Tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (số 1 Nguyễn Tất Thành, phường 12, quận 4) đang diễn ra triển lãm “Hình ảnh và hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các tác phẩm điện ảnh”. Hoạt động này do Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Nhà Văn hoá Điện ảnh tại TP.HCM thực hiện nhân dịp kỉ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1980-19.5.2021), 110 ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (05.6.1911-05.6.2021) và 67 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07.5.1954-07.5.2021).
Triển lãm giới thiệu đến công chúng 140 bức ảnh, áp-phích phim, ảnh tư liệu... về cuộc đời hoạt động Cách mạng của Bác được Viện Phim Việt Nam dày công sưu tầm và lưu giữ cẩn thận. Ba chủ đề chính được giới thiệu tại triển lãm, gồm: Tìm đường; Hồ Chí Minh - vị cha già của dân tộc Việt Nam giai đoạn (1946-1969); Chủ tịch Hồ Chí Minh với điện ảnh Cách mạng Việt Nam. Trong đó, nhiều hình ảnh quý được trích từ các phim tài liệu có từ hơn 70 năm trước (phim Ngày Độc lập 02.9.1945); Hình ảnh về hoạt động Cách mạng của Bác Hồ ở nhiều địa điểm, gắn với nhiều sự kiện quan trọng của đất nước thông qua các tài liệu, phim thời sự, phim tài liệu, như: Hồ Chủ tịch ở Việt Bắc, Chiến thắng Điện Biên Phủ, Bác Hồ sống mãi trong lòng miền Nam...
Triển lãm “Hình ảnh và hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các tác phẩm điện ảnh"
được tổ chức tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh.
Hướng dẫn viên thuyết trình với khách tham quan nội dung các tác phẩm trưng bày tại triển lãm.
Triển lãm giới thiệu đến công chúng 140 bức ảnh, áp-phích phim, ảnh tư liệu...
về cuộc đời hoạt động Cách mạng của Bác được Viện Phim Việt Nam dày công sưu tầm và lưu giữ.
|
Đặc biệt, triển lãm có giới thiệu một số hình ảnh tư liệu về sự quan tâm của Bác dành cho nền điện ảnh nước nhà, đồng thời giới thiệu về các phim truyện mà các nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam đã thực hiện dựa trên những cảm nhận từ hình tượng của Bác, như: Vượt qua Bến Thượng Hải, Thầu Chín ở Xiêm, Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông... Ngoài ra, Triển lãm còn giới thiệu bộ sưu tập một số áp-phích phim về Bác Hồ: Nguyễn Ái Quốc đến với Lê Nin, Đường về Tổ quốc, Nhìn ra biển cả... Đây đều là những hình ảnh, tư liệu độc đáo, sinh động và được lưu giữ cẩn thận.
Thông qua những hình ảnh, tài liệu cùng những thước phim quý giá này, hình ảnh và hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần nữa hiện lên sinh động khi gắn với nhiều hoạt động, sự kiện, giai đoạn lịch sử khác nhau, khơi gợi những cảm xúc và tình yêu, sự tôn kính dành cho Vị cha già kính yêu của dân tộc, là những tài liệu học tập, nghiên cứu vô cùng bổ ích cho các em học sinh, sinh viên.
Triển lãm sẽ diễn ra đến ngày 24.5.2021./.
Sinh hoạt của Bác Hồ ở Việt Bắc. (Tư liệu chưa dựng thành tác phẩm, phim quay năm 1952).
Thời sự đặc biệt- tháng 5/1957: Hoan nghênh Chủ tịch Voroshilov sang thăm Việt Nam. (Xưởng Phim Việt Nam sản xuất năm 1957).
Thiếu nhi trong Phủ Chủ Tịch.(Xưởng Phim Tài liệu sản xuất năm 1963).
Chiến thắng Điện Biên Phủ.(Xưởng phim Quân đội Nhân dân sản xuất năm 1964).
Tiếng hát át tiếng bom. (Xưởng Phim Thời sự Tài liệu sản xuất năm 1971).
Nhuyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.(Xưởng phim tài liệu Trung ương sản xuất năm 1975).
Ngày Độc lập 02-9-1945. (Xưởng Phim Thời sự Tài liệu Trung ương sản xuất năm 1975).
Nguyễn Ái Quốc đến với Lênin.(Xí nghiệp Phim Thời sự Tài liệu Trung ương sản xuất năm 1979).
Đại hội Đảng – Những mốc lịch sử.(Xưởng phim Quân đội Nhân dân & Viện Tư liệu Phim Việt Nam sản xuất năm 1989).
Hồ Chí Minh – Chân dung một con người. (Hãng Phim Ngọc Khánh sản xuất năm 1990).
Bác đi chiến dịch. (Xưởng phim Quân đội Nhân dân sản xuất năm 1991).
Bộ đội Cụ Hồ. (Điện ảnh Quân đội Nhân dân sản xuất năm 1994).
Bác Hồ với nông dân.(Hãng Phim Tài liệu Khoa học Trung ương sản xuất năm 2000).
Hồ Chí Minh - Cội nguồn cảm hứng sáng tạo. (Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu sản xuất năm 2011).
Nghệ sĩ Nhân dân Bùi Bài Bình thề hiện hình tượng Bác Hồ trong phim “Nhà tiên tri”.
Nghệ sĩ Ưu tú Trần Lực thể hiện hình tượng lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong phim “Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông”.
Nghệ Sĩ Ưu tú Tiến Hợi thể hiện hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phim “Hà Nội mùa đông năm 46”.
|
Bài: Sơn Nghĩa, Ảnh: Nguyễn Luân