PGS.TS Nguyễn Văn Thạch, Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, được giới y học Việt Nam tôn vinh là người có “đôi tay vàng” trong lĩnh vực phẫu thuật cột sống và là người tiên phong xây dựng nên Khoa Phẫu thuật Cột sống của Bệnh viện Việt Đức.
Hàng ngày, giờ làm việc của PGS Nguyễn Văn Thạch tại Khoa Phẫu thuật Cột sống của Bệnh viện Việt Đức bắt đầu từ 6h45. Buổi sáng, ông thường cùng với khoảng hơn 10 bác sỹ của Khoa đi thăm khám và trực tiếp chẩn đoán những ca bệnh nặng. Thạc sỹ Đinh Ngọc Sơn, bác sỹ của Khoa Phẫu thuật Cột sống cho tâm sự: “Với những bác sỹ trẻ như chúng tôi, được theo chân PGS Thạch để học hỏi kinh nghiệm chẩn đoán bệnh và được PGS truyền nghề là quý báu lắm”.
Hôm chúng tôi đến tình cờ đúng lúc PGS Nguyễn Văn Thạch và các bác sĩ của Khoa Phẫu thuật Cột sống đang có buổi hội chẩn trực tuyến với các GS đầu ngành của Mỹ và Hàn Quốc để chẩn đoán một trường hợp bệnh nhân bị chấn thương cột sống hiếm gặp trên thế giới. Tại phiên hội chẩn trực tuyến này, những ý kiến của PGS Thạch được các đồng nghiệp ở Mỹ đánh giá cao về phương pháp điều trị. Được biết, hàng tuần, Khoa Phẫu thuật Cột sống do ông phụ trách có hai cuộc hội chẩn trực tuyến với các GS hàng đầu của Mỹ và Hàn Quốc để trao đổi về phương pháp điều trị cho các ca chấn thương cột sống nghiêm trọng của mỗi nước.
Hôm chúng tôi đến tình cờ đúng lúc PGS Nguyễn Văn Thạch và các bác sĩ của Khoa Phẫu thuật Cột sống đang có buổi hội chẩn trực tuyến với các GS đầu ngành của Mỹ và Hàn Quốc để chẩn đoán một trường hợp bệnh nhân bị chấn thương cột sống hiếm gặp trên thế giới. Tại phiên hội chẩn trực tuyến này, những ý kiến của PGS Thạch được các đồng nghiệp ở Mỹ đánh giá cao về phương pháp điều trị. Được biết, hàng tuần, Khoa Phẫu thuật Cột sống do ông phụ trách có hai cuộc hội chẩn trực tuyến với các GS hàng đầu của Mỹ và Hàn Quốc để trao đổi về phương pháp điều trị cho các ca chấn thương cột sống nghiêm trọng của mỗi nước.
PGS.TS Nguyễn Văn Thạch - "đôi tay vàng" của ngành phẫu thuật cột sống Việt Nam. Buổi chẩn đoán trực tuyến giữa PGS.TS Nguyễn Văn Thạch vói các Giáo sư hàng đầu của Mỹ và Hàn Quốc. |
« PGS.TS Nguyễn Văn Thạch đã ứng dụng thành công nhiều phương pháp chữa bệnh tiên tiến như: điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống bằng sóng cao tần, tạo hình đốt sống bằng bơm xi măng sinh học có bóng cho bệnh nhân bị xẹp đốt sống do loãng xương.... Đặc biệt, năm 2012, ông là người đầu tiên ở Đông Nam Á ứng dụng thành công robot định vị chính xác trong phẫu thuật cột sống. »
|
Tranh thủ khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn ngủi để chuẩn bị cho một ca phẫu thuật mới, PGS Nguyễn Văn Thạch mới có điều kiện trao đổi nhanh với chúng tôi về chuyện nghề, chuyện đời. Ông tâm sự, con đường đến với ngành phẫu thuật cột sống của mình như duyên trời định. Năm 1988, ông được Nhà nước cử đi đào tạo tiến sỹ ở Đức về lĩnh vực y tế. Trong lúc đang phân vân trước sự mênh mông bể học của ngành y thì ông may mắn gặp được ba người thầy là GS Prof, GS Arnol và GS Schweltick. Họ đều là những chuyên gia hàng đầu nước Đức về lĩnh vực phẫu thuật cột sống. Ba người thầy này đã định hướng, giúp đỡ và truyền nghề cho ông trong thời gian ông du học ở phương Tây.
