp công chúng hiểu thêm những giá trị lịch sử, văn hóa và tự hào về dân tộc Việt Nam; đồng thời, có cái nhìn tổng quan về tiến trình hợp tác, liên kết của cả khu vực Đông Nam Á nhằm hướng tới một cộng đồng hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch Vương Duy Biên đọc diễn văn khai mạc Triển lãm Không gian Văn hóa ASEAN.
Du khách nước ngoài tham quan tìm hiểu về văn hóa các nước ASEAN tại Triển lãm.
Trống đồng, tháp đôi Petronas, chùa vàng, thuyền rồng và đầu sư tử mình cá... là những biểu tượng
đặc trưng của văn hóa các nước Việt Nam, Malaixia, Lào, Thái Lan và Singapore được trưng bày tại Triển lãm.
Các ấn phẩm giới thiệu chung về ASEAN.
Các ấn phẩm giới thiệu về Thái Lan.
Các ấn phẩm giới thiệu về Việt Nam.
Các ấn phẩm giới thiệu về Singapore.
Những công trình nghiên cứu về Biển Đông của Việt Nam cũng được giới thiệu tại Triển lãm.
Hình ảnh đền Angkor Wat của Campuchia.
Hình ảnh con người Indonesia.
Pho tượng đức thần Murugan khổng lồ đặc trưng của Malaysia.
Myanmar đặc trưng với các ngôi chùa vàng.
Quang cảnh thành phố Singapore hiện đại.
Một hình ảnh đặc trưng của điệu múa Thailand. |
«
Trụ cột Văn hóa - Xã hội (ASCC) với mục tiêu là phục vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ASEAN, tập trung xử lý các vấn đề liên quan đến bình đẳng và công bằng xã hội, bản sắc văn hóa, môi trường, tác động của toàn cầu hóa và cách mạng khoa học công nghệ.
» |
Với gần 1.000 tư liệu tiêu biểu, phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, thể loại và ngôn ngữ, Triển lãm tư liệu “Không gian Văn hóa ASEAN” đã giúp công chúng có một cái nhìn toàn diện và khái quát về không gian văn hóa ASEAN.
Triển lãm đặc biệt giới thiệu về quá trình hình thành của Cộng đồng ASEAN trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là văn hóa và ngoại giao, thông qua các hiện vật, hình ảnh về đất nước, con người và những nét văn hóa đặc sắc của các nước ASEAN.
Bà Nguyễn Thị Minh, cán bộ thuộc Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch cho biết, xem Triển lãm bà thấy ASEAN có nhiều nét tương đồng về văn hóa, trong đó có tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo.
Còn Thạc sĩ Phan Thị Hồng Xuân, giảng viên khoa Đông Phương học – Trường Đại Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đã tìm được tại Triển lãm này nhiều tư liệu quý giá cho công trình nghiên cứu của mình với đề tài: “Bản sắc văn hóa của cộng đồng người Ấn ở Malaysia”.
Bà Phan Thị Hồng Xuân cho biết, những di tích và di chỉ khảo cổ cho thấy, văn hóa Ấn đã xâm nhập vào các nước ASEAN vào cách đây khoảng 2.000 năm. Và chính những tài liệu giới thiệu tại Triển lãm lần này đã giúp bà có thể hình dung ra phần nào con đường truyền giáo của Ấn Độ giáo từ Ấn Độ vào các nước ASEAN.
Ngoài ra, Triễn lãm cũng là địa chỉ để người xem hiểu biết nhiều hơn về các nền văn hóa ASEAN. Bà Phạm Thị Hồng Xuân chia sẻ thêm, thông qua những tư liệu và hình ảnh trong Triển lãm, bà dự định sẽ đi du lịch đất nước Myanmar để tìm hiểu về một tộc người cổ dài độc đáo và kỳ lạ có tên là Kayan.
Có thể nói, Triển lãm “Không gian Văn hóa ASEAN” là một nhịp cầu văn hóa, nó giúp cho người dân ASEAN có cơ hội để hiểu nhau hơn và xích lại gần nhau hơn./.