10 năm qua, Ủy ban liên chính phủ ASEAN về quyền con người (AICHR) không chỉ bảo vệ con người mà còn có những đóng góp nhằm thúc đẩy cơ hội phát triển và đảm bảo hòa bình của khu vực.
Kể từ khi thành lập, AICHR có nhiệm vụ xây dựng các nỗ lực thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong khu vực thông qua giáo dục, giám sát, phổ biến các giá trị và tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế theo quy định của Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền.
Một số tiến bộ đã được thực hiện kể từ khi AICHR được thành lập như Tuyên bố Nhân quyền ASEAN được thông qua vào năm 2012. Các quốc gia thành viên ASEAN đã thông qua Đồng thuận ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động nhập cư năm 2016, cũng như Công ước ASEAN về buôn bán người (ACTIP) năm 2017. Tất cả những nỗ lực này nhằm thể hiện các tiêu chuẩn về quyền con người trong ASEAN.

Người dân tham gia cuộc thi chạy Sắc màu Manila, Philippines vào tháng 1 năm 2019. Ảnh: THX/ TTXVN

Người dân lấy nước tại Tây Sulawesi, Indonesia. Ảnh: THX/ TTXVN

Các tín đồ Hồi giáo cầu nguyện trong đêm đầu tiên của tháng lễ Ramadan tại đền thờ Istiqlal ở Jakarta, Indonesia ngày 5/5/2019. Ảnh: AFP/ TTXVN

Hơn 61 triệu cử tri Philippines đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 5 năm 2019. Ảnh: TTXVN

Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Đây là một tín ngưỡng bản địa thuần Việt tôn thờ nữ thần, người mẹ của thiên nhiên, thông qua hình ảnh Thánh Mẫu,
một vị thần tối cao có quyền năng sáng tạo, cai quản và phù trợ cho con người. Ảnh: VNP

Múa sênh tiền trong lễ hội Chữ Đồng Tử (Hưng Yên). Chữ Đồng Tử là một vị Thánh được dân gian tôn vinh là Tứ bất tử của người Việt. Ảnh: VNP |
Sắp tới AICHR sẽ đảm nhiệm vai trò là Ủy viên Hội đồng quyền con người của LHQ giai đoạn 2020-2022. Với vài trò này, AICHR có nhiều cơ hội quảng bá những thành tựu của ASEAN về quyền con người trong những năm vừa qua. Ông Phillips, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ (CSIS) nhận định: “Trong 10 năm qua, AICHR đã thúc đẩy thành công các công cụ khu vực như Tuyên bố nhân quyền ASEAN (AHRD) vào năm 2012, Kế hoạch tổng thể ASEAN đến năm 2025, Chính thống hóa các quyền của người khuyết tật năm 2018…”.
Mới đây, trong khuôn khổ các hoạt động của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 (AMM-52) tại Bangkok vừa tổ chức vào cuối tháng 7, Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN gặp đại diện AICHR. Các Bộ trưởng đã nghe báo cáo của đại diện AICHR về tình hình và kết quả hoạt động của AICHR thời gian qua, cho ý kiến chỉ đạo định hướng hoạt động của AICHR thời gian tới, trong đó có việc xây dựng Chương trình Ưu tiên 2020 và Kế hoạch công tác AICHR giai đoạn 2021-2025, đóng góp vào nỗ lực chung của ASEAN trong việc xây dựng một cộng đồng hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm.
Việc xây dựng cộng đồng ASEAN hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm được cụ thể hóa bằng các hoạt động thúc đẩy hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ nhóm yếu thế, tự do di chuyển không cần thị thực giữa các quốc gia ASEAN trong 15-30 ngày, tự do tìm kiếm việc làm thông qua các Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề nghiệp, được hỗ trợ lãnh sự khi gặp khó khăn ở các nước thứ ba nơi không có cơ quan đại diện ngoại giao của nước mình../.
- “Mọi chiến lược, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đều được xây dựng trên cơ sở lấy người dân làm trung tâm, hướng về người dân và phục vụ người dân”.
- “Việt Nam tham gia tích cực vào các diễn đàn liên quan đến quyền con người của Liên Hợp Quốc, ASEAN và các cơ chế khác. Tại các diễn đàn này, Việt Nam đã chủ động đưa ra và được cộng đồng quốc tế hoan nghênh các sáng kiến về quyền con người, đặc biệt về nội dung liên quan đến bảo đảm quyền phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, những người chịu tác động của biến đổi khí hậu…”.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh
|
Bài: VNP tổng hợp - Ảnh: VNP, TTXVN, AFP, THX