Các nhà khoa học đã ghi nhận tài nguyên sinh vật của Vườn quốc gia
(VQG) Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận không chỉ phong phú và đa dạng về thành
phần sinh học mà còn mang nhiều yếu tố đặc hữu, quí hiếm có giá trị cao
cho nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen và các nguồn lợi kinh tế, nhất
là du lịch sinh thái.
Bên vách đá nhiều hình khối độc đáo là biển với những
rạn san hô tuyệt đẹp.
Vịnh Vĩnh Hy mang lại giá trị kinh tế và du lịch cho
Núi Chúa.
Cảnh đẹp độc đáo của vùng Núi Chúa.
Trẻ em vùng Núi Chúa.
Kỹ sư Phạm Văn Xiêm đang nghiên cứu và tìm kiếm những
loại san hô mới.
Cứu một chú rùa biển mắc cạn.
Những rạn san hô kỳ thú mà du khách có thể chiêm
ngưỡng từ con tàu du lịch đáy kính ở VQG Núi Chúa.
Cá thu vừa được ngư dân đánh bắt được ở cửa vịnh Vĩnh
Hy.
| Màu xanh giữa hoang
mạc Từ thành phố Phan Rang
chúng tôinbsp;theo hướng Tháp Chàm đi thăm Núi Chúa. Con đường có hơn 20
km nhưng chúng tôi đi khá lâu bởi gần như phải đi qua những con đường dốc
đứng ven những vách núi xen lẫn những cánh rừng lá thấp. Đặc điểm của rừng
khô hạn ở đây chính là các loại cây rừng có gai, thân cây nhiều hơn lá. Có
người ví rừng Núi Chúa giống như rừng bonsai vànbsp;vô số những cảnh núi
chồng núi, đá chồng đá suốt dọc đường đi. Chúng tôinbsp;đã nhiều lần dừng
lại chiêm ngưỡng những nét hoang sơ và kỳ thú của non nước Núi Chúa này.
Anh Phạm
Văn Xiêm, Trưởng phòng du lịch sinh thái và giáo dục môi trường của VQG,
người có 15 năm gắn bó với Núi Chúa đã cho chúng tôi biết: tỉnh Ninh Thuận
nằm ở cuối dãy Trường Sơn, được xem là “sa mạc khô hạn” của Việt Nam. VQG
Núi Chúa là điển hình cho sự khô hạn đó. Điều dễ nhìn thấy nhất là những
trảng xương rồng chạy dài và xuất hiện nhiều trên các triền đồi, núi ở hầu
hết các khu vực trong tỉnh và ven những con đường mòn; những cây rừng mọc
trên đá trơ thân nhưng đầy sức sống… Ở VQG Núi Chúa có một khu rừng toàn
là mai, vì đất ở đây khô cằn, nên mai rừng như mai bonsai, tới mùa Tết nở
vàng rực cả một góc núi. Loại mai rừng đặc trưng của vùng này là hồng mai,
màu không vàng mà hơi ửng đỏ, có những bông hoa có đến 13 cánh.
Vùng đa dạng sinh học Khu vực Núi Chúa là một khối núi có nhiều đỉnh ở các
độ cao khác nhau, mà đỉnh cao nhất là đỉnh Cô Tuy có độ cao 1.039m. Ngay
trung tâm VQG Núi Chúa có dãy núi cao mà người địa phương thường gọi: Núi
Chúa anh và Núi Chúa em với độ cao đều hơn 1.000 mét, tạo nên sự chênh
lệch nhiệt độ rất lớn so với vùng ven biển - một vùng ôn đới ngay giữa “sa
mạc”.
Núi Chúa
có hệ thực vật phong phú gồm 1.265 loài thực vật khác nhau, ngoài khả năng
cung cấp gỗ, có 390 loài dược liệu. Trên 100 loài thuộc nhóm cây làm cảnh
và nhiều loài có thể làm thức ăn. Núi Chúa có hệ động vật rừng rất đa dạng
với 306 loàinbsp;động vật có xương sống trongnbsp;đónbsp;có nhiều loài
được xếp là động vật quý hiếm như chà vá chân đen, gấu ngựa, beo lửa, báo
gấm...