Trong câu chuyện của mình, PGS Nguyễn Văn Thạch luôn nhắc đến cố GS Tôn Thất Bách với lòng kính trọng như một người thầy lớn. Bởi như lời ông kể, vào những năm 90 của thế kỷ trước, ở Việt Nam, các bệnh về cột sống hầu như chưa có phương pháp điều trị riêng nên đều phải xếp chung vào Khoa Chấn thương Chỉnh hình. Vì vậy, khi về công tác ở Bệnh viện Việt – Đức, GS Tôn Thất Bách có nói với ông: “Chú xem phẫu thuật cột sống có thể phát triển thành một khoa riêng để điều trị cho bệnh nhân được không?”.
Lời gợi ý của GS Tôn Thất Bách làm ông trăn trở nhiều. Thế rồi một sự kiện trở thành bước ngoặt trong cuộc đời của PGS Nguyễn Văn Thạch, đó là vào năm 2004 ông gặp trường hợp chị Nguyễn Thị Ánh quê ở Thanh Hóa bị vẹo cột sống do bẩm sinh đến 110 độ. Đây là một trường hợp bị vẹo cột sống rất hiếm gặp trong lịch sử y học thế giới, bởi độ vẹo quá lớn, lên tới 110 độ, tức cột sống của bệnh nhân không thẳng như bình thường mà cong gần như vuông góc. Từ những kiến thức đã tích lũy cộng với sự động viên của GS Tôn Thất Bách, ông và các cộng sự đã quyết định dùng phương pháp phẫu thuật để chữa trị cho bệnh nhân này.
Sau 10 tiếng phẫu thuật căng thẳng, ca mổ thành công mỹ mãn. Sau khi mổ, bệnh nhân đã phục hồi hoàn toàn thể lực và cột sống được nắn thẳng như người bình thường, không những thế còn giúp cho Nguyễn Thị Ánh cao thêm 8 phân so với thời điểm chưa phẫu thuật. Từ thành công này, cộng với nỗ lực của bản thân về vấn đề đào tạo nhân sự, đến năm 2007, Khoa Phẫu thuật Cột sống của Bệnh viện Việt Đức chính thức ra đời và nhanh chóng trở thành địa chỉ tin cậy cho các bệnh nhân bị các vấn đề về cột sống ở Việt Nam.
Trong câu chuyện của mình, PGS Nguyễn Văn Thạch luôn nhắc đến cố GS Tôn Thất Bách với lòng kính trọng như một người thầy lớn. Bởi như lời ông kể, vào những năm 90 của thế kỷ trước, ở Việt Nam, các bệnh về cột sống hầu như chưa có phương pháp điều trị riêng nên đều phải xếp chung vào Khoa Chấn thương Chỉnh hình. Vì vậy, khi về công tác ở Bệnh viện Việt – Đức, GS Tôn Thất Bách có nói với ông: “Chú xem phẫu thuật cột sống có thể phát triển thành một khoa riêng để điều trị cho bệnh nhân được không?”.
Lời gợi ý của GS Tôn Thất Bách làm ông trăn trở nhiều. Thế rồi một sự kiện trở thành bước ngoặt trong cuộc đời của PGS Nguyễn Văn Thạch, đó là vào năm 2004 ông gặp trường hợp chị Nguyễn Thị Ánh quê ở Thanh Hóa bị vẹo cột sống do bẩm sinh đến 110 độ. Đây là một trường hợp bị vẹo cột sống rất hiếm gặp trong lịch sử y học thế giới, bởi độ vẹo quá lớn, lên tới 110 độ, tức cột sống của bệnh nhân không thẳng như bình thường mà cong gần như vuông góc. Từ những kiến thức đã tích lũy cộng với sự động viên của GS Tôn Thất Bách, ông và các cộng sự đã quyết định dùng phương pháp phẫu thuật để chữa trị cho bệnh nhân này.
