Tiềm năng địa phương

Làng đồ gỗ Hải Minh

Những sản phẩm đồ gỗ thủ công mỹ nghệ ở làng nghề Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đã vượt ra khỏi không gian làng quê, xuất khẩu sang Trung Quốc, Indonexia, Singapore...
Làng nghề gỗ Hải Minh, Nam Định từ lâu đã nổi tiếng với nghề sản xuất đồ gỗ thủ công mỹ nghệ. Trước kia, các sản phẩm đồ gỗ như bàn, tủ, sập, trường kỷ... Hiện nay, toàn xã có gần 200 cơ sở kinh doanh, sản xuất mặt hàng này. Đồ gỗ trở thành một lĩnh vực kinh tế mang lại sự đổi mới cho làng quê.

Đồ gỗ mỹ nghệ Hải Minh có nét độc đáo và sự khác biệt so với những đồ gỗ khác ở thị trường Việt Nam ở chất liệu gỗ. Những sản phẩm xuất xứ từ làng nghề này đều có chất liệu gỗ tự nhiên như gỗ gụ, gỗ trắc, gỗ hương, gỗ cẩm, gỗ mun...

Điều thú vị là những nghệ nhân trong làng từ người già, thanh niên, phụ nữ đến đều học nghề làm gỗ. Nhiều sinh viên là con em trong làng khi tốt nghiệp Đại học đã quay lại quê hương và gây dựng doanh nghiệp tại làng. Mỗi sản phẩm đồ gỗ là một  kiệt tác nghệ thuật được làm ra từ bàn tay tài hoa và tâm huyết của những nghệ nhân và người thợ giỏi.



Làng nghề đồ gỗ Hải Minh có nhiều người thợ có tay nghề cao trong lĩnh vực trạm khảm sản phẩm.


Các sản phẩm của làng nghề Hải Minh đều làm từ gỗ tự nhiên có chất lượng cao, bền đẹp với thời gian.


Nghệ nhân với sự tài hoa và sáng tạo đục, chạm các sản phẩm từ gỗ.


Lao động tại làng nghề đều là người trẻ đam mê với nghề.


Một số mẫu tranh gỗ được trạm khắc hoa văn tinh xảo.


Người thợ tại làng nghề Hải Minh có thu nhập khoảng 250 triệu/ năm.



Từ những vỏ trai, người thợ tạo hình để có chất liệu gắn lên các sản phẩm đồ gỗ.



Tạo hình các họa tiết từ vỏ trai sau đó được khảm lên gỗ, đây là một công đoạn sáng tạo đòi hỏi sự tỉ mỉ và tay nghề cao của người thợ.


Các họa tiết sau khi được tạo hình sẽ đem phân loại để tùy theo mục đích sử dụng vào từng tác phẩm của nghệ thuật.



Một công đoạn hoàn thành sản phẩm  khảm trai.



Niềm vui và sự say mê trong lao động của người thợ tại xưởng gỗ.


Hoàn thiện sản phẩm hoành phi.


Những âm thanh của đục, trạm, khắc luôn sôi động trong quá trình làm việc của người thợ tại các xưởng đồ gỗ.


Người thợ đang hoàn thiện sản phẩm bàn gỗ.



Không gian trưng bày sản phẩm của đồ gỗ mỹ nghệ Huy Hùng, xóm 10, hợp tác xã Tân Tiến.

Anh Phạm Cường, chủ cơ sở đồ gỗ Đức Cường cho biết, để đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng, đồ gỗ mỹ nghệ Hải Minh đã có nhiều sự cải tiến và luôn đổi mới mẫu mã. Sản phẩm có sự giao thoa khéo léo giữa phong cách truyền thống và phong cách hiện đại để phù hợp với không gian và sở thích của từng gia đình, khách sạn, quán ăn, resort...tạo nên không gian sống nhẹ nhàng, gần gũi nhưng sang trọng và hấp dẫn.

Đi vào từng cơ sở sản xuất đồ gỗ tại Hải Minh như đồ gỗ Ngọc Văn, Toàn Năng, HTX Tân Tiến, Huy Hùng… chúng tôi đều nhận thấy nét chung ở những sản phẩm rất công phu và chau chuốt từng đường nét chạm, trổ. Ông Ngọc Văn là chủ của 2 xưởng sản xuất gỗ Ngọc Văn tự hào nói rằng: "Sản phẩm đồ gỗ từ làng nghề Hải Minh được làm ra từ những người thợ giỏi, họ đã thổi hồn từ những miếng gỗ sần sùi thành những sản phẩm có thần thái và luôn phù hợp với từng ngôi nhà người Việt".

Với sự chuyên cần và tình yêu với các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ, làng nghề Hải Minh đã phát triển không ngừng. Đặc biệt hơn, chính quyền địa phương rất ủng hộ và tạo điều kiện hỗ trợ làng nghề phát triển.  Ông Nguyễn Xuân Rỵ, Chủ tịch xã Hải Minh cho biết: "Xã đã kết hợp với Trường  cao đẳng Công nghiệp tỉnh Nam Định tổ chức nhiều  lớp học hệ Sơ cấp, nghề mộc mỹ nghệ và điêu khắc gỗ cho bà con  giúp người lao động địa phương nâng cao năng lực  làm nghề, sáng tạo nhiều sản phẩm có chất lượng đưa thương hiệu đồ gỗ Hải Minh xuất khẩu ngày một nhiều. Hiện nay doanh thu của cả làng nghề khoảng 40 tỷ một năm".
Bài: Bích Vân -  Ảnh: Thanh Giang


Top