Một chuyến đi biển Chúng tôinbsp;có một chuyếnnbsp;đi ra cửa vịnh Vĩnh
Hynbsp;để chụp ảnh các rạn san hô dưới biển. VQG Núi Chúa nhìn từ biển
vào thật hùng vĩ. Càng ra khơi, chúng tôi đã phải ngỡ ngàng khi bắt gặp
những vách núi dựng đứng giữa biển khơi. Mỗi vách núi một vẻ đẹp riêng và
nối liền với nhau. Có những vách núi các hòn đá chồng lên nhau... Đến mũi
Đá Vách, rạn san hô ở đây thật phong phú với khoảng 307 loài san hô cứng
tạo rạn thuộc 59 giống, 15 họ. Trong đó có 46 loài được ghi nhận là loài
mới ở Việt
Nam
. Hầu hết các dãy rạn san hô đều trong tình trạng khá
tốt với độ che phủ trung bình là 42,6%. Mũi Đá Vách kéo dài đến Hòn Chông,
chiều dài đường bờ khoảng 24,5 km và nơi có chiều rộng nhất 45 km, là nơi
phân bổ của nhiều loài sinh vật biển.
Chúng
tôinbsp;còn gặp cảnh những chiếc thuyền đánh cá thu ngay cửa vịnh Vĩnh
Hy. Hai chiếc thuyền kéo một dàn lưới rộng khoảng 1.000 m2. Mẻ lưới được kéo lên với khoảng 30 con cá
thu, cỡ từ 3 - 6 kg/con. Ngư dân ở đây cho biết: do vùng biển Vĩnh Hy có
hệ sinh thái tốt, nước ấm và sạch nên cá thu hay vào đây kiếm ăn và lưu
trú. Chính vì vậy nghề đánh cá thu ở Vĩnh Hy là nghề nổi tiếng nhất khu
vực ven biển miền Nam Trung Bộ.
Sau chuyến
đi thực địa ở Núi Chúa,nbsp;chúng tôi gặpnbsp;một con người đã say sưa
với vùngnbsp;núi này trong nhiềunbsp;năm,nbsp;đó lànbsp;ông Phó Chủ
tịch UBND tỉnh Ninh Thuận - Trần Xuân Hòa.nbsp;Ông nói với chúng tôi về
những hoài bão, ước mơ và kế hoạch trong tương lai khi khai thác một VQG
có nhiều tiềm năng, nhất là về mặt sinh thái: “Tôi ước mơ tại đây có một
thành phố trong rừng và rừng trong thành phố, một khu VQG dành cho khoa
học, cho môi trường và cho du khách quốc tế muốn về được thưởng thức những
khu rừng nguyên sinh, những động vật hoang dã, những bãi tắm tuyệt đẹp ven
những cánh rừng có những vách núi thẳng đứng cùng với những vườn san hô
đầy màu sắc. Tất nhiên, mọi dự án và mọi tính toán đềunbsp;phải giải đáp
cho bằng được bài toán bảo vệ khu rừng sinh thái độc đáo giữa vùng sa mạc
hóa này”.
Cửa vịnh Vĩnh Hy, nơi giàu hải
sản của vùng Núi Chúa.
| VQG Núi Chúa có
diện tích tự nhiên là 29.865 ha, gồm diện tích trên đất liền 22.513
ha, phần biển 7.352ha, với một quần thể núi nằm ven biển gọi chung
là Núi Chúa. Địa hình nơi đây bị chia cắt mạnh bởi khe suối, có độ
dốc lớn. Khí hậu nơi đây khô hạn nhất tỉnh Ninh Thuận và cả nước.
Lượng mưa trung bình năm dưới 800mm, mùa mưa đến chậm và rất ngắn
thường chỉ có 3 tháng mưa, bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng
11. Mùa khô hạn kéo dài tới tháng 9, trong đó có 4 tháng hạn và 2
tháng kiệt.
* VQG Núi Chúa mang
đặc trưng của một VQG ở vùng sa mạc khô hạn với những yếu tố đặc
hữu, quí hiếm, có giá trị cao cả về khoa học và du lịch sinh thái.
| nbsp;
Bài: Hữu
Thành - Ảnh: Kim Sơn, Minh Quốc, Văn
Xiêm |