Sau 10 tiếng phẫu thuật căng thẳng, ca mổ thành công mỹ mãn. Sau khi mổ, bệnh nhân đã phục hồi hoàn toàn thể lực và cột sống được nắn thẳng như người bình thường, không những thế còn giúp cho Nguyễn Thị Ánh cao thêm 8 phân so với thời điểm chưa phẫu thuật. Từ thành công này, cộng với nỗ lực của bản thân về vấn đề đào tạo nhân sự, đến năm 2007, Khoa Phẫu thuật Cột sống của Bệnh viện Việt Đức chính thức ra đời và nhanh chóng trở thành địa chỉ tin cậy cho các bệnh nhân bị các vấn đề về cột sống ở Việt Nam.
PGS.TS Nguyễn Văn Thạch được giới y khoa tôn vinh là người có "đôi tay vàng" trong lĩnh vực phẫu thuật cột sống ở Việt Nam. Vào 7h sáng hàng ngày, PGS.TS Nguyễn Văn Thạch chủ trì buổi họp giao ban chuyên môn với các bác sỹ Khoa Phẫu thuật Cột sống. Sau đó ông trực tiếp đi thăm khám cho các bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện. Ngoài việc thăm khám cho bệnh nhân, ông còn truyền lại kinh nghiệm cho các bác sỹ trẻ. PGS.TS Nguyễn Văn Thạch cùng các cộng sự ở Khoa Phẫu thuật Cột sống chẩn đoán một trường hợp bị tổn thương cột sống qua phim. Phương pháp phẫu thuật nội soi thoát vị đĩa đệm được PGS.TS Nguyễn Văn Thạch đưa vào chữa trị mang lại hiệu quả cao. PGS.TS Nguyễn Văn Thạch trực tiếp chỉ huy và mổ chính các trường hợp bị chấn thương cột sống nghiêm trọng. |
Theo lời đề nghị của chúng tôi, PGS Nguyễn Văn Thạch và Ban Giám đốc Bệnh viện Việt Đức đã đồng ý để chúng tôi được mục sở thị một ca mổ nội soi cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm do ông và các công sự tiến hành. Trong suốt quá trình mổ, ông không chỉ thể hiện sự thuần thục qua từng động tác phẫu thuật mà còn thường xuyên ân cần trò chuyện, hỏi han người bệnh về gia đình, cuộc sống. Hình như ông đang muốn tạo niềm tin và truyền thêm sức mạnh cho bệnh nhân của mình, giúp họ vượt qua ca mổ đầy căng thẳng.
Trong phòng thay đồ sau ca mổ, đưa tay gạt những giọt mồ hôi trên trán, PGS Nguyễn Văn Thạch bảo rằng: “Mỗi ca mổ là một tình huống khác nhau. Mình là đầu tàu của cả kíp mổ, nếu không tạo niềm tin cho tất cả mọi người, kể cả bệnh nhân thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn”.
Được biết, mỗi ngày, PGS Nguyễn Văn Thạch thường trực tiếp tiến hành từ 4 – 6 ca mổ. Ngoài thời gian làm việc ở bệnh viện, ông còn tham gia giảng dạy ở Khoa sau Đại học của Đại học Y Hà Nội. Nói về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, ông quan niệm rằng, một bác sĩ giỏi cũng chỉ chữa được cho một người bệnh, còn đào tạo được 5 hay 10 bác sĩ thì sẽ có thêm 5 đến 10 người dân được chữa khỏi bệnh. Chính vì thế mà PGS Nguyễn Văn Thạch đã đào tạo được nhiều thế hệ bác sĩ trẻ trưởng thành, góp phần đưa Khoa Phẫu thuật Cột sống của Bệnh viện Việt Đức trở thành trung tâm phẫu thuật cột sống hàng đầu của Việt Nam. Với những đóng góp lớn cho ngành y, PGS Nguyễn Văn Thạch đã vinh dự được Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý như: Thầy thuốc Nhân dân, Huân chương Lao động hạng Nhì, hạng Ba và Danh hiệu đột phá vì cộng đồng trong chương trình “Vinh quang Việt Nam” lần thứ 11 do Báo Lao Động và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức năm 2014.../.
Bài: Thông Thiện - Ảnh: Tất Sơn
Bài: Thông Thiện - Ảnh: Tất Sơn